spot_img
HomeLĩnh vực khácMẫu tờ trình là gì? Tổng hợp mẫu tờ trình thông dụng...

Mẫu tờ trình là gì? Tổng hợp mẫu tờ trình thông dụng 2024

Mẫu tờ trình là gì? Bố cục nội dung mẫu tờ trình, hướng dẫn và các lưu ý trong cách viết tờ trình mới nhất theo quy định năm 2024.

Mẫu tờ trình là gì? 

Tờ trình là một văn bản trình bày, được sử dụng trong nội bộ các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp… Tờ trình được trình khi cấp dưới muốn trình bày quan điểm, sự việc; đề xuất kế hoạch cần sự xem xét, chỉ đạo, quyết định phê duyệt từ cấp trên. 

Mẫu tờ trình là gì?

Bố cục tờ trình bao gồm 3 phần cơ bản: 

Phần 1: Phần mở đầu, phần này người trình cần nêu rõ lý do viết tờ trình; 

Phần 2: Phần này cần nêu rõ các ý kiến chủ chốt, các đề xuất cần được xem xét;

Phần 3: Phần kiến nghị, bày tỏ mong muốn nhận được quyết định phê duyệt từ cấp trên;

Các loại tờ trình phổ biến trong cơ quan, tổ chức 

Cùng Maudon.net điểm qua các loại tờ trình được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

1. Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 

Mẫu tờ trình xin hỗ trợ kinh phí để tiếp tục triển khai các dự án đang tạm ngưng do bị thiếu kinh phí theo như kế hoạch đề xuất ban đầu. Thông thường tờ trình dạng này có thể được duyệt hoặc không tùy thuộc vào cách người trình bày cụ thể lý do bị thiếu hụt kinh phí. 

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

TÊN CƠ QUAN
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......./........

......., ngày....tháng.....năm.....

TỜ TRÌNH
V/v xin kinh phí ..............

Kính gửi: ....................................

Căn cứ theo Quyết định......./....../....... ngày.....tháng.....năm...... của ................

Căn cứ vào tình hình thực tế tại .........................................................................

Do nhu cầu cần thiết phải (lý do xin kinh phí) .............................................

...................................................................................................................................

............ (Tên cơ quan) .............. kính trình lên ....................................... xin chủ trương được sử dụng kinh phí vào việc

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Rất mong sự xem xét và chấp thuận của cơ quan cấp trên!

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 

2. Tờ trình xin tuyển dụng nhân sự 

Mẫu tờ trình xin tuyển dụng nhân sự là loại tờ trình phổ biến thứ hai trong các cơ quan, tổ chức. Mẫu tờ trình xin tuyển dụng nhân sự xuất phát từ nhu cầu cấp bách về sự thiếu hụt nhân sự trong các phòng, ban thuộc tổ chức. 

Người viết tờ trình cần nêu rõ lý do cụ thể về việc tuyển dụng nhân sự để cấp trên dễ dàng xem xét và phê duyệt tuyển dụng.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

TÊN CƠ QUAN
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......./........

......., ngày....tháng.....năm.....

TỜ TRÌNH
V/v xin tuyển dụng nhân sự ..............

Kính gửi: ....................................

Căn cứ theo Quyết định......./....../....... ngày.....tháng.....năm...... của ................

Căn cứ vào tình hình thực tế tại .........................................................................

Do nhu cầu cần thiết phải (lý do xin tuyển dụng) .............................................

...................................................................................................................................

............ (Tên cơ quan) .............. kính trình lên ....................................... xin chủ trương được tuyển dụng nhân sự.

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Rất mong sự xem xét và chấp thuận của cơ quan cấp trên!

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 

3. Tờ trình bổ nhiệm cán bộ, công chức 

Mẫu tờ trình bổ nhiệm cán bộ, công chức được thực hiện dựa trên kế hoạch bổ nhiệm các giai đoạn trong năm hoặc dành cho cán bộ, công chức có công mang lại lợi ích to lớn cho tổ chức, doanh nghiệp. Tờ trình bổ nhiệm sẽ được cấp trên xem xét và phê duyệt tùy thuộc vào mức lợi ích sau cùng mà cán bộ, công chức làm được cho tổ chức. 

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

TÊN CƠ QUAN
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......./........

......., ngày....tháng.....năm.....

TỜ TRÌNH
V/v xin chủ trương bổ nhiệm ..............

Kính gửi: ....................................

Giới thiệu tóm tắt về loại hình đơn vị......./....../....... ngày.....tháng.....năm...... của ................

Thực trạng đội ngũ lãnh đạo hiện có của đơn vị (họ tên, ngày/tháng/năm sinh, chức vụ, phân công nhiệm vụ .........................................................................

Lý do cần bổ nhiệm ………………………………………………………………

Số lượng nhân sự ………………………………………………………………

Kính trình lên ....................................... xin chủ trương được bổ nhiệm nhân sự.

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Rất mong sự xem xét và chấp thuận của cơ quan cấp trên!

