spot_img
HomeBiểu mẫuTổng hợp các loại hợp đồng đào tạo nghề - Mới nhất!

Tổng hợp các loại hợp đồng đào tạo nghề – Mới nhất!

Bài viết dưới đây maudon.net sẽ cùng các bạn tìm hiểu tổng hợp các loại hợp đồng đào tạo nghề, các điều khoản pháp lý, các điều cần lưu ý,… mà bạn nên chú ý trước khi ký kết bất cứ loại hợp đồng đào tạo nghề nào. Bắt đầu ngay nhé!

Hợp đồng đào tạo nghề là gì?

Hợp đồng đào tạo nghề là hình thức pháp lý thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa người học nghề và cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc doanh nghiệp. Theo Luật Giáo dục Nghề nghiệp năm 2014, hợp đồng đào tạo là sự thỏa thuận giữa các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ trong việc đào tạo nghề.

Hợp đồng đào tạo nghề là gì?

Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định rằng các cam kết về quyền và nghĩa vụ giữa người học nghề và doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo nghề được gọi là hợp đồng đào tạo nghề.

Cụ thể:

Căn cứ theo luật Giáo dục Nghề nghiệp năm 2014, hợp đồng đào tạo nghề là thoả thuận bằng lời nói hoặc văn bản giữa người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học về các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc tham gia các chương trình đào tạo nghề. Hợp đồng này áp dụng cả trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp.

Bộ luật Lao động năm 2019: Định nghĩa hợp đồng đào tạo nghề là cam kết giữa người học nghề và doanh nghiệp về các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc đào tạo nghề.

Mẫu hợp đồng đào tạo nghề chuẩn xác nhất – mới nhất!!

Tải mẫu hợp đồng đào tạo nghề tại maudon.net.

>>> TẢI MIỄN PHÍ

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO

Số: _____________

Hợp Đồng này được lập và ký ngày …tháng…năm…..giữa:

Người sử dụng lao động: [Tên đăng ký]

Trụ sở chính: […]

GCNĐKKD số: […] Được cấp bởi: […]

Điện thoại: […]Fax: […]

Đại diện bởi: […] Chức vụ: […]

Sau đây được gọi là “Bên A”.

Bên học việc: [Họ và tên]

Ngày sinh: […]

Số CMND : […]                   Ngày cấp : […] Nơi cấp : […]

Địa chỉ thường trú: […]

Số tài khoản : […]

Tại Ngân hàng : […]

Điện thoại: […]

Sau đây được gọi là “Bên B”.

Bên A và Bên B (sau đây gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “Các Bên”) đồng ý ký kết Hợp đồng đào tạo (“Hợp Đồng”) với những điều khoản như sau:

  • Nội dung, thời gian và địa điểm đào tạo
    • Nội dung đào tạo: Bên A sẽ đào tạo về chuyên môn và hướng dẫn nghiệp vụ đối với công việc […] thông qua các công việc cụ thể. Theo đó, Bên A sẽ cử cán bộ hướng dẫn để hướng dẫn, đào tạo nhằm cung cấp kiến thức, trang bị kỹ năng làm việc cần thiết cho Bên B.
    • Thời gian đào tạo: Thời gian đào tạo là […] tháng kể từ ngày […]. Thời gian đào tạo có thể được rút ngắn hoặc kéo dài dựa trên kết quả đánh giá đào tạo của Bên A và thỏa thuận của hai Bên.
    • Địa điểm đào tạo: tại […]
  • Chế độ đào tạo
    • Thời gian đào tạo: […]/ngày, từ thứ 2 đến thứ 6, cụ thể:
  • Buổi sáng: từ […] đến […]
  • Buổi chiều: từ […] đến […]
    • Thời gian nghỉ ngơi: Nghỉ thứ 7, Chủ nhật, lễ, tết, nghỉ việc riêng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
    • Phương tiện làm việc: Bên B tự chuẩn bị công cụ (máy tính cá nhân, điện thoại,…) phục vụ cho việc đào tạo trong suốt thời gian đào tạo;
    • Phương tiện đi lại: Bên B tự túc phương tiện đi lại.
    • Điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động: Bên B được đảm bảo đầy đủ các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật và chính sách, quy chế của Bên A trong quá trình đào tạo;
  • Chi phí đào tạo

