spot_img
HomeLý lịch - Cá nhânCách đăng ký tạm trú sinh viên: Hướng dẫn Hồ sơ &...

Cách đăng ký tạm trú sinh viên: Hướng dẫn Hồ sơ & Thủ tục

Hướng dẫn cách làm hồ sơ đăng ký tạm trú cho sinh viên. Thủ tục đăng ký tạm trú trực tiếp và online. Quy định, lưu ý khi làm tạm trú tạm vắng cho sinh viên.

Đăng ký tạm trú là gì? Vì sao sinh viên cần đăng ký tạm trú?

Đăng ký tạm trú là thủ tục bắt buộc đối với công dân đến sinh sống tạm thời tại địa phương khác nơi thường trú từ 30 ngày trở lên, theo quy định tại Luật Cư trú 2020. 

Ví dụ:

Sinh viên quê ở Quảng Ngãi, lên TP. HCM học đại học và thuê nhà trọ gần trường. Vì sinh viên ở trọ trên 30 ngày, nên phải đăng ký tạm trú tại địa chỉ nhà trọ để hợp pháp hóa nơi cư trú tạm thời.

Việc đăng ký tạm trú không chỉ là nghĩa vụ pháp lý của công dân nói chung và sinh viên nói riêng mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực:

  • Là điều kiện để làm thẻ căn cước công dân gắn chip;
  • Hỗ trợ cấp cứu, khám chữa bệnh, xác minh nhân thân;
  • Giúp tránh bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 1.000.000 đồng khi không khai báo lưu trú;
  • Là căn cứ pháp lý giúp bạn giải quyết các tranh chấp, sự cố tại nơi trọ.

Hồ sơ làm đăng ký tạm trú cho sinh viên

Hồ sơ đăng ký tạm trú cho sinh viên về cơ bản sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

STT

Tên giấy tờ, hồ sơ

Tải miễn phí hồ sơ mẫu

1

Tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo mẫu CT01).

>> Tải tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01).

2

Giấy tờ chứng minh được chỗ bạn ở là hợp pháp.

>> Tải mẫu hợp đồng thuê trọ.

3

Căn cước công dân.

>> Tải tờ khai làm CCCD gắn chip online

Hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú cho sinh viên trực tiếp và online

Sinh viên có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức đăng ký tạm trú:

➨ Đăng ký tạm trú trực tiếp tại trụ sở Công an cấp xã, phường nơi thuê trọ;

➨ Đăng ký tạm trú online tại:

  • Cổng dịch vụ công quốc gia;
  • Sử dụng ứng dụng VNeID để đăng ký trực tuyến.

Chi tiết cách đăng ký tạm trú đối với sinh viên thực hiện như sau:

1. Cách đăng ký tạm trú trực tiếp cho sinh viên

Sinh viên nộp hồ sơ tại cơ quan Công an cấp xã, phường nơi đăng ký tạm trú.

Cơ quan cư trú tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ và trả kết quả:

  • Trong 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ thẩm định và cập nhật thông tin tạm trú vào Cơ sở dữ liệu cư trú;
  • Sau khi cập nhật thông tin, cơ quan đăng ký cư trú thông báo kết quả cho sinh viên;
  • Nếu từ chối, cơ quan đăng ký cư trú phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không chấp nhận việc đăng ký tạm trú.

Cách đăng ký tạm trú sinh viên: Hướng dẫn Hồ sơ & Thủ tục

2. Cách làm giấy tạm trú tạm vắng cho sinh viên online

Cách đăng ký tạm trú cho sinh viên qua Cổng dịch vụ công Bộ công an:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ;
  • Bước 2: Truy cập website https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/, sau đó tiến hành đăng nhập hoặc đăng ký nếu chưa có tài khoản;
  • Bước 3: Tìm kiếm mục “Thủ tục hành chính” sau đó chọn “Khai báo thông tin về cư trú”;
  • Bước 4: Chọn “Nộp hồ sơ” và tiến hành nhập thông tin vào “Hồ sơ khai báo thông tin về cư trú”;
  • Bước 5: Thực hiện tiếp các yêu cầu của hệ thống;
  • Bước 6: Nhận chọn “Ghi và gửi hồ sơ” là hoàn tất thủ tục.

>> Xem chi tiết: Hướng dẫn cách đăng ký tạm trú online tại Cổng dịch vụ công Bộ công an – Có hình ảnh minh hoạ chi tiết từng bước.

Cách đăng ký tạm trú cho sinh viên trên VNeID

Thủ tục đăng ký tạm trú trên VNeID chỉ thực hiện được đối với sinh viên đã có tài khoản định danh điện tử mức 2. 

