spot_img
HomeThông báo - Quyết địnhTải Văn bản giải trình, công văn giải trình, biên bản giải...

Tải Văn bản giải trình, công văn giải trình, biên bản giải trình

Tải mẫu đơn giải trình: công văn giải trình sự việc, văn bản giải trình thuế tncn, biên bản giải trình sai sót, bản giải trình cá nhân. Cách viết đơn giải trình sự việc.

Văn bản giải trình là gì? Công văn giải trình là gì? Biên bản giải trình là gì?

Căn cứ vào Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, Điều 2, khoản 8, có thể hiểu giải trình là việc cá nhân hữu quan, các cơ quan giải thích và làm rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ hay quyền hạn được giao theo yêu cầu của chủ thể giám sát.

➤ Điểm giống nhau: Cả ba loại văn bản giải trình, công văn giải trình và biên bản giải trình đều thuộc loại văn bản hành chính.

➤ Điểm khác nhau:

  • Công văn là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan nhà nước với công dân và cấp dưới, cấp trên. Công văn có hiệu lực pháp lý.
  • Biên bản là bản ghi chép lại những sự việc đang hoặc đã diễn ra. Biên bản không có hiệu lực pháp lý mà chủ yếu được dùng để làm căn cứ minh chứng cho các sự kiện thực tế đã hoặc đang xảy ra. 
  • Văn bản là một công cụ để ghi chép, lưu trữ và truyền đạt những thông tin từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng chữ viết. Đơn giản hơn, văn bản là cách nói chung cho hầu hết các dạng như: mẫu đơn, biên bản, công văn, mẫu tờ trình, thông báo, báo cáo…. Trong bài viết này văn bản giải trình gồm cả công văn giải trình và biên bản giải trình.

Văn bản giải trình là gì? Công văn giải trình là gì? Biên bản giải trình là gì?

Khi nào cần viết đơn giải trình sự việc

Giải trình hiểu đơn giản là “giải thích” và “trình bày”, khi có một sự việc nào đó mà bạn cần giải thích hay trình bày để làm rõ cho người tiếp nhận văn bản thì khi đó bạn cần viết đơn giải trình. Văn bản giải trình/ Đơn giải trình có thể viết nhằm các trường hợp với nhiều mục đích khác nhau như sau:

➤ Đối với công văn giải trình:

  • Công văn dùng để chỉ đạo;
  • Công văn dùng để đề nghị, yêu cầu;
  • Công văn dùng để phúc đáp;
  • Công văn dùng để hướng dẫn;
  • Công văn dùng để đôn đốc.

➤ Đối với biên bản giải trình:

  • Biên bản dùng để bàn giao công việc;
  • Biên bản giải trình thuế thu nhập cá nhân;
  • Biên bản giải trình sự việc cá nhân;
  • Biên bản giải trình sai sót của cá nhân, tập thể;
  • Biên bản giải trình chậm nộp báo cáo;
  • Biên bản giải trình vi phạm hành chính;

Tải miễn phí những mẫu văn bản giải trình chi tiết nhất

Sau đây là một số mẫu văn bản giải trình/đơn giải trình phổ biến nhất mà Maudon.net đã soạn, các độc giả có thể tham khảo, chỉnh sửa trực tiếp tại đây và tải về file word miễn phí.

1. Mẫu văn bản giải trình thuế 

Mẫu văn bản giải trình thuế là loại văn bản được cá nhân hay doanh nghiệp, tổ chức sử dụng để gửi đến cơ quan thuế để giải trình các vấn đề có liên quan đến thuế như: thuế tncn (thu nhập cá nhân), thuế doanh nghiệp, hóa đơn…

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

TÊN CÔNG TY

Số: ....../CV-......

V.v: Giải trình chậm nộp tờ khai thuế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

..........., ngày .... tháng .... năm ....

 

VĂN BẢN GIẢI TRÌNH

(V.v: Nộp chậm tờ khai thuế)

 

Kính gửi: CHI CỤC THUẾ QUẬN/HUYỆN ............................