[Lựa chọn 1: Trường hợp đào tạo có thu phí]

  • Bên B có trách nhiệm thanh toán chi phí đào tạo là: […] VND/tháng. (Bằng chữ: … đồng).
  • Chi phí trên đã bao gồm chi phí chuẩn bị tài liệu, cơ sở vật chất (chuẩn bị chỗ ngồi, điện, nước,…)

[Lựa chọn 2: Trường hợp đào tạo không có thu phí và có chi phí hỗ trợ]

  • Bên B không phải trả bất kỳ khoản phí đào tạo nào cho Bên A liên quan đến nội dung đào tạo.
  • Bên A sẽ hỗ trợ chi phí cho Bên B trong thời gian đào tạo với mức hỗ trợ là […]/tháng.
  • Thời gian thanh toán chi phí hỗ trợ: Vào ngày cuối cùng mỗi tháng hoặc trong vòng 03 ngày đầu tiên của tháng tiếp theo.
  • Quyền và Nghĩa vụ của Bên B

4.1. Quyền của Bên B

      • Được cung cấp đầy đủ tài liệu phục vụ cho công việc trong quá trình đào tạo;
      • Yêu cầu Bên A thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết trong Hợp đồng;
      • Bảo lưu thời gian đào tạo khi có nhu cầu. Thời gian bảo lưu không quá […] tháng;
      • Được nhận chi phí hỗ trợ đúng thời hạn theo quy định tại Điều 3 Hợp đồng này;
      • Được đánh giá theo đúng năng lực trong quá trình đào tạo theo tiêu chí của Bên A quy định.

4.2. Nghĩa vụ của Bên B

      • Cam kết chấp hành đầy đủ nội quy, quy định, quy chế của Bên A trong quá trình đào tạo;
      • Tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ và khả năng làm việc;
      • Không được lợi dụng tên, uy tín và cơ sở vật chất của Bên A để thực hiện bất cứ hành vi nào gây tổn hại đến lợi ích, uy tín và/hoặc hình ảnh của Bên A và Bên thứ ba. Trường hợp Bên B vi phạm quy định này thì Bên B có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật;
      • Bảo vệ tài sản của Bên A trong quá trình đào tạo. Trong trường hợp làm mất mát, hư hỏng tài sản hoặc có hành vi dẫn đến việc gây thiệt hại đến uy tín, tài sản của Bên A thì phải chịu trách nhiệm bồi thường;
      • Bảo mật tất cả thông tin liên quan tới bí mật kinh doanh hoặc các thông tin của Bên A mà Bên B biết được hoặc có được trong quá trình đào tạo tại Bên A;
      • Bên B cam kết làm việc cho Bên A trong thời gian ít nhất […] tháng sau khi kết thúc thời gian đào tạo;
      • Hoàn trả lại chi phí đào tạo tương ứng với thời gian đào tạo cho Bên A theo quy định tại Điều 6 Hợp đồng này.
  • Quyền và Nghĩa vụ của Bên A
    • Quyền của Bên A
      • Yêu cầu Bên B thực hiện đúng các nội dung đã cam kết trong Hợp đồng này;
      • Có quyền điều chuyển tạm thời, thay đổi, tạm hoãn, tạm ngừng việc đào tạo hoặc chấm dứt Hợp đồng đào tạo theo quy định của Bên A và/hoặc theo thỏa thuận của các Bên;
      • Không thanh toán chi phí hỗ trợ đào tạo cho Bên B trong trường hợp Bên B vi phạm các quy định tại Điều 4;
      • Quyết định về việc tiếp tục ký kết Hợp đồng thử việc hoặc Hợp đồng lao động chính thức hoặc chấm dứt Hợp đồng đào tạo với Bên B căn cứ theo kết quả đánh giá sau khi kết thúc thời gian đào tạo;
      • Đơn phương chấm dứt Hợp đồng đào tạo nếu trong quá trình đào tạo Bên B vi phạm các quy định, nội quy của Bên A và/hoặc Bên B không hoàn thành chương trình đào tạo đã thống nhất giữa hai Bên.
    • Nghĩa vụ của Bên A
      • Cung cấp đầy đủ tài liệu phục vụ quá trình đào tạo cho Bên B;
      • Thanh toán đầy đủ, đúng hạn chi phí hỗ trợ cho Bên B;
      • Thực hiện đánh giá theo đúng quy định của Bên A sau khi Bên B kết thúc thời gian đào tạo;
      • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Hoàn trả lại chi phí đào tạo

