spot_img
HomeThuế - Kế toán - Kiểm toánTải mẫu công văn giải trình thuế - lưu ý khi làm...

Tải mẫu công văn giải trình thuế – lưu ý khi làm giải trình thuế

Việc kê khai và đóng thuế là trách nhiệm cũng như nghĩa cụ của người dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Trong thực tế quá trình làm việc kiểm tra, phát sinh nhiều trường hợp mà cơ quan quản lý thuế yêu cầu cá nhân, doanh nghiệp tổ chức giải trình thuế có thể vì nhiều lý do khác nhau và mẫu giải trình thuế được sử dụng trong mục đích đó.

Công văn giải trình thuế (biên bản giải trình thuế) là gì?

Công văn giải trình thuế (văn bản giải trình) là văn bản hành chính do các cơ quan, tổ chức, hoặc doanh nghiệp lập ra nhằm giải thích và làm rõ các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ với cơ quan quản lý thuế.

Trong quá trình này, các đơn vị có thể gặp sai sót như cung cấp sai thông tin về bên giải trình hoặc kê khai thuế không chính xác. Việc giải trình qua công văn là bước bắt buộc khi xử lý vi phạm hành chính về thuế, nhằm làm rõ các sai phạm như khai thiếu thuế, trốn thuế, và các vi phạm tương tự.

Hiện tại, pháp luật chưa quy định mẫu cụ thể cho công văn giải trình thuế, vì vậy các cơ quan, tổ chức cần linh hoạt dựa trên tình huống thực tế và nội dung sự việc để soạn công văn phù hợp.

Biên bản giải trình thuế là gì?

Tải mẫu công văn giải trình thuế mới nhất!

Tải mẫu công văn giải trình thuế hay biên bản giải trình thuế tại Maudon.net.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CÔNG TY ..[1]..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________________

 

Số:…/2024

TP.Hồ Chí Minh, ngày…/…/2024

 

GIẢI TRÌNH

(V/v trả lời Công văn số…ngày…/…/… của Chi cục Thuế…)

 

Kính gửi:……[2]……….

- Tên Công ty:…………….

- Mã số thuế:…………….

- Địa chỉ trụ sở chính: …………….

- Người đại diện theo pháp luật:…………….

- Số điện thoại:…………….

Ngày.../.../..., chúng tôi nhận được Công văn số... của Chi cục Thuế……về việc……[3]…. Chúng tôi xin được trả lời lần lượt các câu hỏi trong Công văn như sau:

………[4]…….

…………….

…………….

Công ty ……………… kính đề nghị Chi cục Thuế…… xem xét, tạo điều kiện cho Công ty kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VP.

ĐẠI DIỆN CÔNG TY

GIÁM ĐỐC

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

[1] Tên đầy đủ của Công ty.

[2] Gửi Cơ quan Thuế yêu cầu giải trình (dựa vào Công văn mà Cơ quan Thuế gửi cho Công ty).

[3] Ghi ngắn gọn nội dung mà Cơ quan Thuế yêu cầu giải trình (ví dụ: giải trình thu nhập của người lao động, thuế giá trị gia tăng…)

[4] Trả lời cụ thể từng câu hỏi/vấn đề mà Cơ quan Thuế đặt ra (ví dụ: giải trình thu nhập của người lao động tại sao có sự chênh lệch như Cơ quan Thuế nêu, hay thuế giá trị gia tăng có sự khác biệt so với số liệu mà Cơ quan Thuế nêu…).

Lưu ý khi viết công văn giải trình thuế 

Mẫu công văn giải trình thuế thường ngắn gọn, tập trung vào nội dung chính cần giải trình. Cụ thể, một công văn giải trình thuế cần bao gồm các phần quan trọng sau:

  1. Phần mở đầu
  • Quốc hiệu, tiêu ngữ;
  • Thời gian và địa điểm viết và gửi công văn;
  • Cơ quan thuế nhận công văn giải trình.
  1. Thông tin của đơn vị gửi công văn
  • Tên cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp;
  • Mã số thuế;
  • Địa chỉ liên hệ: bao gồm địa chỉ chính thức, số điện thoại, email và fax (nếu có).
  1. Thông tin của người đại diện
  • Họ tên, chức vụ;
  • Số căn cước công dân và nơi cư trú.
  1. Nội dung giải trình
  • Nguyên nhân và lý do phát sinh sai sót trong quá trình kê khai hoặc nộp thuế;
  • Biện pháp khắc phục và cam kết điều chỉnh theo đúng quy định;
  • Đề xuất hoặc kiến nghị đối với cơ quan thuế, nếu cần thiết.
  1. Xác nhận và chữ ký: Chữ ký và dấu xác nhận của người đại diện hoặc lãnh đạo đơn vị gửi công văn.

Phần nội dung cần được trình bày rõ ràng, mạch lạc và bám sát vào yêu cầu giải trình. Mọi thông tin phải đảm bảo tính chính xác và trung thực; việc khai gian dối có thể dẫn đến trách nhiệm pháp lý cho tổ chức hoặc doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN (mẫu 08).

Tìm hiểu về thuế và các đặc điểm của thuế

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ cá nhân và tổ chức cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được quy định bởi pháp luật, nhằm phục vụ cho mục đích công cộng và phát triển xã hội. Thuế đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước và đầu tư vào các dịch vụ công như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng.

