Tải đơn xin nhập hộ khẩu mới nhất. Cách viết đơn xin nhập hộ khẩu. Thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ/chồng. Lưu ý và quy định về nhập hộ khẩu bạn cần biết rõ.
Hộ khẩu là gì?
Hộ khẩu, hay thường được gọi là sổ hộ khẩu, là giấy tờ quan trọng trong việc quản lý đăng ký cư trú và quản lý dân cư tại Việt Nam. Nó có các thông tin liên quan về hộ gia đình, bao gồm:
- Thông tin ai là người chủ hộ;
- Tên của các thành viên trong gia đình;
- Số CCCD và thông tin liên quan đến địa chỉ của sổ hộ khẩu;
- Ngày tháng năm sinh, quê quán, quan hệ của các thành viên trong gia đình với người chủ hộ;
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A là có quan hệ là con gái của chủ hộ, anh Nguyễn Văn A có quan hệ là cháu của chủ hộ.
Hộ khẩu được xem là chứng minh nhân thân, chứng minh quyền lợi của công dân, quản lý và quy định các quyền lợi về xã hội, y tế, giáo dục, và các dịch vụ công cộng liên quan.
Ngoài việc xác định được người có quyền hưởng các chính sách của xã hội từ nhà nước, hộ khẩu còn chứa các thông tin liên quan đến việc hình thành cơ sở hạ tầng cho việc quản lý dân số, thống kê dân số, và điều phối nguồn lực giữa các địa phương với nhau.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hộ khẩu cũng có thể tạo ra một số hạn chế về quyền lợi cho những người muốn chuyển nhà hoặc tạo ra các trở ngại trong việc di chuyển sinh sống giữa các nơi, việc học tập, hay việc tiếp cận các dịch vụ công cộng. Một số nền văn hóa ở các nước cũng coi hộ khẩu như một yếu tố xã hội địa lý, gắn kết với ý thức cộng đồng và lòng tự hào về nguồn gốc vùng miền.
Đơn xin nhập hộ khẩu là gì? Khi nào cần nhập hộ khẩu?
Như đã nêu ở trên hộ khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định quyền lợi của một công dân và quy định các quyền lợi về xã hội, y tế, giáo dục, và các dịch vụ công cộng liên quan, do đó việc xin nhập hộ khẩu sẽ giúp công dân được hưởng toàn bộ các quyền lợi của hộ khẩu đó.
Đơn xin nhập hộ khẩu là tài liệu quan trọng được sử dụng để yêu cầu cấp sổ hộ khẩu cho cá nhân hoặc gia đình khi họ chuyển đến một địa phương mới.
Một đơn xin nhập hộ khẩu cần phải cung cấp các thông tin cụ thể như tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, quan hệ gia đình và địa chỉ cũ, đồng thời kèm theo các giấy tờ như căn cước công dân, sổ hộ khẩu cũ (nếu có), và các giấy tờ khác liên quan để chứng minh tính chính xác của thông tin.
Quy trình xin nhập hộ khẩu có thể sẽ khác nhau tùy theo quy định của từng địa phương, và việc điền đơn này cần tuân thủ các quy định cụ thể ở nơi đó để có thể đảm bảo quá trình cấp hộ khẩu được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
Tải mẫu đơn xin nhập hộ khẩu – MIỄN PHÍ
Đơn xin nhập hộ khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc thủ tục nhập hộ khẩu ở địa phương, quyết định việc cán bộ tiếp nhận hồ sơ có xét duyệt hồ sơ của bạn hay không dựa trên việc mô tả bản thân, lý do, nguyện vọng muốn nhập hộ khẩu, tình hình thường trú và cam kết tuân thủ pháp luật tại địa phương ở trong đơn xin nhập hộ khẩu.
Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin nhập hộ khẩu mà Maudon.net đã căn cứ theo Luật Cư trú 2020 soạn ra để viết đơn xin nhập hộ khẩu.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----***----
..........,Ngày.......,Tháng......,Năm...........
ĐƠN XIN NHẬP HỘ KHẨU
Kính gửi: .....................................................................................................
Tên: ....................................................., Sinh ngày: ....................................
CMND/CCCD: ............................................................................................
Nơi cấp: .............................................., Ngày cấp: ......................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.................................................................
Kính gửi cơ quan có thẩm quyền,
Tôi viết đơn này để trình bày vấn đề như sau:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Trong thời gian tạm trú, chúng tôi luôn tuân thủ pháp luật và nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ công dân tại địa phương.
Tôi mong muốn được nhập hộ khẩu tại địa phương để thuận lợi trong việc .................................................... Rất mong cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết việc nhập hộ khẩu cho ....................................
Xin chân thành cảm ơn sự xem xét của quý cơ quan!
