spot_img
HomeGiáo dục - Đào tạoTải ngay mẫu biên bản xét hạnh kiểm học sinh THCS, THPT...

Tải ngay mẫu biên bản xét hạnh kiểm học sinh THCS, THPT…

Việc đánh giá hạnh kiểm học sinh luôn được nhà trường chú tâm, và biên bản xét hạnh kiểm học sinh chính là văn bản được dùng trong việc đánh giá học sinh. Tìm hiểu ngay về biên bản đánh giá học sinh và các thông tin liên quan trong bài viết dưới đây nhé!

Biên bản xếp hạnh kiểm học sinh có thể được hiểu như thế nào?

Biên bản xếp loại hạnh kiểm học sinh là một biểu mẫu phổ biến được sử dụng trong các trường học. Nó thường được lập vào cuối mỗi kỳ học hoặc năm học, biên bản xếp hạnh kiểm học sinh ghi lại quá trình họp đánh giá học sinh của giáo viên để đưa ra xếp loại cuối cùng cho học sinh. Đánh giá hạnh kiểm học sinh dựa trên các yếu tố như thái độ, hành vi đạo đức, cách ứng xử với thầy cô và bạn bè, ý thức phấn đấu trong học tập, và kết quả tham gia vào các hoạt động lao động, tập thể của lớp, trường và xã hội.

Mẫu biên bản xét hạnh kiểm học sinh

Tải mẫu biên bản xét hạnh kiểm học sinh tại Maudon.net.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

PHÒNG GD&ĐT ……………..
TRƯỜNG …………

Số:.... /BB-LỚP…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----o0o----

 

BIÊN BẢN
Về việc xét hạnh kiểm học kì …, năm học 20…-20…

Thời gian: bắt đầu lúc... giờ ...phút, ngày ...tháng ...năm 20………………………..;

Địa điểm: Tại phòng học số , trường …………………………………..…...….…..;

Thành phần tham dự:

Ông (bà):……………………………….…… Giáo viên chủ nhiệm lớp – Chủ tọa;

Ông (bà):………………………………..……….Lớp trưởng lớp……………………

Ông (bà):…………………………………….Lớp phó học tập-Thư kí.

Nội dung:

1. Giáo viên chủ nhiệm thông qua Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT, .... ngày ... tháng ......năm 20.......của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

2. Học sinh thông qua bản tự đánh giá hạnh kiểm học kì …, năm học 20…-20… của cá nhân;

3. Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn tập thể đóng góp ý kiến và thống nhất xếp loại hạnh kiểm học kì II và cả năm của từng thành viên trong lớp. Kết quả:

Học kì I:

Loại tốt:……………. .HS, tỉ lệ:…..%

Loại Khá:…………….HS, tỉ lệ:…..%

Loại Trung bình:……..HS, tỉ lệ:…..%

Loại Yếu:…………….HS, tỉ lệ:…..%

Cả năm:

Loại tốt:……………. .HS, tỉ lệ:…..%

Loại Khá:…………….HS, tỉ lệ:…..%

Loại Trung bình:……..HS, tỉ lệ:…..%

Loại Yếu:…………….HS, tỉ lệ:…..%

Kết quả cụ thể từng thành viên trong lớp (có danh sách đính kèm).

Biên bản kết thúc lúc giờ phút cùng ngày;

THƯ KÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)

CHỦ TỌA
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Quy định hiện nay về việc xếp hạnh kiểm học sinh

Theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, việc xếp loại hạnh kiểm của học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông được thực hiện theo các tiêu chí sau:

Để được xếp loại hạnh kiểm tốt, học sinh cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; ra sức tham gia đấu tranh, tố giác chống lại các hành vi tiêu cực, phòng chống tội phạm, bài trừ các tệ nạn xã hội.;
  • Luôn có thái độ kính trọng thầy cô giáo và người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; luôn đoàn kết, được bạn bè tin yêu trong việc xây dựng tập thể;
  • Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị và khiêm tốn; chăm lo và giúp đỡ gia đình;
  • Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên và trung thực trong cuộc sống cũng như trong học tập;
  • Ra sức tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh tốt và chung tay bảo vệ môi trường;
  • Tham gia đầy đủ và tích cực các hoạt động giáo dục và các hoạt động do nhà trường tổ chức, bao gồm các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
  • Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức và lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân;

Hiện nay, Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT. Theo Thông tư này, quy định về đánh giá hạnh kiểm của học sinh đã được bãi bỏ và thay thế bằng việc đánh giá kết quả rèn luyện. Giáo viên sẽ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh dựa trên các tiêu chí về phẩm chất và năng lực chung, tương ứng với các mức độ yêu cầu của từng môn học và cấp học, theo quy định trong Chương trình tổng thể.