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Mở VNeID, đăng nhập ứng dụng;
  • Bước 2: ​​Chọn mục “Thủ tục hành chính” sau đó chọn “Khai báo tạm trú”;
  • Bước 3: ​​Điền đầy đủ thông tin cá nhân và thông tin về nơi tạm trú theo yêu cầu trên ứng dụng;
  • Bước 4: Tải lên các giấy tờ, hồ sơ cần thiết.
  • Bước 5: Kiểm tra phần thông tin đã nhập.
    Bước 6: Chọn “Đối tượng nộp lệ phí”, kiểm tra lệ phí rồi nhấn “Gửi hồ sơ”. 
  • Bước 7: Thanh toán lệ phí và cuối cùng chờ phản hồi từ cơ quan chức năng.

>> Xem thêm: Cách khai báo tạm trú trên VNeID tài khoản định danh điện tử, có đầy đủ hình ảnh minh hoạ các bước.

Những lưu ý khi làm thủ tục tạm trú cho sinh viên

1. Sinh viên tự đi hay chủ trọ đi đăng ký tạm trú?

Theo Điều 27 Luật Cư trú, sinh viên thuê trọ là chịu trách nhiệm thực hiện việc đăng ký tạm trú với cơ quan công an tại nơi cư trú. 

Trường hợp, sinh viên người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam thì chủ nhà trọ, ban điều hành ký túc xá hoặc chủ khách sạn… sẽ chịu trách nhiệm khai báo tạm trú.

>> Xem thêm: Cách đăng ký tạm trú cho người nước ngoài online – trực tiếp.

2. Quy định về đăng ký tạm trú cho sinh viên 

Theo Luật Cư trú 2020, sinh viên cần thực hiện đăng ký tạm trú tại nơi đang thuê trọ nếu đáp ứng các điều kiện:

  • Có nơi ở hợp pháp (phòng trọ, nhà trọ có địa chỉ rõ ràng);
  • Sinh sống từ 30 ngày trở lên tại nơi đó;
  • Là người không có hộ khẩu thường trú tại địa phương đang ở trọ;
  • Không thuộc đối tượng bị cấm đăng ký tạm trú.

>> Xem thêm: Tải mẫu giấy xác nhận tạm trú tạm vắng phổ biến.

3. Thời hạn tạm trú cho sinh viên

Thời hạn tạm trú đối với sinh viên là tối đa là 24 tháng kể từ ngày đăng ký. 

Sau khi hết hạn, sinh viên cần gia hạn tạm trú nếu vẫn tiếp tục ở trọ tại địa chỉ cũ. Sinh viên sẽ không bị giới hạn số lần gia hạn thời gian tạm trú.

4. Sinh viên không đăng ký tạm trú bị phạt bao nhiêu?

Sinh viên không thực hiện đăng ký tạm trú sẽ có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tùy trường hợp theo quy định tại Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Câu hỏi thường gặp khi đăng ký tạm trú sinh viên

1. Đăng ký tạm trú là gì?

Đăng ký tạm trú là thủ tục bắt buộc đối với công dân đến sinh sống tạm thời tại địa phương khác nơi thường trú từ 30 ngày trở lên, theo quy định tại Luật Cư trú 2020. 

>> Xem chi tiết: Đăng ký tạm trú là gì?

2. Cách đăng ký tạm trú cho sinh viên thực hiện như thế nào?

Thủ tục đăng ký tạm trú của sinh viên sẽ phụ thuộc vào cách đăng ký tạm trú trực tiếp hay cách đăng ký tạm trú online.

>> Xem chi tiết: Hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú cho sinh viên.

3. Hồ sơ đăng ký tạm trú cho sinh viên gồm những gì?

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
  • Giấy tờ có thể chứng minh địa chỉ bạn ở hợp pháp;
  • Thẻ CCCD của sinh viên.

>> Xem chi tiết: Hồ sơ đăng ký tạm trú – Có mẫu tải miễn phí.

4. Sinh viên không làm đăng ký tạm trú có bị xử phạt không?

Có. Theo quy định, sinh viên không đăng ký tạm trú đúng thời hạn có thể bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng.

5. Thời hạn tạm trú của sinh viên là bao lâu?

Thời hạn tạm trú của sinh viên tối đa là 2 năm và có thể gia hạn nhiều lần.​

Hy vọng bài viết trên Maudon.net giúp bạn hiểu rõ về cách đăng ký tạm trú cho sinh viên. Nếu bạn cần được tư vấn về các loại mẫu đơn nói chung, mẫu đăng ký tạm trú cho sinh viên, người ở trọ nói riêng thì hãy liên hệ ngay với Maudon.net để được tư vấn chi tiết.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?