spot_img
HomeLĩnh vực khácTải tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm...

Tải tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Tải ngay mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, bản quyền bài hát. Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, bài hát

Tải mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Để đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc thì việc đầu tiên mà tác giả cần làm đó chính là điền đầy đủ thông tin vào mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc sau đó nộp cho Cục Bản quyền tác giả.

Dưới đây là mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mà Maudon.net đã biên soạn đầy đủ để bạn đọc có thể tham khảo và tải về file word miễn phí!

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                          

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(Ban hành theo Thông tư số 08 /2016/TT-BVHTTDL

Ngày 02  tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN

ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC

Kính gửi: Cục Bản quyền tác giả

 

  1. Người nộp tờ khai:

Họ và tên/Tên tổ chức:……………………………………………………………

Là (chủ sở hữu quyền liên quan/người được ủy quyền):…………………………………

Sinh ngày:…….tháng…….năm…………………………………………………..

Số Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp/quyết định thành lập nếu là tổ chức): …………………………………………

Ngày cấp: ……………………………tại: ………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………...

Số điện thoại: ………………………Email………………………………………

Nộp đơn đăng ký quyền liên quan cho: …………..………………………………

  1. Đối tượng đăng ký quyền liên quan:

Tên cuộc biểu diễn/bản ghi âm, ghi hình/chương trình phát sóng: ……………………………………………………………………………………

Đăng ký quyền liên quan đối với (quyền của người biểu diễn/quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình/tổ chức phát sóng):  ……………………………………………

Ngày hoàn thành: ………………………………………………………………..

Công bố/chưa công bố: …………………………………………………………..

Hình thức công bố (hình thức phát hành bản sao):…………………………………...

Ngày công bố: …………………………………………………………………….

Nơi công bố: Tỉnh/Thành phố………………………..……Nước………………..

Nội dung Cuộc biểu diễn/Bản ghi âm, ghi hình/Chương trình phát sóng (nêu tóm tắt nội dung cuộc biểu diễn/bản ghi âm, ghi hình/chương trình phát sóng - nội dung do cá nhân/tổ chức tự thực hiện, không sao chép, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam):……………………………………………………………………………… ………………….....................................................................................................

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

  1. Tác phẩm/bản ghi thuộc quyền liên quan được sử dụng trong cuộc biểu diễn/bản ghi âm, ghi hình/chương trình phát sóng (nếu có):

Tên tác phẩm/bản ghi:……………………………………………………………

Loại hình:…………………………………………………………………………

Tác giả:……………………………………………………………………………

Chủ sở hữu quyền:……….………………………………………………………..

  1. Những người biểu diễn/sản xuất bản ghi âm, ghi hình/thực hiện chương trình phát sóng (khai đầy đủ những người thực hiện):

Họ và tên:……………..…………………Quốc tịch……………………………..

Số Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu: ……………………

Sinh ngày:……..tháng……..năm…………………………………………………

Ngày cấp: …………………………..tại: …………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………...

Số điện thoại……………………….Email…..…………………………………

  1. Chủ sở hữu quyền liên quan (khai đầy đủ các đồng chủ sở hữu, nếu có):

Họ và tên/Tên tổ chức:………………………Quốc tịch…………………………

Sinh ngày:…….tháng…….năm…………………………………………………

Số Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức): …………………………………………

Ngày cấp: ……………………………tại: ………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………….…Email……..……………………………..

Cơ cở phát sinh sở hữu quyền: (tự đầu tư thực hiện/theo hợp đồng/theo quyết định giao việc/thừa kế…)...........................................................................................................

  1. Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan:

Số Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã cấp:……………………………

Cấp ngày……...tháng..……năm………………………………………………….

Tên cuộc biểu diễn/Bản ghi âm, ghi hình/Chương trình phát sóng:………………

…………..………………………………………………………………………

Chủ sở hữu:………………………………………………………………………

Số Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức): …………………………………………

Lý do cấp lại, đổi Giấy chứng nhận:……………………………………………

Tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

………………, ngày…….tháng……..năm……..

                                                                            Người nộp đơn

                                          (họ và tên, ký, chức danh, đóng dấu nếu là tổ chức) 

 

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, bài hát

Căn cứ theo pháp luật quy định tại khoản 5, Điều 38 thuộc Nghị định số 17 năm 2023 của Chính phủ có quy định về “Thủ tục cấp, cấp lại và cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan”, theo Nghị định này, thủ tục đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc sẽ gồm những bước như sau:

Bước 1: Các cá nhân, tổ chức nộp 1 bộ hồ sơ để đăng ký bản quyền theo đúng quy định của pháp luật đưa ra đến cho cơ quan có thẩm quyền hay cơ quan chuyên môn quản lý của nhà nước về quyền tác giả và các quyền liên quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như Cục Bản quyền sau đó nộp các chi phí, lệ phí theo mức được pháp luật quy định.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền hay Cục Bản quyền sẽ tiến hành phân loại, rà soát và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký bản quyền trong thời hạn là 1 tháng kể từ ngày được nhận hồ sơ.