 

- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY ....................................................................

- Mã số thuế/Mã số doanh nghiệp: ............................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................

- Điện thoại: ....................................... Fax: ..................................

- Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà ................. Sinh ngày: ...................

- Chức vụ: .............................................. Số điện thoại liên hệ: .....................

Báo cáo giải trình về việc nộp chậm tờ khai thuế Công ty .............................

Ngày .... tháng .... năm ....., chúng tôi nhận được công văn yêu cầu giải trình về việc nộp chậm tờ khai

thuế Quý .../20.... Chúng tôi xin giải trình về lý do doanh nghiệp nộp chậm tờ khai thuế như sau:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Công ty ................ xin cam đoan những gì chúng tôi đã trình bày và những giấy tờ cung cấp là

đúng sự thật. Nếu không đúng, Công ty ............ xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp

luật.

Kính đề nghị Chi cục thuế Quận/Huyện ................ tiếp nhận đơn giải trình và xem xét.

Xin trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT; 

TM Doanh nghiệp

Giám đốc ký, ghi rõ họ tên

2. Mẫu công văn giải trình sự việc chung

Mẫu công văn giải trình sự việc chung là mẫu công văn được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức dùng để giải trình hầu hết các sự việc, hoạt động thông tin và giao dịch trong phạm vi thẩm quyền của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH

(Về việc:..…………………………….)

 

Kính gửi: …………………[Tên cơ quan tiếp nhận đơn giải trình]……..

- Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………….

- Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………...

- Số điện thoại: …………………………………. Số Fax: ……………………..

- Mã số thuế: …………………………………………………………………….

- Đại diện theo pháp luật: Ông/Bà………………….. Chức vụ: ……………………….

- Ngành nghề kinh doanh: ………………………………………………………

Nội dung giải trình: [Ghi rõ giải trình về vấn đề gì, theo yêu cầu hay công văn số bao nhiêu của cơ quan nhà nước; trình bày nội dung giải trình và các tài liệu kèm theo (nếu có) để chứng minh cho yêu cầu giải trình.]

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Trên đây là toàn bộ nội dung giải trình của Công ty chúng tôi về sự việc ……………………………... Chúng tôi cam đoan toàn bộ nội dung trình bày là đúng sự thật và sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật nếu có điều gì trình bày gian dối.

Nơi nhận: ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP

Như trên;     GIÁM ĐỐC

Lưu: VT; …     (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

3. Mẫu công văn giải trình nộp chậm tờ khai

Mẫu công văn giải trình nộp chậm tờ khai là công văn dùng để giải thích, trình bày về việc nộp chậm tờ khai gửi đến cơ quan có thẩm quyền qua đó cơ quan này sẽ xem xét phần giải trình của cơ quan, tổ chức, công ty, doanh nghiệp nào đó đã nộp chậm tờ khai theo quy định để đưa ra hướng giải quyết.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

TÊN CÔNG TY

Số: ....../CV-......

V.v: Giải trình chậm nộp tờ khai …

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

..........., ngày .... tháng .... năm ....

 

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH

(V.v: Nộp chậm tờ khai …)

 

Kính gửi: CHI CỤC … QUẬN/HUYỆN ............................

 

- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY ....................................................................

- Mã số doanh nghiệp: ............................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................

- Điện thoại: ....................................... Fax: ..................................

- Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà ................. Sinh ngày: ...................

- Chức vụ: .............................................. Số điện thoại liên hệ: .....................

Báo cáo giải trình về việc nộp chậm tờ khai thuế Công ty .............................

Ngày .... tháng .... năm ....., chúng tôi nhận được công văn yêu cầu giải trình về việc nộp chậm tờ khai

…Quý .../20.... Chúng tôi xin giải trình về lý do doanh nghiệp nộp chậm tờ khai … như sau:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Công ty ................ xin cam đoan những gì chúng tôi đã trình bày và những giấy tờ cung cấp là

đúng sự thật. Nếu không đúng, Công ty ............ xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp

luật.

