spot_img
HomeLĩnh vực khácTải tờ khai đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng...

Tải tờ khai đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Tải tờ khai đăng ký quyền tác giả với mỹ thuật ứng dụng. Thủ tục đăng ký quyền bảo hộ mỹ thuật ứng dụng. Mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp là gì.

Tải ngay mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

➤ Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là loại giấy tờ đầu tiên mà người muốn đăng ký làm thủ tục bảo hộ cho tác phẩm và quyền tác giả cần phải làm.

➤ Sau đây là mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được Maudon.net tổng hợp và soạn thảo chuẩn theo yêu cầu của Cục bản quyền, quý độc giả có thể tham khảo, chỉnh sửa trực tiếp tại trang web và tải về file word miễn phí.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                          

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(Ban hành theo Thông tư số 08 /2016/TT-BVHTTDL

Ngày 02 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ

ĐỐI VỚI TÁC PHẨM  MỸ THUẬT ỨNG DỤNG

Kính gửi: Cục Bản quyền tác giả

  1. Người nộp tờ khai:

Họ và tên/Tên tổ chức:……………………………………………………………

Là (tác giả/tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả/người được ủy quyền):……………………………………………………………………………

Sinh ngày:…….tháng…….năm…………………………………………………

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức): …………………………………

Ngày cấp: ……………………………tại: ………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………...

Số điện thoại: …………………………Email…..………………………………..

Nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho (tác giả/ tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả): ………………………………………………………………

  1. Tác phẩm đăng ký:

Tên tác phẩm: ……………………………………………………………………

Loại hình (theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ): ………………………………………...

Ngày hoàn thành tác phẩm: ………………………………………………………

Công bố/chưa công bố: …………………………………………………………...

Ngày công bố: ……………………………………………………………………

Hình thức công bố (hình thức phát hành bản sao như xuất bản, ghi âm, ghi hình): ………………………………………………………………………………………………Nơi công bố: Tỉnh/Thành phố………………………Nước………………………

Nội dung chính của tác phẩm (nêu tóm tắt nội dung tác phẩm - nội dung tác phẩm do tác giả/đồng tác giả sáng tạo, không sao chép từ tác phẩm của người khác, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam):….............................................................................

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

  1. Trường hợp tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh:

Tên tác phẩm gốc:………………………………………………………………...

Ngôn ngữ gốc (đối với tác phẩm dịch):………………………………………………

Tác giả của tác phẩm gốc:………………………………Quốc tịch:……………..

Chủ sở hữu tác phẩm gốc:………………………………………………………...

(Nếu tác phẩm gốc hết thời hạn bảo hộ, ghi “tác phẩm hết thời hạn bảo hộ” và nguồn thông tin:………………………………………………………………….......................)

  1. Tác giả (khai đầy đủ các đồng tác giả, nếu có):

Họ và tên:…………………………Quốc tịch……………………………………

Bút danh:………………………………………………………………………… Sinh ngày:…….tháng…….năm…………………………………………………

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước của công dân/Hộ chiếu: ………

Ngày cấp: ………………………….tại: ………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………...

Số điện thoại………………………Email………………………………………

  1. Chủ sở hữu quyền tác giả (khai đầy đủ các đồng chủ sở hữu, nếu có):

Họ và tên/Tên tổ chức:…………………Quốc tịch………………………………

Sinh ngày:…….tháng…….năm…………………………………………………

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức): ……………………………………

Ngày cấp: ……………………………tại: ………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………

Số điện thoại: ………………………Email………………………………………

Cơ sở phát sinh sở hữu quyền (tác giả tự sáng tạo/theo hợp đồng/theo quyết định giao việc, thừa kế):....................................................................................................

  1. Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả: 

Số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã cấp:………………………………

Cấp ngày……...tháng..……năm………………………………………………….

Tên tác phẩm:……………………………………………………………………

Loại hình:…………………………………………………………………………

Tác giả:………………………………Quốc tịch…………………………………

Chủ sở hữu:………………………….Quốc tịch………………………………….

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức): ……………………………………

Lý do cấp lại, đổi Giấy chứng nhận:……………………………………………

Tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

………………, ngày…….tháng……..năm……..

