spot_img
HomeLý lịch - Cá nhânTop biên bản tường trình thông dụng, nhiều lượt tải nhất

Top biên bản tường trình thông dụng, nhiều lượt tải nhất

Biên bản tường trình sự việc? Biên bản tường trình công ty? Biên bản tường trình tai nạn? Vậy cụ thể biên bản tường trình là gì? Cùng Maudon.net tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có thêm hiểu biết, biết thêm một số loại biên bản tường trình phổ biến nhé!

Biên bản tường trình là gì?

Biên bản tường trình là một loại văn bản dùng để ghi lại chi tiết các sự việc hoặc sự cố đã xảy ra, nhằm mô tả lại những diễn biến cụ thể một cách trung thực và khách quan. Thông thường, biên bản tường trình do người có liên quan trực tiếp đến sự việc lập nên hoặc do người có trách nhiệm ghi lại dựa trên lời kể của những người có liên quan.

Mục đích chính của biên bản tường trình là giúp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nắm bắt được chuyện xảy, mục đích, nguyên nhân để có thể đưa ra hướng xử lý phù hợp.

Hiện nay phổ biến một số loại biên bản tường trình như: Biên bản tường trình sự việc (có thể là mất tài sản, vi phạm kỷ luật,…), biên bản tường trình tai nạn…

Biên bản tường trình là gì?

Tải top mẫu biên bản tường trình thông dụng 

1. Biên bản tường trình sự việc 

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----***-----

......................., ngày.... tháng.... năm.....

BẢN TƯỜNG TRÌNH SỰ VIỆC

Kính gửi: …………………

Họ tên:       

Sinh ngày:……………………………………………………………………….

Quê quán:………………………………………………………………………..

Nơi ở hiện nay:…………………………………………………………………..

Trình độ chuyên môn được đào tạo:……………………………………………..

Công việc chính hiện đang đảm nhiệm:………………………………………….

Đơn vị đang làm việc (phòng, ban, phân xưởng........):…………………………..

Tường trình diễn biến sự việc:……………………………………………………

Nguyên nhân dẫn đến sự việc xảy ra:…………………………………………….

Căn cứ quy định của pháp luật và nội quy lao động của đơn vị đã ban hành, tôi nhận thấy hành vi vi phạm kỷ luật của tôi áp dụng theo hình thức kỷ luật lao động hoặc bồi thường trách nhiệm vật chất theo Điều……………………………

Tôi hứa sẽ sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm và không tái phạm.

 

                                                                Người viết tường trình

                                                               (Ký tên)

2. Bản tường trình tai nạn 

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________

BẢN TƯỜNG TRÌNH TAI NẠN 

Hôm nay, vào hồi………..giờ…… ngày……….tháng……. năm………..

Tại:……………………………………………………………

Chúng tôi gồm có:

1……………………………………Chức vụ: ………………………………….

2…………………………………….Chức vụ: …………………………………

3…………………………………….Chức vụ: …………………………………

Cùng lập biên bản về vụ tai nạn:

Ngày, giờ xảy ra tai nạn:…………………………………………………………

Nơi xảy ra tai nạn:………………………………………………………………..

Diễn biến vụ tai nạn (nêu chi tiết): ……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Nguyên nhân vụ tai nạn (nêu chi tiết):

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Hậu quả: ……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Những người chứng kiến vụ tai nạn (nếu có):

1. Người thứ 1:……………………………………………………………………

2. Người thứ 2:……………………………………………………………………

Cam đoan: Tôi/chúng tôi cam đoan những thông tin kê khai trên là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin này.

Biên bản/Bản tường trình được lập xong vào hồi:.…giờ…, ngày ….. tháng …. Năm …. tại ………………………………………………………

XÁC NHẬN

NGƯỜI LẬP

(Chữ ký và dấu của đơn vị tham gia bảo hiểm/cơ quan chủ quản hoặc chính quyền, công an nơi xảy ra tai nạn/người làm chứng)

(Ký, ghi rõ họ, tên)

3. Mẫu biên bản tường trình tùy chỉnh 

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–***—–

………………….., ngày…. tháng…. năm…..