Kính đề nghị Chi cục … Quận/Huyện ................ tiếp nhận đơn giải trình và xem xét.

Xin trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT; 

TM Doanh nghiệp

Giám đốc ký, ghi rõ họ tên

4. Mẫu công văn giải trình về hóa đơn

Mẫu công văn giải trình về hoá đơn là công văn dùng để giải thích, trình bày về các vấn đề có liên quan đến thuế, hoá đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền qua đó cơ quan này sẽ xem xét phần giải trình của cơ quan, tổ chức, công ty, doanh nghiệp để đưa ra hướng giải quyết.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

TÊN CÔNG TY

Số: ....../CV-......

V.v: Giải trình mất hóa đơn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

..........., ngày .... tháng .... năm ....

 

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH MẤT HOÁ ĐƠN

[Ghi rõ mất hoá đơn đầu vào hoặc đầu ra]

Kính gửi: Chi Cục Thuế .................................................

- Tên tổ chức, cá nhân làm mất hoá đơn: ...................................

- Mã số thuế: ...............................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................

- Đại diện pháp luật: Ông/Bà ................................. Chức vụ: ................

Giải trình về việc mất hoá đơn như sau:

Ký hiệu hoá đơn bị mất: ...............................................................

Số hoá đơn bị mất: .......................................................................

Lý do mất hoá đơn: ....................................................................

....................................................................................................

...................................................................................................

Nay đơn vị báo cáo với ...................... để ngăn chặn sự lợi dụng và thông báo số hoá đơn trên không còn giá trị sử dụng.

Công ty chúng tôi xin cam kết nội dung giải trình trên là đúng sự thật. Nếu phát hiện thông tin sai sự

thật, công ty chúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT; 

TM Doanh nghiệp

Giám đốc ký, ghi rõ họ tên

5. Mẫu công văn giải trình với khách hàng 

Mẫu công văn giải trình với khách hàng là công văn dùng để giải thích, trình bày với khách hàng về những vấn đề có liên quan đến khách hàng như: gây tổn thất, thiệt hại cho khách hàng, thông tin sai lệch của công ty/doanh nghiệp ảnh hưởng đến khách hàng…

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

TÊN CÔNG TY

Bộ phận/Phòng ban: ............

Số: ....../CV-......

V.v: Giải trình với khách hàng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

..........., ngày .... tháng .... năm ....

 

Kính gửi: - Ông/Bà ..........................

                 - Công ty ............................

 

Nhận được đơn khiếu nại của Ông/Bà ........................, phụ trách bộ phận/phòng ban .......................... của Công ty ..................... về việc.................. vào ngày ..... tháng ..... năm ..... theo hợp đồng số ......./HĐ......, Công ty ......... đã tiến hành kiểm tra, rà soát lại ............................ Do sai sót.............. nên đã dẫn đến sự việc ........................................

Nay Công ty chúng tôi làm công văn này gửi đến Ông/Bà ............................

để giải trình và đề nghị ..................................... trước ngày ..... tháng ....năm .....

Công ty chúng tôi xin cam kết nội dung giải trình trên là đúng và xin hoàn hoàn chịu trách nhiệm về những tổn thất gây ra cho khách hàng.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT; P. CSKH;

TRƯỞNG BỘ PHẬN/PHÒNG BAN

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

6. Mẫu biên bản giải trình sự việc chung

Mẫu biên bản giải trình sự việc chung là bản ghi chép lại những sự việc đang hoặc đã diễn ra. Biên bản có thể là ghi lại một vấn đề, sự kiện như: biên bản hội nghị, biên bản cuộc họp, biên bản hành vi vi phạm pháp luật, biên bản bàn giao công việc, tài sản…

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

TÊN DOANH NGHIỆP

Số:…./….-……

V/v giải trình ………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

….. ,ngày…. tháng ……..năm……….

BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH

Về việc ………

Kính gửi: Cơ quan/ người có thẩm quyền tiếp nhận

Tên doanh nghiệp/cá nhân:

Mã số thuế/ mã số doanh nghiệp:

Địa chỉ trụ sở:

Hotline:                                                                           Số Fax/email (nếu có):

Người đại diện theo pháp luật Ông/Bà:                           Sinh năm:

Chức vụ:

Số điện thoại liên hệ:

Báo cáo giải trình sai sót về vấn đề……………….

1.Vấn đề sai sót:

………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………..

2.Trình bày lý do:

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

Cung cấp giấy tờ liên quan ( Nếu có):

Công ty………. xin cam đoan những gì đã trình bày và giấy tờ cung cấp là đúng sự thật. Nếu sai Công ty…………. xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Kính đề nghị Quý cơ quan tiếp nhận, xem xét./.

Xin trân trọng cảm ơn!

DOANH NGHIỆP

 

 

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

7. Mẫu biên bản giải trình sai sót cá nhân

Mẫu biên bản giải trình sai sót cá nhân là mẫu biên bản dùng để trình bày và giải thích về sai sót của cá nhân trong một vấn đề cụ thể nào đó như: biên bản giải trình nộp báo cáo trễ, biên bản giải trình việc không thực hiện đúng quy định công ty…

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………………,ngày………. tháng… năm……

BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH

(Về việc: ……………. )

Kính gửi: ………………………..

Tên tôi là: …………………….. Sinh năm: ……………………

CMND/CCCD Số: ……………… Cấp ngày: …/…/… Nơi cấp: ……

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………….

Nơi ở hiện tại: ………………………………

Số điện thoại liên hệ: …………………………………………….

Hiện tại tôi đang công tác tại: ……………………

Chức vụ: …………………………..

NỘI DUNG GIẢI TRÌNH: (1)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trên đây là toàn bộ nội dung giải trình của tôi về vụ việc ………………. Tôi cam đoan toàn bộ nội dung đã trình bày là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã giải trình.

Kính mong Quý cơ quan xem xét, đánh giá toàn diện vụ việc và giải quyết thấu đáo, đúng pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tôi. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn Quý cơ quan./.

Mọi thông tin tôi xin được nhận thông qua địa chỉ:

……………. (ghi đầy đủ họ tên), địa chỉ:.............................., Số điện thoại:..................

Tài liệu kèm theo:

NGƯỜI GIẢI TRÌNH

(Ký, ghi rõ họ tên)

Lưu ý: (1) nên ghi theo trình tự diễn biến của vụ việc để người đọc thuận tiện theo dõi, đánh giá.

Cách viết văn bản/công văn/biên bản giải trình sự việc

➤ Khi viết văn bản giải trình về một sự việc nào đó, cần phải chú ý đến kỹ thuật trình bày và thể thức văn bản theo đúng quy định tại Nghị định 30 về công tác văn thư của Chính phủ.

➤ Mẫu công văn giải trình là mẫu văn bản được pháp luật quy định, cần phải trình bày rành mạch, rõ ràng, ngôn từ nghiêm túc và thể hiện sự chuyên nghiệp trong văn bản. Còn biên bản giải trình không có hiệu lực pháp lý như công văn giải trình nhưng vẫn cần phải trình bày theo đúng quy định vì đây là loại văn bản dùng trong công việc, cần mang văn phong nghiêm túc.

➤ Cụ thể, sau đây là một số điều cần chú ý khi viết một văn bản giải trình để gửi đến nơi khác:

1. Thể thức của văn bản giải trình

Theo quy định tại Mục 1, Điều 8 của Nghị định 30 về công tác văn thư, thể thức của văn bản hành chính cụ thể là văn bản giải trình cần có những nội dung chính sau đây:

  • Quốc hiệu và Tiêu ngữ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản giải trình;
  • Ký hiệu và số của văn bản giải trình;
  • Thời gian và địa điểm ban hành văn bản giải trình;
  • Tên loại văn bản giải trình và trích yếu nội dung của văn bản giải trình;
  • Nội dung cụ thể, đầy đủ của văn bản giải trình;
  • Họ tên, chức vụ và chữ ký của người có thẩm quyền lập văn bản giải trình;
  • Chữ ký, con dấu và số của cơ quan, tổ chức;
  •  Nơi nhận văn bản giải trình.