Đồng thời, giáo viên cũng xem xét các yêu cầu cụ thể về năng lực đặc thù được quy định trong Chương trình môn học của Chương trình giáo dục phổ thông. Quá trình đánh giá kết quả rèn luyện bao gồm:

  • Giáo viên tự nhận xét và đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, những ưu điểm nổi bật và những hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học;
  • Giáo viên tham khảo nhận xét và đánh giá của các giáo viên môn học khác, thu thập thông tin phản hồi từ cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, và hướng dẫn học sinh tự nhận xét về quá trình rèn luyện của mình;

Tiêu chí đánh giá xếp loại học sinh theo quy định mới nhất

Đối với các khối lớp 6, 7, 8, 10, 11

Tiêu chí đánh giá và xếp loại học sinh theo các mức như sau:

  • Tốt: Đáp ứng tốt các yêu cầu cần đạt về phẩm chất theo quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật;
  • Khá: Đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất theo quy định trong Chương trình học có biểu hiện tốt, tiến tiến nhưng chưa đến mức giỏi, không quá nổi bật;
  • Đạt: Đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất theo quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông;
  • Chưa tốt: Chưa đáp ứng được các yêu cầu cần đạt về phẩm chất theo quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông;

Đối với các khối lớp 9, 12

Quy định về xếp loại hạnh kiểm sẽ theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT nhưng được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT, cụ thể các mức xếp hạnh kiểm sẽ dựa vào các tiêu chí sau:

Đối với mức hạnh kiểm tốt

  • Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy của nhà trường, tuân thủ luật pháp và các quy định về an ninh, an toàn giao thông; tích cực tham gia phòng chống các hành vi tiêu cực, tội phạm và tệ nạn xã hội;
  • Luôn kính trọng thầy cô giáo và người lớn tuổi; yêu thương, giúp đỡ các em nhỏ hơn; có tinh thần xây dựng tập thể, đoàn kết, được bạn bè tin tưởng và yêu mến;
  • Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; quan tâm giúp đỡ gia đình;
  • Hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên và trung thực trong cuộc sống và học tập;
  • Tích cực rèn luyện sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường;
  • Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục và các chương trình do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
  • Có lối sống và hành vi đúng đắn, đáng được tuyên dương, tuân thủ đúng theo các bài học của môn Giáo dục công dân;

Đối với mức hạnh kiểm khá: Thực hiện các quy định nêu trên nhưng chưa đạt đến mức tốt; vẫn còn thiếu sót nhưng đã kịp thời sửa chữa sau khi được thầy cô và bạn bè góp ý.

Tiêu chí đánh giá, xét hạnh kiểm học sinh

Đối với mức hạnh kiểm trung bình: Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định nhưng không nghiêm trọng; đã tiếp thu và sửa chữa sau khi được nhắc nhở và giáo dục, tuy nhiên tiến bộ còn chậm.

Đối với mức hạnh kiểm yếu: Không đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau:

  • Sai phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần trong việc thực hiện các quy định; đã được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;
  • Có thái độ không đúng, vô lễ, cư xử không phải phép đối với giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học hoặc người khác;
  • Có hành vi không chấp hành quy định thi cử, gian lận trong thi, học tập;
  • Đánh nhau, gây rối trật tự trong trường học hoặc ngoài xã hội; không chấp hành luật an toàn giao thông, gây ra tai nạn ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng người khác;

Các câu hỏi liên quan đến biên bản xét hạnh kiểm học sinh

1. Biên bản xét hạnh kiểm học sinh là gì?

Biên bản xếp loại hạnh kiểm học sinh là một biểu mẫu phổ biến được sử dụng trong các trường học. Nó thường được lập vào cuối mỗi kỳ học hoặc năm học, biên bản xếp hạnh kiểm học sinh ghi lại quá trình họp đánh giá học sinh của giáo viên để đưa ra xếp loại cuối cùng cho học sinh.

2. Có mấy mức xếp loại hạnh kiểm học sinh?

Theo thông tư mới nhất được ban hành, đối với khối lớp 6, 7, 8, 10, 11 thì có 4 mức là: Tốt, Khá, Đạt, Chưa tốt. Còn đối với khối 9, 12 thì có các mức: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.

3. Học sinh vi phạm nhưng không nghiêm trọng thì bị xếp loại gì?

Nếu trong trường hợp học sinh vi phạm, có hành vi không đúng nhưng đây chỉ là lần đầu và hậu quả không quá nghiêm trọng thì có thể sẽ được xếp mức hạnh kiểm Trung bình, tuy nhiên nếu có hành vi sửa đổi, hối lỗi có sự thay đổi rõ rệt trong năm học thì có thể được giáo viên cân nhắc đánh giá mức Khá.

Ở bài viết trên, Maudon.net đã cùng các bạn tìm hiểu về mẫu biên bản xét hạnh kiểm học sinh và các thông tin liên quan có ích giúp các bạn hiểu rõ hơn, có cái nhìn tổng quan hơn. Nếu như bạn đang băn khoăn, hoặc có thắc mắc về mẫu đơn nào thì hãy liên hệ ngay với maudon.net để được tư vấn tận tình nhất nhé!

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?