Bên B có trách nhiệm hoàn trả lại chi phí đào tạo, bao gồm cả chi phí hỗ trợ trong quá trình đào tạo, cho Bên A trong các trường hợp sau:

    • Hoàn trả lại 100% chi phí đào tạo cho Bên A trong trường hợp Bên B đơn phương chấm dứt Hợp đồng hoặc bị Bên A đơng phương chấm dứt Hợp đồng theo quy định tại Điểm 5.1.5 Khoản 5.1 Điều 5 Hợp đồng này;
    • Hoàn trả lại 100% chi phí đào tạo cho Bên A trong trường hợp Bên B được ký Hợp đồng thử việc nhưng đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc bị đơn phương chấm dứt Hợp đồng do vi phạm nội quy, quy định, quy chế của Bên A;
    • Hoàn trả lại […]% chi phí đào tạo cho Bên A trong trường hợp Bên B vi phạm thời hạn làm việc cam kết tại Khoản 4.2 Điều 4 Hợp đồng này;
    • Việc hoàn trả chi phí đào tạo được thực hiện trong vòng […] ngày làm việc kể từ ngày Bên A gửi thông báo hoàn trả chi phí đào tạo. Quá thời gian nói trên mà Bên B không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ chi phí đào tạo cho Bên A thì Bên A có quyền tự động khấu trừ vào tiền lương của Bên B (nếu có) hoặc khởi kiện Bên B theo quy định của pháp luật.
  • Bảo mật

Mỗi Bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến Hợp Đồng này hoặc của Bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bên A cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này. Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi Hợp Đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.

  • Bất khả kháng
    • Bất khả kháng là những sự kiện khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của các bên bao gồm nhưng không giới hạn ở: động đất, bão, lũ lụt, gió lốc, sóng thần, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hay đe dọa chiến tranh… hoặc các thảm họa khác không thể lường trước được; hoặc sự thay đổi của luật pháp bởi chính quyền Việt Nam.
    • Khi một bên không thể thực hiện tất cả hay một phần của nghĩa vụ Hợp đồng do sự kiện bất khả kháng gây ra một cách trực tiếp, Bên này sẽ không được xem là vi phạm Hợp đồng nếu đáp ứng được tất cả những điều kiện sau:
      • Bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp của sự gián đoạn hoặc trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ; và
      • Bên bị gặp phải sự kiện bất khả kháng đã nỗ lực để thực hiện nghĩa vụ của mình và giảm thiểu thiệt hại gây ra cho Bên kia bởi sự kiện bất khả kháng; và
      • Tại thời điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp phải sự kiện bất khả kháng kháng phải thông báo ngay cho bên kia cũng như cung cấp văn bản thông báo và giải thích về lý do gây ra sự gián đoạn hoặc trì hoãn thực hiện nghĩa vụ.
  • Hiệu lực và chấm dứt Hợp đồng
    • Hợp Đồng này có hiệu lực từ […] đến […].
    • Hợp Đồng này sẽ chấm dứt trước thời hạn trong những trường hợp sau:
      • Nếu các bên đồng ý chấm dứt bằng văn bản.
      • Nếu Bên B vi phạm quy định, nội quy, quy chế của Bên A dẫn đến thiệt hại cho Bên A, Hợp đồng này có thể được chấm dứt bằng một văn bản thông báo của Bên A;
      • Nếu bất cứ vi phạm Hợp đồng nào không được khắc phục trong thời hạn […] ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu khắc phục từ Bên không vi phạm. Trong trường hợp này, Bên không vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng bằng cách gửi văn bản thông báo cho Bên vi phạm.
      • Nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá […] ngày kể từ ngày phát sinh, Hợp Đồng này có thể được chấm dứt dựa trên văn bản thông báo của một Bên cho Bên còn lại.
  • Giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp có bất cứ mâu thuẫn nào phát sinh từ Hợp Đồng này, Các Bên sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề bằng thương lượng. Nếu không thể giải quyết được trong vòng 30 ngày, vấn đề sẽ được giải quyết bởi Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Bên thua kiện phải thanh toán tất cả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp cho Bên thắng kiện (bao gồm cả chi phí luật sư).