BẢN TƯỜNG TRÌNH
(Về việc……………..…………….…..)

Tôi tên:………….…………………………..……….. sinh ngày …/…/…………….……
CMND số:……………………. cấp ngày …/…/……. Tại…………………..……………..
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………..……..
Chỗ ở hiện tại:………………………….……………………………………………………

Tôi xin trình bày nội dung sự việc như sau:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi cam đoan nội dung trên là đúng sự thật.

 

Người viết
(ký, ghi rõ họ tên)

 ……………………………

Phân loại biên bản tường trình được sử dụng phổ biến

1. Biên bản tường trình sự việc

Biên bản tường trình sự việc là một văn bản được lập ra để ghi lại chi tiết về một sự việc hoặc một sự cố đã xảy ra. Mục tiêu của biên bản này là ghi nhận thông tin chính xác, đầy đủ và khách quan về sự việc nhằm làm rõ tình huống, xác định nguyên nhân, người liên quan, và hậu quả. Biên bản tường trình thường bao gồm các sự việc như:

  • Mất cắp hoặc mất mát tài sản: Người viết tường trình sẽ mô tả lại sự việc mất mát, bao gồm thời gian, địa điểm, tài sản bị mất, và các tình tiết liên quan;
  • Hành vi gian dối hoặc vi phạm quy định: Các trường hợp gian lận, vi phạm quy định, hoặc hành vi không trung thực cũng cần được tường trình rõ ràng;
  • Sự việc liên quan đến tranh chấp, mâu thuẫn: Để giải quyết tranh chấp hoặc mâu thuẫn, biên bản tường trình sẽ giúp làm rõ các bên liên quan và diễn biến sự việc.

>> Xem thêm: Bản tường trình cho giáo viên.

2. Biên bản tường trình tai nạn

Biên bản tường trình tai nạn là một loại văn bản ghi lại chi tiết về một tai nạn đã xảy ra. Nó được lập ra nhằm mô tả rõ ràng và chính xác các thông tin liên quan đến tai nạn, từ đó hỗ trợ điều tra, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liên quan. 

Biên bản tường trình điều tra rất cần thiết cho công tác xử lý vi phạm, khắc phục thiệt hại về người và tài sản. Các mục cần tường trình rõ như nguyên nhân gây tai nạn, xảy ra trong điều kiện như thế nào? Hậu quả của vụ việc?…

3 Biên bản tường trình công ty, vi phạm điều lệ 

Biên bản tường trình công ty có thể hiểu là một văn bản ghi lại chi tiết một sự việc hoặc sự cố xảy ra trong công ty, nhằm mục đích báo cáo, điều tra, hoặc làm rõ vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Loại biên bản này được lập ra khi có các sự cố như mất mát tài sản, vi phạm nội quy, tai nạn lao động, tranh chấp, hoặc bất kỳ vấn đề nào khác ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

Những điều cần chú ý khi viết biên bản tường trình

Biên bản tường trình cũng được xem như là một loại văn bản hành chính nên cần phải tuân thủ theo quy định về văn bản hành chính được quy định tại điều 8 nghị định 30/20/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên không phải biên bản tường trình nào cũng giống như nhau, còn tuỳ vào tình huống lập biên bản để có thể thêm vào các nội dung sao cho phù hợp. Tuy nhiên cần lưu ý một số điều cơ bản dưới đây:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ: Cần viết in hoa và chính xác về chính tả;
  • Địa điểm và thời gian lập bản tường trình: Ghi cụ thể nơi chốn và thời điểm khi viết tường trình;
  • Mục “Kính gửi”: Ghi rõ cá nhân, tổ chức hoặc đơn vị nhận bản tường trình;
  • Thông tin về người viết tường trình: Bao gồm đầy đủ họ và tên, số CCCD/CMND/Hộ chiếu, quê quán, ngày sinh, địa chỉ thường trú/tạm trú, chức vụ hoặc nghề nghiệp của người viết;
  • Tên văn bản và nội dung tường trình: Ghi rõ sự việc cần tường trình, bao gồm thời gian, địa điểm xảy ra; mô tả diễn biến sự việc theo quan điểm của người viết; nêu rõ nguyên nhân, hậu quả, mức độ thiệt hại, và trách nhiệm của người viết và các cá nhân khác có liên quan (nếu có);
  • Chữ ký của người viết: ghi rõ họ tên, ký tên;
  • Dấu và chữ ký số của cơ quan hoặc tổ chức (nếu có);
  • Nơi nhận: Xác định rõ các bên sẽ nhận bản tường trình;
  • Người viết cần trình bày sự việc một cách chi tiết, khách quan, và chính xác, vì sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi thông tin được ghi trong tường trình.