  • Trường hợp mà hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả chưa được hợp lệ, Cục Bản quyền phải thông báo đến cho cá nhân hay tổ chức và yêu cầu tổ chức, cá nhân đó sửa đổi cũng như bổ sung thêm vào hồ sơ sao cho hợp lệ;
  • Các cá nhân, tổ chức là tác giả hay thuộc quyền sở hữu của tác giả có thời hạn tối đa là 1 tháng tính từ ngày nhận được thông báo từ cơ quan để sửa đổi và bổ sung hồ sơ trừ trường hợp xảy ra những sự kiện mà bất khả kháng hoặc gặp phải những trở ngại khách quan thuộc quy định của pháp luật;
  • Trường hợp mà cá nhân hay tổ chức  không sửa đổi, không bổ sung hồ sơ hoặc đã sửa đổi, đã bổ sung những hồ sơ vẫn chưa được hợp lệ thì nơi có thẩm quyền sẽ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền hay Cục Bản quyền sẽ lưu giữ:

Sau đó cơ quan có thẩm quyền hay Cục Bản quyền sẽ ghi vào số Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả và gửi trả lại cho cá nhân hay tổ chức được cấp bản quyền tác giả như một tài liệu đính kèm không tách rời với Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.

Tai-ngay-to-khai-dang-ky-quyen-tac-gia-doi-voi-tac-pham-am-nhac

Vi phạm bản quyền âm nhạc bị phạt như thế nào?

Hành vi vi phạm do cá nhân hay tổ chức xâm phạm quyền của tác giả sẽ tùy vào từng mức độ và tính chất của sự việc khác nhau thì sẽ bị xử lý về mặt hành chính, dân sự hoặc hình sự khác nhau, cụ thể sẽ được Maudon.net trình bày sau đây:

1. Đối với biện pháp dân sự

Căn cứ pháp luật quy định tại Điều 202 thuộc bộ Luật sở hữu trí tuệ vào năm 2005 thì Tòa án sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp dân sự sau:

  • Bắt buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm đó;
  • Bắt buộc phải xin lỗi, cải chính một cách công khai;
  • Bắt buộc phải thực hiện đúng theo như nghĩa vụ dân sự;
  • Bắt buộc phải bồi thường thiệt hại cho tác giả;
  • Bắt buộc phải tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với nguyên liệu, hàng hóa, vật liệu và những phương tiện được sử dụng chủ yếu để kinh doanh, sản xuất hàng hóa mà đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không được làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể thuộc quyền sở hữu trí tuệ.

2. Đối với biện pháp hành chính

Căn cứ pháp luật quy định tại Điều 2 thuộc Nghị định số 131 năm 2013 của Chính phủ thì khung phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:

➤ Về mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực về quyền tác giả và các quyền liên quan đối với cá nhân sẽ là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức sẽ là 500.000.000 đồng.

➤ Về mức phạt cụ thể đối với một số hành vi xâm phạm quyền của tác giả theo Nghị định số 131 vào năm 2013 của Chính phủ cụ thể như sau:

  • Đối với những hành vi mà tự ý sửa chữa hay cắt xén tác phẩm gây phương hại, tổn thất đến danh dự và uy tín của tác giả sẽ bị phạt với mức tiền là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
  • Đối với những hành vi công bố các tác phẩm mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng;
  • Đối với những hành vi sao chép tác phẩm mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng cho đến 35.000.000 đồng;
  • Đối với những hành vi mà cố ý xóa hoặc thay đổi thông tin quản lý của quyền tác giả dưới các hình thức điện tử (áp dụng đối với cả bản gốc và bản sao của tác phẩm) sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng.

➤ Ngoài ra, còn những hành vi vi phạm khác và hình phạt bổ sung đối với từng hành vi khác nhau như sau:

  • Tịch thu, tiêu hủy, tái xuất tang vật phát hiện vi phạm;
  • Thực hiện cải chính công khai và sửa đổi lại các nội dung sai lệch khi được công bố.

➤ Truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ vào Điều 225 của Bộ luật Hình sự vào năm 2015 quy định về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan:

  • Người nào cố ý, cố tình thực hiện một trong các hành vi phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, sao chép tác phẩm, xâm phạm quyền tác giả sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng cho đến 1.000.000.000 đồng hoặc sẽ phạt tù từ 6 tháng cho đến 3 năm. 

Câu hỏi liên quan đến mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

1. Nơi nào có thẩm quyền cấp bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc?

Cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký bản quyền và cấp bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là Cục Bản quyền tác giả.

2. Maudon có mẫu tờ khai đăng ký bản quyền đối với tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh không?

Maudon.net có mẫu tờ khai đăng ký bản quyền đối với tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, quý độc giả có thể nhấn vào đường liên kết bên dưới để truy cập một cách nhanh nhất vào bài viết để tham khảo và tải mẫu về miễn phí nhé!

>> THAM KHẢO: Tờ khai đăng ký bản quyền đối với tác phẩm điện ảnh.

3. Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc có được độc lập trong tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu?

Theo pháp luật quy định tại Điều 1 trong bộ  Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi vào năm 2022 (sửa đổi và bổ sung tại Điều 21 trong bộ Luật Sở hữu trí tuệ vào năm 2005) thì:

  • Trường hợp mà tác phẩm âm nhạc của tác giả trong tác phẩm điện ảnh được sử dụng độc lập thì tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm âm nhạc đó sẽ được hưởng quyền tác giả một cách độc lập đối với tác phẩm âm nhạc của mình, trừ trường hợp tác giả có thỏa thuận khác bằng văn bản;
  • Trường hợp mà tác phẩm văn học hay tác phẩm âm nhạc được sử dụng độc lập trong tác phẩm sân khấu thì tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm văn học hay tác phẩm âm nhạc đó sẽ được hưởng quyền tác giả độc lập đối với tác phẩm văn học hay tác phẩm âm nhạc đó, trừ trường hợp tác giả có thỏa thuận khác bằng văn bản.
Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?