spot_img
HomeGiáo dục - Đào tạoCách làm bản kiểm điểm cá nhân học sinh cấp 1/cấp 2/cấp...

Cách làm bản kiểm điểm cá nhân học sinh cấp 1/cấp 2/cấp 3

Khi nào cần làm bản kiểm điểm cá nhân học sinh? Tải mẫu bản kiểm điểm cá nhân học sinh cấp 1, 2 & 3. Cách viết bản kiểm điểm rút kinh nghiệm cho học sinh

Thế nào là kiểm điểm cá nhân học sinh?

Kiểm điểm học sinh được hiểu là một quá trình tự bản thân xem xét, đánh giá hành vi, kết quả học tập của bản thân học sinh khi phạm lỗi trong một khoảng thời gian. Việc kiểm điểm là một hoạt động với mục đích tốt đem lại nhiều ý nghĩa quan trọng đối với cả cá nhân học sinh và nhà trường.

➤  Kiểm điểm sẽ giúp cá nhân nhận thức được ra những lỗi lầm của bản thân, từ đó mà khắc phục và sửa chữa. Bản kiểm điểm là một phương tiện nhằm giúp nhà trường rút ra được nhiều kinh nghiệm, phát huy được những ưu điểm đã có, khắc phục khuyết điểm còn tồn tại trong công việc giảng dạy và quản lý học sinh, nâng cao hiệu quả hoạt động của trường, lớp và đội ngũ giáo viên.

Cách làm bản kiểm điểm cá nhân học sinh cấp 1/cấp 2/cấp 3

Bản kiểm điểm cá nhân học sinh được hiểu như thế nào?

Bản kiểm điểm học sinh là một loại văn bản do bản thân học sinh viết dưới sự xem xét của giáo viên để tự xem xét, đánh giá lại các hành vi của minh khi mắc lỗi. Bản kiểm điểm là một công cụ hữu ích để giúp một học sinh học hỏi từ lỗi lầm của bản thân và từ đó trở thành một phiên bản tốt hơn, có ý thức hơn của bản thân.

Bản kiểm điểm học sinh có nhiều tên gọi khác nhau: Bản kiểm điểm cá nhân, bản kiểm điểm bản thân học sinh, bản kiểm điểm cho học sinh, biên bản kiểm điểm cá nhân…

Bản kiểm điểm cá nhân học sinh cũng là phương thức hữu ích có thể giúp xây dựng lại mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân học sinh, giữa học sinh với giáo viên và nhà trường và giúp nhà trường hiểu hơn về tình trạng quản lý học sinh trong môi trường học đường mà học sinh đó đang theo học.

Tải bản kiểm điểm cá nhân học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3

Bản kiểm điểm cá nhân học sinh là một loại văn bản do bản thân học sinh viết dưới sự xem xét của giáo viên để tự xem xét, đánh giá lại các hành vi của minh khi mắc lỗi. Dưới đây là  mẫu về bản kiểm điểm học sinh mà Maudon.net đã sưu tầm được nhằm giúp quý độc giả có thể tham khảo và tải về mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho học sinh.

1. Mẫu bản kiểm điểm cá nhân học sinh

Đây là mẫu có thể dùng chung cho các trường học tại Việt Nam, cá nhân học sinh bị kiểm điểm do mắc lỗi trong suốt quá trình học tập, thi cử của bản thân học sinh đó.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Kính gửi: - Giáo viên chủ nhiệm lớp…………………………..

- Ban giám hiệu trường……………………………...

 

Tên em là……………………………..Là học sinh lớp………………………...

Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:

Nội dung sự việc: ………………………………………………………………………………………………………………........................................................................................................................................................................................................................

Em tự nhận thấy lỗi của mình là:....................................................... và đã gây ảnh hưởng tới tới lớp và làm thầy (cô) phiền lòng.

Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra. Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Em xin trân trọng cám ơn!

 

................., ngày ... tháng ... năm 20.....

           Chữ ký phụ huynh                                                             Chữ ký học sinh

            (Ký, ghi rõ họ tên)                                                             (Ký, ghi rõ họ tên)

 

2. Mẫu bản kiểm điểm vi phạm nội quy nhà trường

Mẫu bản kiểm điểm vi phạm nội quy nhà trường là mẫu được dùng cho các trường hợp học sinh vi phạm nội quy của nhà trường, gây rối trật tự trong phạm vi trường, để lại những hậu quả đáng kể cho cơ sở vật chất, cho bạn học hay cho thầy/cô.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM VI PHẠM NỘI QUY

Kính gửi: - Giáo viên chủ nhiệm lớp…………………………..

- Ban giám hiệu trường……………………………...

