spot_img
HomeLĩnh vực khácTải Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm...

Tải Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm văn học

Tải mẫu tờ khai đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm văn học. Quyền tác giả là gì? Tác quyền và quyền tác giả có gì khác? Giới hạn quyền tác giả là gì?

Tác phẩm văn học là gì?

➤ Tác phẩm văn học là những tác phẩm mà trong đó ngôn ngữ được sử dụng một cách thành thạo và mang đầy tính nghệ thuật và sự sáng tạo mang đậm chất riêng của từng tác giả như lối hành văn, cách miêu tả vật thể, phong cảnh, cách mà họ bày tỏ cảm xúc trong từng đoạn văn…

➤ Tác phẩm văn học có thể là tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch, hay các dạng văn xuôi khác. Mỗi tác phẩm văn học thường mang đến cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống cũng như con người, xã hội ở từng thời đại khác nhau.

Các tác phẩm văn học có thể mang lại ảnh hưởng dài lâu đối với văn hóa và nghệ thuật ở mỗi vùng miền và những tác phẩm này thường được xem là một phần quan trọng trong di sản văn hóa của mỗi một quốc gia hoặc cộng đồng. Do đó, tác phẩm văn học cũng là một trong những loại hình được Nhà nước Việt Nam bảo hộ về quyền tác giả.

>> Xem thêm: Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả sách giáo khoa.

Tai-ngay-to-khai-dang-ky-quyen-tac-gia-doi-voi-tac-pham-van-hoc

Quyền tác giả là gì? Tác quyền và bản quyền có giống nhau không?

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 4 thuộc bộ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi và bổ sung vào năm 2009 và năm 2019): Quyền tác giả là quyền của cá nhân hay tổ chức đối với tác phẩm, sản phẩm do chính mình sáng tạo ra hoặc mình sở hữu.

Quyền tác giả được phát sinh kể từ lúc tác phẩm, sản phẩm được sáng tạo ra và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất cụ thể, nhất định, không phải phân biệt phương tiện, ngôn ngữ, nội dung, chất l­ượng, hình thức hay đã công bố hay ch­ưa được công bố, đã đăng ký hay ch­ưa được đăng ký.

Tác quyền và bản quyền thực chất là một và hiện nay từ được sử dụng phổ biến hơn đó là “bản quyền tác giả”.

Dựa vào Điều 18 của bộ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm có bao gồm quyền tài sản và quyền nhân thân. Trong đó:

➤ Quyền tài sản được bao gồm những quyền được nêu sau đây:

  • Làm những tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn các tác phẩm, sản phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm, sản phẩm;
  • Nhập khẩu, phân phối bản sao hoặc bản gốc tác phẩm, sản phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm, sản phẩm đó đến công chúng bằng các phương tiện hữu tuyến hay vô tuyến, mạng thông tin điện tử, internet hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Cho thuê các bản sao hoặc bản gốc của các tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

➤ Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

  • Quyền được đặt tên cho tác phẩm, sản phẩm;
  • Quyền được đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, sản phẩm đó; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm, sản phẩm đó được công bố, sử dụng;
  • Quyền được công bố tác phẩm, sản phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, sản phẩm đó;
  • Quyền được bảo vệ sự toàn vẹn của các tác phẩm, sản phẩm không cho bất kì người nào khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm, sản phẩm đó dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Lưu ý:

  • Tổ chức hay cá nhân khi khai thác hoặc sử dụng một hay một số hoặc toàn bộ những quyền tài sản hay quyền công bố hoặc đưa người khác công bố tác phẩm, sản phẩm thì phải xin phép và trả tiền  thù lao, nhuận bút cũng như các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Các quyền tài sản sẽ do tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc có thể cho phép người khác được thực hiện theo quy định của Luật này.

Tải tờ khai đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm văn học

Khi cá nhân, tổ chức muốn thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, việc đầu tiên cần làm là điền đầy đủ thông tin vào mẫu tờ khai để đăng ký quyền tác giả sau đó nộp đến cho Cục bản quyền tác giả hoặc các cơ quan có thẩm quyền tương tự. 