  • Điều khoản chung
    • Hợp Đồng này được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật Việt Nam.
    • Mọi sửa đổi hoặc bổ sung Hợp Đồng đều phải được lập thành văn bản và ký duyệt bởi người có thẩm quyền của mỗi Bên.
    • Mỗi Bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong Hợp Đồng này cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Bên còn lại.
    • Hợp Đồng này sẽ được lập thành […] bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ […] bản để thực hiện.

ĐẠI DIỆN BÊN A

 

ĐẠI DIỆN BÊN B

Phân chia các loại hợp đồng đào tạo nghề 

Về hình thức

  • Hợp đồng đào tạo nghề trên văn bản, được ký kết
  • Có thể được sử dụng trong mọi trường hợp, không phân biệt thời hạn học nghề, trong trường hợp người được đào tạo muốn nâng cao trình độ, tay nghề,… bằng kinh phí từ người sử dụng lao động;
  • Số bản hợp đồng: Phải được làm thành hai bản có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ một bản;
  • Ưu điểm: Có tính hiệu lực pháp lý cao, dễ dàng chứng minh và giải quyết khi có tranh chấp, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên;

Trong các giao dịch liên quan đến đào tạo nghề, hợp đồng đào tạo nghề bằng văn bản được ưu tiên và bắt buộc sử dụng trong nhiều trường hợp nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng bằng lời nói tuy có thể được sử dụng nhưng chỉ trong phạm vi rất hạn chế và không được khuyến khích do những bất cập về tính hiệu quả và căn cứ pháp lý.

  • Hợp đồng đào tạo nghề được thoả thuận bằng lời nói
  • Áp dụng: Có thể được sử dụng nhưng phạm vi áp dụng rất hạn chế. 
  • Hạn chế: Do không có văn bản chứng minh, hợp đồng bằng lời nói khó khăn trong việc xác minh và giải quyết khi có tranh chấp. Nhà nước không khuyến khích sử dụng loại hợp đồng này do tính thiếu hiệu quả và căn cứ pháp lý kém.

Về giá trị pháp lý

Hợp đồng đào tạo nghề có thể được phân loại thành hai dạng chính: hợp đồng đào tạo nghề hợp pháp và hợp đồng đào tạo nghề vô hiệu. 

  • Hợp đồng đào tạo nghề hợp pháp là loại hợp đồng tuân thủ đầy đủ các điều kiện pháp lý về chủ thể, nguyên tắc ký kết, nội dung, và hình thức;
  • Hợp đồng đào tạo nghề vô hiệu được chia làm hai mức độ: vô hiệu từng phần và vô hiệu toàn bộ. Vô hiệu từng phần xảy ra khi một hoặc một số điều khoản trong hợp đồng không hợp pháp, nhưng không ảnh hưởng đến tính pháp lý của các điều khoản còn lại. Ngược lại, hợp đồng đào tạo nghề bị coi là vô hiệu toàn bộ khi có nội dung vi phạm các quy định cấm của pháp luật (chẳng hạn như nghề học bị cấm), hoặc khi chủ thể của hợp đồng không đáp ứng các điều kiện luật định, hoặc vi phạm nguyên tắc ký kết hợp đồng

Về nội dung của các loại hợp đồng đào tạo/ hợp đồng đào tạo nghề

Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề đều bao gồm các điều khoản tạo nên quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ học nghề. Tuy nhiên, xét về bản chất, hợp đồng đào tạo nghề chưa hoàn thiện nếu thiếu các điều khoản này.