                                                                          Người nộp đơn

                                                       (họ và tên, ký, chức danh, đóng dấu nếu là tổ chức)

 

Tai-to-khai-dang-ky-ban-quyen-tac-pham-my-thuat-ung-dung

Nếu chưa biết chính xác cách điền thông tin vào mẫu tờ khai phía trên, bạn đọc có thể tham khảo hướng dẫn của Maudon.net để điền thông tin vào mẫu. Khi điền thông tin vào tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thì người viết tờ khai cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Thông tin, lý lịch cá nhân của tác giả: Điền đầy đủ thông tin, lý lịch cá nhân của tác giả gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email và những thông tin có thể liên hệ khác;
  • Mô tả tác phẩm mỹ thuật của mình: Cần mô tả cụ thể về tác phẩm mỹ thuật đó, bao gồm tên của tác phẩm, nội dung, phong cách kỹ thuật được sử dụng hay bất kỳ yếu tố đặc biệt nào của tác phẩm;
  • Ngày hoàn thành và công bố tác phẩm mỹ thuật: Điền vào ngày hoàn thành hoặc ngày công bố tác phẩm mỹ thuật đó. Điều này sẽ giúp xác định thời điểm tác phẩm đó được tạo ra và để xác định được thời hạn bảo vệ quyền tác giả và tác phẩm;
  • Giấy phép của tác giả: Nếu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đó đã được công bố hoặc sử dụng trước đó thì tác giả nên cung cấp thêm thông tin về các giấy phép của tác giả hoặc hợp đồng đã ký kết liên quan đến tác phẩm đó;
  • Tờ khai cần được đính kèm theo hình ảnh hoặc bản vẽ tác phẩm mĩ thuật của tác giả nhằm giúp cơ quan thực hiện đăng ký bản quyền hiểu rõ hơn về tác phẩm đó cũng như xác định được tính sáng tạo của tác phẩm;
  • Tác giả nên cung cấp thêm những nhận xét về tính sáng tạo của tác phẩm mỹ thuật đó bao gồm lý do tạo ra tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, quá trình sáng tạo và ý nghĩa của tác phẩm đối với tác giả hay người khác;
  • Cuối cùng, cần ký tên và cung cấp ngày ký tờ khai nhằm chứng minh các thông tin được cung cấp trong tờ khai là chính xác.

Thủ tục để đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Để làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, bạn cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Thu thập thông tin

Người làm thủ tục đăng ký bản quyền cần thu thập đầy đủ thông tin về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng của mình, bao gồm: 

  • Tên của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đó;
  • Mô tả chi tiết về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
  • Ngày hoàn thành và công bố tác phẩm mỹ thuật ứng dụng;
  • Thông tin, lý lịch cá nhân của tác giả như tên, địa chỉ, số điện thoại và email;

Bước 2: Để đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác giả cần phải liên hệ với nơi có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đó là Cục sở hữu trí tuệ hoặc Cục bản quyền.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm.

Tác giả cần chuẩn bị một bộ hồ sơ để đăng ký quyền tác giả gồm các tài liệu như sau:

  • Tờ khai dùng để đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng;
  • Bản sao của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng;
  • Bản khai nhận xét của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng do tác giả cung cấp.

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tác giả cần nộp hồ sơ đăng ký và những tài liệu liên quan tới cho Cục sở hữu trí tuệ hoặc Cục bản quyền.

Bước 5: Cục sở hữu trí tuệ hay Cục bản quyền sẽ tiến hành xem xét hồ sơ đăng ký và cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nếu hồ sơ đáp ứng đủ các yêu cầu pháp lý.

>> Xem thêm: Tờ khai đăng ký quyền tác giả sách giáo khoa.

Mỹ thuật ứng dụng với kiểu dáng công nghiệp có gì khác?

1. Khái niệm

  • Căn cứ vào Điều 13 thuộc Nghị định số 22 năm 2018 của Chính phủ, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là những tác phẩm mà được thể hiện bằng các đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục cùng với những tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích nào đó, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, trang trí;
  • Căn cứ vào khoản 13, Điều 4 thuộc bộ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi và bổ sung vào năm 2009 và 2019. kiểu dáng công nghiệp được hiểu là hình dáng bên ngoài của tác phẩm, sản phẩm được thể hiện bằng các hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này lại với nhau.