Ngoài những nội dung chính trên, văn bản giải trình có thể bổ sung thêm các thành phần khác như::

  • Mục lục, phụ lục của văn bản giải trình;
  • Các chỉ dẫn về dấu chỉ độ mật, phạm vi lưu hành, mức độ khẩn của văn bản giải trình;
  • Địa chỉ của trang thông tin điện tử, thư điện tử, số Fax, số điện thoại.

2. Kỹ thuật trình bày văn bản giải trình

Theo quy định tại Mục 1, Điều 9 của Nghị định 30 về công tác văn thư, kỹ thuật trình bày văn bản thông báo bao gồm:

➤ Khuôn giấy, cách thức trình bày, định dạng lề trang, kiểu chữ, font chữ, kích cỡ chữ, cách đánh số trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức, cụ thể:

  • Khuôn giấy A4 (210mm x 297mm);
  • Cách thức trình bày: Bằng chiều dài của khuôn A4. Trường hợp nội dung có các bảng, biểu đồ… nhưng không được làm thành các mục lục, phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng;
  • Định dạng lề trang: Cách lề trên và lề dưới 20 x 25mm, cách lề phải 15 – 20mm, cách lề trái 30 x 35mm;
  • Font chữ: Bộ mã Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam, Font chữ Times New Roman;
  • Kiểu chữ và kích cỡ chữ: Theo quy định cụ thể cho từng yếu tố thể thức;
  • Cách đánh số trang: Không hiển thị số trang thứ nhất của văn bản giải trình, đánh từ số 1 theo chữ số Ả Rập, kích thước 13 – 14;
  • Vị trí trình bày các thành phần thể thức: Làm theo đúng quy định ở mục đã đề cập phía trên “Thể thức của văn bản giải trình”.

➤ Viết hoa trong văn bản giải trình được đúng theo quy định như: tên người, tên vị trí địa lý, nhân vật lịch sử…

➤ Chữ viết tắt tên loại văn bản giải trình cũng phải được thực hiện theo quy định như: Nghị định (cá biệt) là “NĐ”, Quyết định (cá biệt) là “QĐ”, Quy định là “QyĐ”…

Những câu hỏi liên quan đến mẫu văn bản/công văn/biên bản giải trình 

1.  Văn bản hành chính là gì? 

Văn bản hành chính là văn bản được hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết các công việc của những cơ quan, tổ chức. Văn bản hành chính gồm những nội dung được thành văn và truyền đạt bằng ngôn ngữ hay ký hiệu; hình thành trong các hoạt động của các cơ quan, tổ chức và phải trình bày đúng kỹ thuật cũng như thể thức theo quy định pháp luật dùng để khi cần truyền đạt một  vấn đề, sự việc, nội dung tới nơi nào đó.

2. Có mẫu biên bản cho nhân viên văn phòng không?

Để tải mẫu biên bản dùng cho nhân viên văn phòng, bạn có thể tìm ở “Mẫu biên bản giải trình sự việc chung” ở phía trên mà Maudon.net đã đề cập. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều mẫu biên bản cụ thể khác dùng trong môi trường công sở dành cho nhân viên văn phòng, bạn có thể truy cập ở bài viết bên dưới nhé!

>> Tham khảo và tải miễn phí: Tổng hợp các mẫu biên bản phổ biến nhất.

3. Có mẫu công văn giải trình với ngân hàng không?

Để tải mẫu công văn giải trình với ngân hàng, bạn có thể tìm ở “Mẫu công văn giải trình sự việc chung” ở phía trên mà maudon.net đã đề cập. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều mẫu công văn cụ thể khác dùng liên quan đến giải trình với ngân hàng, bạn có thể truy cập ở bài viết bên dưới nhé!

>> Tham khảo và tải miễn phí: Tổng hợp các mẫu công văn thường dùng.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?