Tìm hiểu về vấn đề liên quan biên bản giải trình thuế

Một số đặc điểm của thuế có thể kể đến như:

1. Tính bắt buộc

Bắt buộc nhưng không mang tính hình sự: Thuế là nghĩa vụ pháp lý được quy định, không liên quan đến hành vi phạm pháp của người nộp. Dù người dân không tự nguyện nhưng vẫn phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Không kèm quyền lợi trực tiếp:Người nộp thuế không được yêu cầu hoặc đòi hỏi quyền lợi riêng biệt nào sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế.

So sánh với các hình thức khác:

  • Phí và lệ phí: Mang tính chất đối giá và tự nguyện hơn vì người nộp nhận được dịch vụ cụ thể từ Nhà nước (ví dụ: lệ phí làm hộ chiếu, phí giao thông);
  • Công trái: Thường là khoản huy động vốn từ nhân dân có tính chất tự nguyện;
  • Tiền phạt: Tuy cũng bắt buộc, nhưng chỉ áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật.

>> Tham khảo: Mẫu văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế (mẫu 25/ĐK-TCT).

2. Tính không hoàn trả trực tiếp

Trước khi thu thuế, Nhà nước không cam kết sẽ cung cấp dịch vụ nào trực tiếp cho người nộp thuế. Sau khi nộp thuế, người dân không được nhận lại khoản tiền hay dịch vụ tương đương.

Lợi ích hoàn trả gián tiếp: Người dân sẽ hưởng lợi từ thuế thông qua các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng. Dù không được hưởng lợi trực tiếp hoặc ngay lập tức, nghĩa vụ đóng thuế vẫn phải được thực hiện.

So sánh với phí và lệ phí: Phí và lệ phí có sự đối ứng rõ ràng giữa khoản nộp và dịch vụ nhận được, ví dụ: phí bảo trì đường bộ hay lệ phí cấp giấy tờ hành chính.

Thuế có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giúp duy trì các hoạt động phục vụ công ích và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

3. Tính pháp lý

Tính pháp lý của thuế phụ thuộc vào quyền lực và thẩm quyền mà Nhà nước có trong việc ban hành luật và quy định liên quan đến thuế. Joseph E. Stiglitz đã ví von rằng việc thu thuế giống như hành vi ăn trộm, nhưng có sự khác biệt chủ yếu là việc thu thuế được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật và có sự tôn trọng từ các quá trình chính trị.

Tính pháp lý cao của thuế không chỉ đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong việc thu thuế mà còn tạo ra một cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Nó giúp người nộp thuế nhận thức được nghĩa vụ của mình và quyền lợi mà họ sẽ được hưởng thông qua các dịch vụ công do Nhà nước cung cấp.

Các mức phạt liên quan đến thuế phổ biến hiện nay

Mức phạt liên quan đến thuế tại Việt Nam hiện nay được quy định chi tiết trong các văn bản pháp luật, đặc biệt là Luật Quản lý thuế và các Nghị định hướng dẫn thi hành. 

Một số hành vi vi phạm thuế thường gặp và mức phạt tương ứng mà bạn có thể tham khảo:

  • Khai sai, khai thiếu thông tin trong hồ sơ khai thuế: Phạt từ 500.000 đồng đến 2.500.000 đồng. Nếu khai sai không dẫn đến thiếu thuế hoặc thuộc trường hợp trốn thuế nhưng chưa gây hậu quả, có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng;
  • Chậm nộp hồ sơ khai thuế: Phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu chậm nộp từ 1 đến 30 ngày. Phạt từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu chậm nộp trên 90 ngày;
  • Trốn thuế: Bị phạt từ 1 đến 3 lần số thuế trốn, tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm;
  • Các hành vi vi phạm khác: Không xuất hóa đơn, chứng từ hoặc xuất hóa đơn, chứng từ không đúng quy định; Không kê khai, nộp thuế đúng hạn.

Các câu hỏi liên quan đến công văn giải trình thuế

1. Công văn giải trình thuế là gì?

Công văn giải trình thuế là văn bản hành chính do các cơ quan, tổ chức, hoặc doanh nghiệp lập ra nhằm giải thích và làm rõ các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ với cơ quan quản lý thuế.

2. Các yếu tổ ảnh hưởng đến mức phạt liên quan đến thuế là gì?

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức phạt:

  • Tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm: Vi phạm càng nghiêm trọng, mức phạt càng cao;
  • Số tiền thuế phải nộp: Số tiền thuế trốn càng lớn, mức phạt càng cao;
  • Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ: Nếu có các tình tiết tăng nặng (ví dụ: tái phạm, cố ý trốn thuế), mức phạt sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu có các tình tiết giảm nhẹ (ví dụ: thành khẩn khai báo, tự nguyện nộp thuế), mức phạt có thể được giảm;

Ở bài viết trên, Maudon.net đã cùng các bạn tìm hiểu về công văn giải trình thuế và kèm theo những quy định, thông tin liên quan để bạn có cái nhìn đa chiều hơn. Nếu bạn đang cần hoặc có nhu cầu mong muốn được tư vấn, tham khảo các loại mẫu đơn thì hãy liên lạc ngay với Maudon.net qua thông tin số điện thoại, email để được tư vấn tận tình nhất nhé!

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?