2. Căn cứ để xác lập quyền

  • Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: Căn cứ vào khoản 1 tại Điều 6 của bộ Luật Sở hữu trí tuệ vào năm 2005, được sửa đổi và bổ sung năm 2009 và năm 2019, xác lập trên cơ sở tác phẩm, sản phẩm được sáng tạo dưới dạng hình thức vật chất cố định và không cần phải đăng ký;
  • Kiểu dáng công nghiệp: Căn cứ vào điểm a tại khoản 3 trong Điều 6 của bộ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi và bổ sung năm 2009, 2019, được xác lập trên cơ sở quyết định để cấp văn bằng bảo hộ của nơi có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký bản quyền quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký bản quyền quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Thời hạn để đơn đăng ký được thẩm định

  • Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng sẽ có thời gian thẩm định đơn đăng ký ngắn hơn (là 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ);
  • Kiểu dáng công nghiệp có thời hạn thẩm định đơn dài hơn, khoảng từ 9 đến 12 tháng tính từ ngày nộp đơn.

4. Thời hạn bảo hộ

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng:

  • Thời hạn bảo hộ được pháp luật quy định tại điểm a ở khoản 2 trong Điều 27 tại bộ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi và bổ sung năm 2009 và 2019;
  • Đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng sẽ được bảo hộ 75 năm tính từ lúc tác phẩm được công bố vào lần đầu tiên;
  • Đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong vòng 25 năm tính từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ sẽ là 100 năm tính từ khi tác phẩm được định hình.

➤ Kiểu dáng công nghiệp:

  • Thời hạn bảo hộ được quy định ở khoản 4 tại Điều 93 của bộ Luật Sở hữu trí tuệ vào năm 2005, được sửa đổi và bổ sung vào năm 2009 và 2019;
  • Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ có hiệu lực tính từ ngày cấp và kéo dài hết 5 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn liên tiếp, mỗi lần được 5 năm. Thời hạn bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp được kéo dài tối đa là 15 năm.

>> Tham khảo thêm: Mẫu biên bản đào tạo chuyển giao công nghệ.

5. Điều kiện bảo hộ

  • Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: điều kiện bảo hộ thấp hơn kiểu dáng công nghiệp;
  • Kiểu dáng công nghiệp: có điều kiện bảo hộ cao hơn so với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

6. Phạm vi quyền được bảo hộ

  • Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: người chủ sở hữu không được quyền ngăn cấm các chủ thể khác sử dụng tác phẩm của mình khi họ chứng minh được rằng họ độc lập tạo ra tác phẩm mà không hề biết đến tác phẩm đã được bảo hộ trước đó;
  • Kiểu dáng công nghiệp: người chủ sở hữu có quyền được ngăn cấm chủ thể khác sử dụng kiểu dáng không có điểm khác biệt đáng kể với kiểu dáng được bảo hộ trong thời hạn bảo hộ. Trừ các trường hợp được quy định ở khoản 2 tại Điều 125 của bộ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và được sửa đổi bổ sung vào năm 2009, 2019.

7. Hành vi xâm phạm

  • Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: hành vi xâm phạm được pháp luật quy định tại Điều 28 của bộ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009, 2019;
  • Kiểu dáng công nghiệp: hành vi xâm phạm được pháp luật quy định tại Điều 126, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009, 2019.

>> Xem thêm: Tổng hợp tờ khai đăng ký bản quyền.

Câu hỏi liên quan đến mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

1. Cơ quan đăng ký bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp có khác nhau không?

Cơ quan đăng ký bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp là khác nhau, cụ thể:

  • Đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: Cơ quan đăng ký bảo hộ là Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ văn hóa, thể thao và du lịch;
  • Đối với kiểu dáng công nghiệp: Cơ quan đăng ký bảo hộ là Cục sở hữu trí tuệ thuộc bộ Khoa học công nghệ.

2. Chi phí đăng ký bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp có khác nhau không?

Chi phí đăng ký bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp là khác nhau, cụ thể:

  • Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng sẽ không phải mất phí để đăng ký bảo hộ hoặc nếu có đăng ký thì chi phí cũng không cao để bảo hộ;
  • Kiểu dáng công nghiệp sẽ phải mất chi phí cao hơn để đăng ký bảo hộ.
Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?