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 

4. Tờ trình xin kinh phí công đoàn

Công đoàn là một tổ chức được thành lập với mục đích đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong quá trình làm việc. Kinh phí để duy trì các hoạt động của công đoàn thường đến từ hai nguồn: doanh nghiệp tự chi & người lao động tự đóng theo các mức biểu phí quy định.

Tờ trình xin kinh phí công đoàn thông thường sẽ có người đại diện công đoàn soạn thảo và trình ký. Để tăng tỷ lệ được phê duyệt loại tờ trình này cần nêu rõ các lý do cụ thể tại sao phải chi thêm kinh phí hoạt động cho công đoàn. 

5. Tờ trình phê duyệt dự án 

Tờ trình phê duyệt dự án cần đảm bảo ba nội dung cơ bản: trình bày rõ dự án dự kiến triển khai, thời gian bắt đầu và dự án kết thúc, chi phí triển khai dự án và mức độ đánh giá tính hữu ích của dự án sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động. Để đảm bảo tờ trình dự án được duyệt, người soạn tờ trình cần tập trung nêu chi tiết phần 2 theo như bố cục tờ trình có nêu rõ bên trên. 

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

Mẫu: Tờ trình đề nghị phê duyệt thiết kế, dự toán dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng

TÊN TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………….

…………., ngày ….. tháng ….. năm …..

TỜ TRÌNH

Tờ trình phê duyệt thiết kế và dự toán dự án….. (tên dự án)

Kính gửi: (Cơ quan thẩm định)

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày   tháng   năm  ;

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

(Tên chủ đầu tư) trình (Cơ quan thẩm định) thẩm định thiết kế và dự toán dự án (tên dự án)

  1. THÔNG TIN CHUNG THIẾT KẾ DỰ TOÁN CỦA DỰ ÁN
  2. Tên dự án: .......................................................................................................
  3. Loại dự án: ......................................................................................................
  4. Tên chủ đầu tư và các thông tin để liên lạc (điện thoại, địa chỉ,...): .................
  5. Địa điểm đầu tư: ............................................................................................
  6. Thiết kế dự án:

 . Giá trị dự toán đầu tư: ..............................................................................

  1. Nguồn vốn đầu tư: .............................................................................
  2. Nhà thầu lập thiết kế và dự toán: ....................................................................
  3. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: .......................................................................
  4. Các thông tin khác có liên quan: ...................................................................
  5. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM BAO GỒM
  6. Bản chứng thực/công chứng Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt quyết định đầu tư dự án và các quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án (nếu có).
  7. Bản chính Hồ sơ Thiết kế dự toán dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng (nội dung theo quy định của Nghị định số 136/2015/NĐ-CP): Hồ sơ thuyết minh thiết kế, hồ sơ bản vẽ thi công, hồ sơ dự toán, hồ sơ khảo sát (thuyết minh khảo sát, bản vẽ thể hiện kết quả khảo sát và các tài liệu có liên quan khác).
  8. Bản chính Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với quy định.
  9. 4. Bản chính Chứng thư thẩm định giá thiết bị, theo quy định của Thông tư số 158/2014/TT-BTC ngày 27/10/2014 ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam của Bộ Tài chính (đối với những dự án có yêu cầu thẩm định giá).
  10. Bản chứng thực/công chứng Hồ sơ năng lực của đơn vị lập thiết kế dự toán (bao gồm cả chứng chỉ hành nghề đối với lĩnh vực có yêu cầu) và của đơn vị thẩm định giá.
  11. Các tài liệu có liên quan khác.

(Tên tổ chức) trình (Cơ quan thẩm định) thẩm định thiết kế và dự toán đầu tư dự án....(tên dự án) với các nội dung nêu trên./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)


Tên người đại diện

 

 

 

6. Tờ trình đề nghị sửa chữa

Tờ trình đề nghị sửa chữa là một dạng tờ trình phát sinh trong quá trình sử dụng các trang, thiết bị do doanh nghiệp cấp cho cá nhân, phòng, ban thuộc tổ chức. 

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

 

TÊN CƠ QUAN
---------

Số:...../TTr

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------------------

......., ngày ......... tháng ........... năm ........

TỜ TRÌNH
Về ............(1)..................

Kính gửi: ……………………….(2)……………………………………

…………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………….….

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

Nơi nhận:

  • Như trên;
  • Lưu VP.

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký tên đóng dấu)

______________________________

(1) Tóm tắt nội dung tờ trình

(2) Tên cơ quan nhận tờ trình

Tờ trình cần nêu rõ:

  • Lý do tại sao đề nghị sửa chữa
  • Mức kinh phí dự kiến khi sửa chữa 
  • Các hao hụt, tổn thất về công việc dự kiến nếu trang, thiết bị không được sửa chữa.

Các loại tờ trình Maudon.net nêu bên trên chỉ là các loại tờ trình được sử dụng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức. Bạn có thể dựa vào hướng dẫn bố cục tờ trình để soạn thảo các loại tờ trình khác phù hợp với nhu cầu trình bày của bạn. 

>> Xem thêm: Mẫu tờ trình mua sắm thiết bị.