 

Họ và tên: …………………………….. Lớp………………………...

Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:

Nội dung kiểm điểm:

Trình bày sự việc:  ………………………………………………………………………………………………………………........................................................................................................................................................................................................................

Nguyên nhân vi phạm: ...........................................................................................

Hậu quả của hành vi vi phạm: ...............................................................................

Biện pháp khắc phục: .............................................................................................

Tự nhận hình thức kỷ luật: .....................................................................................

 

................., ngày ... tháng ... năm 20.....

           Chữ ký phụ huynh                                                             Chữ ký học sinh

           (Ký, ghi rõ họ tên)                                                            (Ký, ghi rõ họ tên)

 

3. Mẫu bản kiểm điểm xin lỗi thầy/cô

Việc viết bản kiểm điểm xin lỗi thầy cô sẽ phần nào thể hiện được thái độ nhận lỗi và muốn sửa lỗi của bản thân học sinh đồng thời cải thiện được quan điểm của thầy cô giáo về các nhân học sinh.

>> Xem thêm: Mẫu bảm kiểm điểm học sinh cuối năm.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM XIN LỖI THẦY/CÔ

Kính gửi: - Thầy/cô: …………………………..

 

Họ và tên: …………………………….. Lớp………………………...

Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:

Nội dung kiểm điểm:

Em viết bản kiểm điểm này để thành thật kiểm điểm về hành vi ..………………………………………………………………………………… Vào ngày ....................................., em đã ............................................ Hành vi này của em là vô cùng sai trái và đáng bị lên án. Em đã vi phạm nội quy của nhà trường và làm ảnh hưởng đến thầy cô, bạn bè 

Em xin nhận lỗi về mình và mong thầy/cô tha thứ. Em hứa sẽ không tái phạm hành vi này nữa. Em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện tốt hơn để không làm thầy/cô thất vọng

Em xin nhận hình thức kỷ luật: ......................................................................

Em xin chân thành cảm ơn thầy/cô đã dành thời gian đọc bản kiểm điểm này.

 

................., ngày ... tháng ... năm 20.....

         Chữ ký phụ huynh                                                             Chữ ký học sinh

         (Ký, ghi rõ họ tên)                                                           (Ký, ghi rõ họ tên)

 

Hướng dẫn cách để viết bản kiểm điểm cá nhân học sinh

Mẫu bản kiểm điểm cá nhân học sinh là một dạng văn bản dễ viết và dễ hiểu học sinh nào ở độ tuổi biết chữ cũng có thể dễ dàng hiểu và hoàn thiện. Một mẫu kiểm điểm học sinh gồm những phần chính sau:

Tai-mau-ban-kiem-diem-hoc-sinh

1. Phần mở đầu bản kiểm điểm cá nhân học sinh các cấp

➤ Quốc hiệu và tiêu ngữ của bản kiểm điểm học sinh: Quốc hiệu tiêu ngữ là một phần bắt buộc trong tất cả các văn bản hành chính, thể hiện tính pháp lý và chính thống của văn bản và mọi văn bản hành chính sẽ đều có Quốc hiệu và tiêu ngữ được ghi giống nhau.

➤ Tiêu đề: Tiêu đề cần ngắn gọn, súc tích, thể hiện được nội dung của bản kiểm điểm. Ví dụ: BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN, BẢN KIỂM ĐIỂM VI PHẠM NỘI QUY, BẢN KIỂM ĐIỂM XIN LỖI THẦY CÔ…

➤ Phần kính gửi: Ghi rõ họ tên và chức danh của người, đơn vị nhận bản kiểm điểm. Ví dụ: Kính gửi: Ban giám hiệu nhà trường, cô giáo chủ nhiệm lớp 12A1.

➤ Họ và tên học sinh viết bản kiểm điểm: Ghi rõ và chính xác họ và tên của học sinh trực tiếp viết bản kiểm điểm cá nhân.

➤ Lớp của học sinh ghi bản kiểm điểm: Ghi rõ lớp học của người viết bản kiểm điểm cá nhân học sinh.