Vì mục đích của biên bản tường trình là để cho cơ quan có thẩm quyền nắm rõ được sự việc, nên cần phải lưu ý kỹ các nội dung:

  • Thông tin cá nhân là yếu tố bắt buộc và quan trọng để cơ quan chức năng có cơ sở xác minh. Người viết cần ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ đăng ký thường trú, nơi làm việc… Đây là cơ sở để tiến hành điều tra và xử lý các sai phạm nếu có, và giúp xác minh lý lịch, đặc biệt trong trường hợp người viết có tiền án, tiền sự;
  • Mục đích của bản tường trình: Tường thuật chi tiết sự việc đã xảy ra để cơ quan chức năng có thể điều tra và xác minh. Việc trình bày càng cụ thể, chi tiết sẽ càng giúp quá trình xác minh diễn ra nhanh chóng và chính xác;
  • Thời gian và địa điểm xảy ra sự việc: Đây là thông tin đầu tiên và quan trọng cần nêu rõ để xác định bối cảnh của sự việc;
  • Nguyên nhân vụ việc: Bên cạnh các chi tiết cụ thể, người viết cũng nên làm rõ các yếu tố chủ quan và khách quan có thể ảnh hưởng đến sự việc. Những thông tin này giúp đánh giá tính chất của vụ việc, và có thể được xem xét là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, kể cả đối với những hành vi vô tình hay cố ý;
  • Hậu quả, thiệt hại mà sự việc gây ra: Dù là hậu quả nhẹ hay nghiêm trọng, người viết phải trình bày đầy đủ và rõ ràng. Đây là một trong những phần tối thiểu mà bản tường trình cần có.

>> Tham khảo: Cách viết bản tường trình học sinh.

Các câu hỏi liên quan đến biên bản tường trình

1. Pháp luật có quy định rõ về biên bản tường trình không?

Hiện nay pháp luật chưa ban hành quy định rõ về các loại biên bản tường trình, nhưng biên bản tường trình cũng nằm trong mục biên bản hành chính nên cũng có những quy định mà bắt buộc cần phải tuân theo.

2. Ai là người viết biên bản tường trình?

Người viết biên bản tường trình có thể là các bên trực tiếp gây ra sự việc, tai nạn, hoặc người chứng kiến sự việc xảy ra… Người yêu cầu tường trình là người có thẩm quyền quyết định, xử lý đối với các bên liên quan, có thể là công an, cảnh sát, hoặc quản lý…

3. Mục đích của biên bản tường trình?

Biên bản tường trình do người có liên quan trực tiếp đến sự việc lập nên hoặc do người có trách nhiệm ghi lại dựa trên lời kể của những người có liên quan. Mục đích chính của biên bản tường trình là giúp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nắm bắt được chuyện xảy, mục đích, nguyên nhân để có thể đưa ra hướng xử lý phù hợp.

Ở bài viết trên, Maudon.net đã cùng các bạn tìm hiểu về biên bản tường trình và kèm theo những quy định, thông tin liên quan để bạn có cái nhìn đa chiều hơn. Nếu bạn đang cần hoặc có nhu cầu mong muốn được tư vấn, tham khảo các loại mẫu đơn thì hãy liên lạc ngay với Maudon.net qua thông tin số điện thoại, email để được tư vấn tận tình nhất nhé!

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?