Lưu ý quan trọng khi viết tờ trình

Soạn thảo tờ trình có thể không dễ đối với các cá nhân chưa bao giờ có kinh nghiệm viết tờ trình. Các lưu ý quan trọng sau khi viết tờ trình sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa sai sót khi có nhu cầu soạn thảo tờ trình. 

Lưu ý quan trọng khi viết tờ trình

1. Về bố cục nội dung tờ trình 

Căn cứ vào phần chia sẻ bên trên, nội dung tờ trình gồm 3 phần cơ bản đặc biệt quan trọng. 

Phần 1 – Lý do: ở phần này bạn cần nêu rõ các lý do cụ thể, cũng như trình bày chi tiết các căn cứ hình thành lý do trình bày dựa trên góc nhìn khách quan. Tuyệt đối không chia sẻ góc nhìn chủ quan ở phần trình bày lý do. 

Phần 2 – Đề xuất: nên tập trung nhấn mạnh giọng điệu ở phần này nhằm tăng độ thuyết phục cũng như độ quan trọng của vấn đề được trình bày. Phần đề xuất cần nêu chi tiết các đề xuất thực hiện, phương án triển khai cụ thể nhằm tăng tính thuyết phục. Ngoài ra, người soạn tờ trình cần nêu thêm các khó khăn, bất cập nếu như vấn đề trình bày không được phê duyệt, không nhận được sự chỉ đạo rõ ràng từ cấp trên. 

Phần 3 – Kiến nghị: là một phần không kém sự quan trọng trong các tờ trình. Phần kiến nghị cần sử dụng ngôn từ lịch sự, đảm bảo các kiến nghị mang tính khả thi so với tình hình thực tế. 

2. Về hình thức trình bày tờ trình

Ngoài phần lưu ý về bố cục nội dung khi soạn thảo tờ trình đã hướng dẫn bên trên, bạn cần lưu ý về hình thức trình bày, câu chữ trong khi soạn tờ trình. 

Về cơ bản, tờ trình là một loại giấy tờ thuộc văn bản hành chính theo quy định của pháp luật. Vì vậy, người soạn tờ trình cần tuân thủ quy định về công tác văn thư do Chính phủ ban hành. 

Không sử dụng văn nói trong nội dung tờ trình, chú ý sử dụng văn viết mang tính văn bản hành chính. 

Nội dung tờ trình cần đảm bảo theo bố cục tờ trình Maudon.net có nêu ở phần bên trên. Tuy nhiên, bạn không cần nhất thiết phải ghi rõ thành chữ các phần (ví dụ: không cần nêu rõ phần 1, phần 2, phần 3).

Các lưu ý khác khi viết tờ trình

Nội dung truyền đạt, trình bày lý do, kiến nghị cần mang tính chất hai chiều. Không truyền đạt góc nhìn mang tính chủ quan cá nhân vào tờ trình. 

Ngôn ngữ, văn phong sử dụng chữ viết cần mang tính chất hành chính, đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng, súc tích nhưng phải chính xác mục đích muốn trình bày. 

Đảm bảo tuyệt đối không phạm lỗi sai về chính tả: chữ viết thường, chữ viết hoa, dấu chấm, dấu phẩy.

Cần định dạng văn bản: căn lề chuẩn, sắp xếp số thứ tự ưu tiên đảm bảo đúng với các vấn đề chính muốn trình bày. 

Trên đây là phần hỗ trợ từ Maudon.net với các thông tin liên quan đến tờ trình và các lưu ý đặc biệt quan trọng khi soạn thảo tờ trình. Mọi thông tin thắc mắc có thể liên hệ Maudon.net để được giải đáp nhanh nhất. 

Các câu hỏi liên quan đến mẫu tờ trình cập nhật liên tục

1. Tờ trình là gì?

Tờ trình là một văn bản trình bày, được sử dụng trong nội bộ các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp… 

2. Ai là người sử dụng tờ trình? 

Tờ trình được sử dụng bởi bộ phận các cấp dưới trong cơ quan, tổ chức; người nhận tờ trình thông thường là cấp trên có đủ quyền hạn ra quyết định phê duyệt, chỉ đạo tùy theo mục đích trình bày. 

3. Mục đích của việc sử dụng tờ trình là gì?

Tờ trình được trình khi cấp dưới muốn trình bày quan điểm, sự việc; đề xuất kế hoạch cần sự xem xét, chỉ đạo, quyết định phê duyệt từ cấp trên. 

4. Tờ trình có bao nhiêu phần nội dung, nội dung đó là gì?

Tờ trình với 3 phần nội dung chính, bao gồm: 

  • Phần lý do;
  • Phần đề xuất;
  • Phần kiến nghị.

5. Nên tham khảo mẫu tờ trình ở đâu?

Tham khảo ngay mẫu tờ trình tại Maudon.net: mẫu tờ trình xin kinh phí, mẫu tờ trình xin tuyển dụng nhân sự, mẫu tờ trình bổ nhiệm cán bộ, công chức…

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?