2. Phần nội dung của bản kiểm điểm cá nhân học sinh 

➤ Nội dung kiểm điểm cần được trình bày rõ ràng, súc tích tuy nhiên vẫn phải đầy đủ các thông tin cần thiết, bao gồm: Trình bày rõ hành vi vi phạm, thời gian vi phạm, nguyên nhân vi phạm, hậu quả của hành vi vi phạm để lại của học sinh đó đồng thời phải đưa ra được những biện pháp khắc phục, sự hối lỗi, lời xin lỗi, cam kết không tái phạm cụ thể như sau:

  • Hành vi vi phạm: Thay vì trình bày cụ thể hành vi vi phạm, bạn có thể sử dụng những dấu gạch đầu dòng theo hình thức liệt kê về hành vi vi phạm; 
  • Thời gian vi phạm: Ghi rõ ngày, tháng, năm mà học sinh đó vi phạm;
  • Sự hối lỗi và lời xin lỗi: Sự hối lỗi về hành vi vi phạm của học sinh cần phải được thể hiện một cách chân thành, thể hiện sự nhận thức được lỗi lầm của bản thân và cần phải gửi lời xin lỗi những người bị ảnh hưởng bởi những hành vi vi phạm của bản thân học sinh viết bản kiểm điểm đó. Sự xin lỗi thể hiện sự tôn trọng và trách nhiệm của người viết bản kiểm điểm;
  • Lời cam kết: Cam kết là một điều cực kỳ quan trọng khi đó học sinh sẽ cam kết không tái phạm cần được thể hiện một cách nghiêm túc, thể hiện quyết tâm và mong muốn sửa chữa những lỗi lầm của bản thân.

➤ Biện pháp khắc phục: Học sinh làm bản kiểm điểm sẽ cần phải ghi những việc làm cụ thể mà bản thân người viết bản kiểm điểm và hứa sẽ thực hiện để không tái phạm lỗi lầm. Biện pháp khắc phục cần cụ thể, phù hợp với mức độ vi phạm lỗi của học sinh đó. 

➤ Hình thức kỷ luật: Nếu cần thiết, học sinh viết bản kiểm điểm có thể tự nhận thức và tự ghi lại hình thức kỷ luật. 

➤ Việc tự nhận hình thức kỷ luật thể hiện sự nghiêm túc và trách nhiệm của bản thân người viết bản kiểm điểm.

3. Kết thúc bản kiểm điểm cá nhân cho học sinh

Khi kết thúc bản kiểm điểm cá nhân, tương tự như những văn bản khác học sinh ghi bản kiểm điểm sẽ ký và ghi rõ họ và tên của mình. Ở một số trường sẽ có yêu cầu học sinh tự xét hạnh kiểm cho bản thân học sinh đó dựa trên những yếu tố mà học sinh đó đã nhìn nhận về bản thân trong văn bản.

>> Xem thêm: Cách viết bản tường trình học sinh vi phạm.

Cách làm bản kiểm điểm cá nhân học sinh cấp 1/cấp 2/cấp 3

Học sinh không được vi phạm gì trong thời gian học?

Căn cứ theo những quy định đã được ban hành của pháp luật về điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học khác nhau và đã được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT quy định rõ về những hành vi học sinh không được làm, bao gồm:

  • Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của bất kỳ giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác trong trường hay ngoài trường;
  • Thực hiện những hành vi gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh;
  • Mua bán và trực tiếp tham gia sử dụng chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ;
  • Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác trong khoảng thời gian khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được sự cho phép của giáo viên trực tiếp đứng lớp trong thời gian đó;
  • Đánh nhau, gây rối trật tự làm mất đi nền an ninh trong nhà trường và nơi công cộng;
  • ử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa không hợp pháp, sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng các loại sản phẩm đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân học sinh;
  • Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác đã được ban hành rõ theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm:

>> Cách viết đơn xin đổi giáo viên;

>> Đơn xin thi bổ sung cho học sinh;

>> Cách điền giấy xác nhận hạnh kiểm;

>> Bản cam kết thực hiện nội quy nhà trường.

Câu hỏi liên quan đến bản kiểm điểm cá nhân học sinh

1. Có thể điền hình thức kỷ luật mong muốn cho thầy cô xem xét không?

Bản thân người viết bản kiểm điểm có thể đề xuất một hình thức kỷ luật phù hợp mà không đem lại nhiều hậu quả trong tương lai, nhưng cần phải khả thi và trình bày cụ thể hình thức kỷ luật mong muốn để thầy cô và nhà trường xem xét và chấp nhận.

>> Tham khảo thêm: Cách để viết bản kiểm điểm cá nhân học sinh.

2. Cần lưu ý những gì khi viết bản kiểm điểm cá nhân

Mẫu bản kiểm điểm cá nhân học sinh là một dạng văn bản dễ viết và dễ hiểu học sinh nào ở độ tuổi biết chữ cũng có thể dễ dàng hiểu và hoàn thiện. Khi viết cần chú ý tới những câu từ trong văn bản cần đảm bảo sự tôn trọng người đọc…

>> Tham khảo thêm: Tải mẫu bản kiểm điểm cá nhân học sinh – Cấp 1, 2, 3.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?