Dưới đây là mẫu tờ khai đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm văn học mà Maudon.net đã biên soạn chuẩn theo mẫu của Cục bản quyền quốc gia. Bạn đọc có thể chỉnh sửa và điền thông tin trực tiếp vào mẫu dưới đây sau đó tải về file word miễn phí nhé!

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                          

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(Ban hành theo Thông tư số 08 /2016/TT-BVHTTDL

Ngày 02 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ

ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC

Kính gửi: Cục Bản quyền tác giả

  1. Người nộp tờ khai:

Họ và tên/Tên tổ chức:……………………………………………………………

Là (tác giả/tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả/người được ủy quyền):……………………………………………………………………………

Sinh ngày:…….tháng…….năm…………………………………………………

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức): …………………………………

Ngày cấp: ……………………………tại: ………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………...

Số điện thoại: …………………………Email…..………………………………..

Nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho (tác giả/ tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả): ………………………………………………………………

  1. Tác phẩm đăng ký:

Tên tác phẩm: ……………………………………………………………………

Loại hình (theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ): ………………………………………...

Ngày hoàn thành tác phẩm: ………………………………………………………

Công bố/chưa công bố: …………………………………………………………...

Ngày công bố: ……………………………………………………………………

Hình thức công bố (hình thức phát hành bản sao như xuất bản, ghi âm, ghi hình): ………………………………………………………………………………………………Nơi công bố: Tỉnh/Thành phố………………………Nước………………………

Nội dung chính của tác phẩm (nêu tóm tắt nội dung tác phẩm - nội dung tác phẩm do tác giả/đồng tác giả sáng tạo, không sao chép từ tác phẩm của người khác, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam):….............................................................................

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

  1. Trường hợp tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh:

Tên tác phẩm gốc:………………………………………………………………...

Ngôn ngữ gốc (đối với tác phẩm dịch):………………………………………………

Tác giả của tác phẩm gốc:………………………………Quốc tịch:……………..

Chủ sở hữu tác phẩm gốc:………………………………………………………...

(Nếu tác phẩm gốc hết thời hạn bảo hộ, ghi “tác phẩm hết thời hạn bảo hộ” và nguồn thông tin:………………………………………………………………….......................)

  1. Tác giả (khai đầy đủ các đồng tác giả, nếu có):

Họ và tên:…………………………Quốc tịch……………………………………

Bút danh:………………………………………………………………………… Sinh ngày:…….tháng…….năm…………………………………………………

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước của công dân/Hộ chiếu: ………

Ngày cấp: ………………………….tại: ………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………...

Số điện thoại………………………Email………………………………………

  1. Chủ sở hữu quyền tác giả (khai đầy đủ các đồng chủ sở hữu, nếu có):

Họ và tên/Tên tổ chức:…………………Quốc tịch………………………………

Sinh ngày:…….tháng…….năm…………………………………………………

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức): ……………………………………

Ngày cấp: ……………………………tại: ………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………

Số điện thoại: ………………………Email………………………………………

Cơ sở phát sinh sở hữu quyền (tác giả tự sáng tạo/theo hợp đồng/theo quyết định giao việc, thừa kế):....................................................................................................

  1. Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả: 

Số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã cấp:………………………………

Cấp ngày……...tháng..……năm………………………………………………….

Tên tác phẩm:……………………………………………………………………

Loại hình:…………………………………………………………………………

Tác giả:………………………………Quốc tịch…………………………………

Chủ sở hữu:………………………….Quốc tịch………………………………….

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức): ……………………………………

Lý do cấp lại, đổi Giấy chứng nhận:……………………………………………

Tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

………………, ngày…….tháng……..năm……..

                                                                          Người nộp đơn

                                             (họ và tên, ký, chức danh, đóng dấu nếu là tổ chức)

 

Giới hạn về quyền tác giả gồm những gì?

Giới hạn quyền tác giả hiểu đơn giản là những hạn chế về quyền của tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả thể hiện cho những nguyên tắc bình đẳng, hài hòa giữa chủ thể quyền tác giả và lợi ích của công chúng.