Trân trọng.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn cách viết đơn xin nhập hộ khẩu
- Quốc hiệu và tiêu ngữ: Viết hoa toàn bộ quốc hiệu, viết hoa chữ cái đầu của tiêu ngữ, viết ở đầu văn bản, căn lề giữa;
- Thời gian viết: Cần ghi đầy đủ theo thứ tự thứ, ngày, tháng, năm;
- Tên đơn: Viết hoa, in đậm toàn bộ đơn xin nhập hộ khẩu;
- Kính gửi: Ghi tên cơ quan nơi gửi đơn. Ví dụ: Công an xã X, công an quận Y…;
- Thông tin người xin nhập hộ khẩu:
-
- Tên: Ghi đầy đủ họ tên, viết hoa chữ cái đầu tiên;
- Ngày sinh: điền ngày tháng năm sinh. Ví dụ: 01/01/2000;
- CMND/CCCD: Ghi số chứng minh hoặc căn cước ở mặt trước của thẻ;
- Nơi cấp: Ghi nơi cấp chứng minh hoặc căn cước có ở mặt sau của thẻ;
- Ngày cấp: Ghi ngày cấp theo mặt sau của thẻ;
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Điền địa chỉ nơi mà bản thân đang có nguyện vọng nhập hộ khẩu.
- Nội dung đơn xin nhập hộ khẩu: Ghi rõ lý do, cam kết của bản thân khi nhập vào hộ khẩu của nơi đó. Ví dụ: “Kính gửi cơ quan có thẩm quyền, tôi viết đơn này để trình bày vấn đề như sau: Tôi hiện đang công tác tại Công ty ABC từ ngày 15 tháng 5 năm 2023. Gia đình tôi có người thân cư trú tại khu phố số 8, Phường A, Quận B. Trong thời gian tạm trú, chúng tôi sẽ nghiêm túc tuân thủ theo luật pháp và chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ công dân tại địa phương này.”;
- Bày tỏ mong muốn và lời cảm ơn: Cần trình bày về mong muốn làm việc tại địa phương, về chức danh làm việc, tên văn phòng làm việc, tên của công ty nơi làm việc. Ví dụ: “Tôi mong muốn được nhập hộ khẩu tại địa phương để thuận lợi trong việc làm giảng viên tại trường Đại học T. Rất mong cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết việc nhập hộ khẩu cho tôi, giảng viên, khoa H, trường Đại học T. Tôi xin chân thành biết ơn sự quan tâm, xem xét của quý cơ quan! Trân trọng.”;
- Ký và ghi rõ họ tên người xin nhập hộ khẩu.
Thủ tục xin nhập hộ khẩu cho vợ/chồng/con cái
Hồ sơ xin đăng ký nhập hộ khẩu bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (Mẫu HK02), bản khai nhân khẩu (Mẫu HK01), giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
Tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp bao gồm:
- Giấy tờ, tài liệu về quyền sử dụng đất ở;
- Giấy tờ, tài liệu về nhà ở do thuê, mượn, ở nhờ;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đăng ký tạm trú hoặc thường trú trước đó tại chỗ ở đó;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại phương tiện.
>> Xem thêm: Mẫu tường trình quan hệ nhân thân.
Trình tự, thủ tục đăng ký nhập hộ khẩu:
- Người có nhu cầu đăng ký nhập hộ khẩu cần phải nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký cư trú;
- Trong thời gian 7 ngày làm việc, bắt đầu từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ có trách nhiệm thẩm định, xác minh và cấp sổ hộ khẩu cho công dân;
- Trong trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì cơ quan đăng ký cư trú sẽ giải thích, hướng dẫn người đăng ký về cách bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Lưu ý khi viết đơn xin nhập hộ khẩu
Để được xin nhập hộ khẩu cần phải lưu ý một số điều sau khi viết đơn:
- Cần trình bày cụ thể, rõ ràng, chính xác, trung thực các nội dung được viết trong mẫu đơn;
- Không được tẩy xóa, sửa đổi nội dung bên trong đơn, trường hợp người làm đơn viết sai thì nên viết lại;
- Cần sử dụng cùng chung một loại mực khi viết đơn, không được viết tắt khi viết các nội dung trong đơn.
Câu hỏi thường gặp khi viết đơn xin nhập hộ khẩu
1. Ngoài việc được sự đồng ý của chủ hộ có cần thêm điều kiện nào để đăng ký thường trú, tạm trú không?
Câu trả lời của Maudon.net là có ngoài việc cần được sự đồng ý của chủ hộ người viết đơn cần chú ý trường hợp của bản thân thuộc về khoản nào trong điều 20 của luật cư trú để có sự chuẩn bị bị về giấy tờ chứng minh khi tiến hành làm hồ sơ xin nhập hộ khẩu.
>> Tham khảo thêm: Thủ tục xin nhập hộ khẩu.
2. Việc đăng ký nhập hộ khẩu diễn ra trong bao lâu
Thời gian đăng ký nhập hộ khẩu sẽ thay đổi tùy vào tình hình tại địa phương nhưng thời hạn cuối trả hồ sơ sẽ là sau 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