Nội dung các loại hợp đồng đào tạo nghề

Pháp luật yêu cầu các bên phải thỏa thuận và ghi nhận đầy đủ những nội dung chủ yếu đã được quy định khi ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Nhà nước sẽ điều chỉnh những nội dung chủ yếu này tùy thuộc vào cách thức tổ chức dạy và học nghề của từng cơ sở đào tạo. Thông thường, một hợp đồng đào tạo nghề cần bao gồm các nội dung chính như sau:

  • Tên nghề hoặc kỹ năng nghề sẽ đạt được;
  • Địa điểm đào tạo;
  • Thời gian khoá học kết thúc – tốt nghiệp;
  • Khoản mức học phí;
  • Trách nhiệm của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
  • Về các điều khoản quy định thanh lý hợp đồng;
  • Các thoả thuận được 2 bên chấp thuận;

Đối với trường hợp doanh nghiệp, công ty tuyển người để đào tạo làm việc cho công ty, hợp đồng đào tạo nghề ngoài những nội dung nêu trên còn phải bao gồm các điều khoản sau:

  • Cam kết của người học về thời gian làm việc cho doanh nghiệp sau khi hoàn thành khóa học;
  • Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi khóa học kết thúc;
  • Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia sản xuất sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo;

Về việc tuân thủ hợp đồng đào tạo nghề

Các bên phải có trách nhiệm thực hiện hợp đồng khi khóa học bắt đầu. Hợp đồng có được thực hiện hiệu quả không đều phụ thuộc vào cả 2 bên, vì vậy nên đảm bảo tuân thủ các cam kết trong hợp đồng cũng như các quy định pháp luật liên quan, cần tôn trọng lợi ích và tạo điều kiện thuận lợi cho bên kia thực hiện hợp đồng. 

Trong quá trình thực hiện, các bên có thể thỏa thuận để thay đổi nội dung hợp đồng hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng khi cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các thay đổi và thủ tục này phải đảm bảo không trái với các quy định chung của pháp luật.

Tìm hiểu về việc chấm dứt hợp đồng đào tạo

Chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề thực chất là chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng đã giao kết. Việc này thường dẫn đến chấm dứt tư cách chủ thể của hai bên trong quan hệ hợp đồng. Hợp đồng đào tạo nghề có thể chấm dứt trong các trường hợp sau: hết hạn hợp đồng, khóa học kết thúc, người học nghề thực hiện nghĩa vụ quân sự, hai bên đồng ý chấp dứt hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt.. 

Khi hợp đồng học nghề chấm dứt, cần giải quyết quyền lợi và trách nhiệm của hai bên. Việc này phụ thuộc chủ yếu vào việc chấm dứt hợp đồng có hợp pháp hay không, và trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, hiện tại pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về các điều kiện chấm dứt hợp đồng học nghề hợp pháp và cách giải quyết hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. 

Có 2 vấn đề chính xảy ra khi chấm dứt hợp đồng: là trách nhiệm hoàn trả học phí cho người học, và trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo của người học cho cơ sở dạy nghề trong một số trường hợp nhất định.

Các câu hỏi liên quan đến hợp đồng đào tạo nghề

Hợp đồng đào tạo nghề là như thế nào?

Hợp đồng đào tạo nghề là thoả thuận bằng lời nói hoặc văn bản giữa người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học về các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc tham gia các chương trình đào tạo nghề. 

Hợp đồng đào tạo nghề có những nội dung cơ bản nào?

Một hợp đồng đào tạo nghề cần bao gồm các nội dung chính như sau:

  • Tên nghề hoặc kỹ năng nghề sẽ đạt được;
  • Địa điểm đào tạo;
  • Thời gian khoá học kết thúc – tốt nghiệp;
  • Khoản mức học phí;
  • Trách nhiệm của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
  • Về các điều khoản quy định thanh lý hợp đồng;
  • Các thoả thuận được 2 bên chấp thuận;

Bao nhiêu tuổi thì được ký hợp đồng học nghề?

Đối với đa số các ngành nghề thì thường học viên phải đủ 14 tuổi trở lên, tuy nhiên cũng có những ngành nghề được pháp luật cho phép đào tạo học viên dưới 14 tuổi.

Nên tham khảo mẫu hợp đồng đào tạo nghề ở đâu?

Tham khảo ngay mẫu hợp đồng đào tạo nghề tại Maudon.net.

>>> Tải mẫu hợp đồng đào tạo nghề – Mới nhất – chuẩn xác nhất!

Bài viết trên của Maudon.net giúp các bạn có cái nhìn bao quát về các điều khoản, các lưu ý cần chú ý đối với các loại hợp đồng đào tạo/ hợp đồng đào tạo nghề. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn được tư vấn, tham khảo các loại mẫu đơn thì hãy liên hệ ngay với maudon.net để được tư vấn tận tình nhất nhé!

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?