Là những quy định mà liên quan tới việc sử dụng,  khai thác tác phẩm, sản phẩm, bản ghi âm, ghi hình, cuộc biểu diễn… nhằm đáp ứng các nhu cầu chính đáng nhằm phục vụ cho các công tác giảng dạy hay nghiên cứu khoa học. Theo quy định tại Khoản 6 và 7 trong Điều 1 thuộc bộ Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 quy định các trường hợp giới hạn quyền tác giả, cụ thể như sau:

1. Những tác phẩm không phải xin phép, trả tiền nhuận bút hay thù lao

Các trường hợp mà tác phẩm, sản phẩm được sử dụng đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

  • Cá nhân, tổ chức tự sao chép một bản thảo nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
  • Trích dẫn hợp lý các tác phẩm mà không làm sai ngụ ý của tác giả để bình luận hoặc minh họa trong những tác phẩm của mình;
  • Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý, ngụ ý của tác giả để viết báo hay dùng trong những ấn phẩm định kỳ, phim tài liệu, trong chương trình phát thanh, truyền hình;
  • Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong môi trường giáo dục, nhà trường mà không làm sai ý, ngụ ý của tác giả và không nhằm mục đích thương mại;
  • Sao chép tác phẩm nhằm để lưu trữ trong thư viện với mục đích dùng cho nghiên cứu;
  • Biểu diễn các tác phẩm sân khấu và loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong những buổi tuyên truyền cổ động, sinh hoạt văn hoá, không được thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
  • Ghi hình, ghi âm trực tiếp những buổi biểu diễn đó để đưa tin tức thời sự hoặc để giảng dạy;
  • Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, nhiếp ảnh, kiến trúc, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại các nơi công cộng nhằm để giới thiệu hình ảnh của những tác phẩm đó;
  • Chuyển những tác phẩm đó sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ đặc biệt khác cho người khiếm thị;
  • Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác nhằm để sử dụng riêng.

Cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm nêu trên không được phép làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, thành phẩm và không gây phương hại gì đến các quyền của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin chính xác về tên tác giả và nguồn gốc cũng như xuất xứ của tác phẩm.

Tự thân sao chép hay sao chép một tác phẩm nào nhằm để nghiên cứu và giảng dạy không được áp dụng đối với tác phẩm tạo hình, tác phẩm kiến trúc, chương trình máy tính.

2. Những tác phẩm phải xin phép, trả tiền nhuận bút hay thù lao

Các trường hợp mà tác phẩm, sản phẩm được sử dụng đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

  • Những tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố nhằm để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không cần phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút và thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả tính từ khi sử dụng. Mức thù lao, nhuận bút, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên tự thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì cần thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo pháp luật quy định;
  • Những tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng mà không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng cũng phải trả tiền thù lao, nhuận bút cho chủ sở hữu quyền tác giả tính từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.

3. Lưu ý đối với những quy định trên

  • Cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm đã được công bố không được quyền làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm đó, không gây phương hại đến các quyền của tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin cụ thể về tên tác giả cũng như nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm;
  • Việc sử dụng các tác phẩm trong những trường hợp trên không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.

Câu hỏi liên quan đến tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm văn học

1. Maudon có mẫu tờ khai để đăng ký bảo hộ quyền đối với sách giáo khoa, giáo trình không?

Maudon.net có mẫu tờ khai để đăng ký bảo hộ quyền đối với sách giáo khoa, giáo trình bạn nhé! Để quý độc giả có thể truy cập nhanh chóng để sử dụng và tải về miễn phí, Maudon đã gắn đường dẫn sẵn phía dưới.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả đối với sách giáo khoa.

2. Tác quyền và bản quyền có giống nhau không?

Tác quyền và bản quyền thực chất là một và hiện nay từ được sử dụng phổ biến hơn đó là “bản quyền tác giả”.

>> Xem thêm: Cách đăng ký bản quyền tác giả.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?