Tác phẩm điện ảnh hay phim là những sản phẩm nghệ thuật được chiếu và được xem gián tiếp qua các phương tiện điện ảnh như TV, đài truyền hình… Tác phẩm sân khấu là những sản phẩm nghệ thuật được biểu diễn trực tiếp trước đám đông trên sân khấu chẳng hạn như các vở kịch, buổi hòa nhạc…
Cả tác phẩm điện ảnh và sân khấu đều là những hình thức nghệ thuật biểu diễn, nhằm gửi đến khán giả, thính giả… nhiều trải nghiệm tương tác và giải trí. Do đó những tác phẩm này có giá trị tinh thần rất lớn đối với chúng ta, vậy các tác phẩm này có được bảo hộ quyền tác giả không? Maudon.net sẽ làm rõ trong bài viết này.
Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu có phải là loại hình được bảo hộ quyền tác giả không?
1. Tác phẩm điện ảnh, sân khấu được bảo hộ quyền tác giả
Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm sân khấu đều là hai loại hình được Chính phủ bảo hộ quyền tác giả, cụ thể như sau:
- Căn cứ theo pháp luật quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và được sửa đổi bởi khoản 5 của Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009, tác phẩm điện ảnh được xác định là một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;
- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 17 năm 2023, quy định chi tiết thêm một số điều luật và các biện pháp thi hành của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Những tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, sân khấu bao gồm: Chèo, tuồng, múa, múa rối, múa đương đại, ba lê, cải lương… cũng sẽ được bảo hộ quyền tác giả.
2. Như thế nào được xem là tác phẩm điện ảnh?
➤ Theo quy định tại khoản 6 Điều 6 của Nghị định số 17 năm 2023 của Chính phủ có hướng dẫn cụ thể về tác phẩm điện ảnh như sau:
- Tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được tạo ra theo những phương pháp tương tự theo quy định tại Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là các tác phẩm mà có nội dung, được biểu hiện bằng những hình ảnh chuyển động liên tiếp hoặc hình ảnh được thu do các thiết bị công nghệ, kỹ thuật tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của lĩnh vực ngôn ngữ điện ảnh. Những hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh cũng được xem là một phần của tác phẩm điện ảnh đó;
- Tác phẩm điện ảnh sẽ không bao gồm những bản ghi hình nhằm để phổ biến thông tin, tin tức trên các đài dịch vụ phát thanh, đài truyền hình, không gian mạng, điện tử; các bản ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế; các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử.
Như vậy, theo quy định được nhắc đến ở trên, tác phẩm điện ảnh được hiểu là những tác phẩm được tạo ra và biểu hiện bởi các hình ảnh chuyển động liên tiếp hoặc các hình ảnh, có âm thanh (hoặc không có âm thanh) và các hiệu ứng khác.
➤ Về quyền tác giả, căn cứ vào khoản 2, Điều 4 thuộc bộ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2, Điều 1, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009, có thể hiểu quyền tác giả là một quyền thuộc về sở hữu trí tuệ. Quyền tác giả được hiểu là quyền của tổ chức hay cá nhân đối với các sản phẩm, tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm này có thể được sáng tạo và được thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
Tải mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu
Dưới đây là mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 08 năm 2023 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch mà Maudon.net đã tổng hợp để quý độc giả có thể sử dụng và tải về file word miễn phí.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI: TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH; TÁC PHẨM SÂN KHẤU
Kính gửi: Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
* Nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho:
□ Tác giả
□ Đồng tác giả
□ Chủ sở hữu quyền tác giả
□ Đồng chủ sở hữu quyền tác giả
□ Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả
□ Tác giả đồng thời là đồng chủ sở hữu quyền tác giả
□ Đồng tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả
□ Đồng tác giả đồng thời là đồng chủ sở hữu quyền tác giả
- Thông tin về tác phẩm:
□ Điện ảnh
□ Sân khấu
Tên tác phẩm:……………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm hoàn thành tác phẩm:…………………………………………
Công bố tác phẩm:
□ Chưa công bố
□ Đã công bố
- Ngày, tháng, năm công bố:…………………………………………....
- Hình thức công bố:…………………………………………..........
- Nơi công bố: |
Tỉnh/Thành phố………………….. Nước……………… Đường link địa chỉ trang điện tử (trong trường hợp công bố trên mạng Internet)………………………….... |
Nêu tóm tắt về tác phẩm:
Đối với tác phẩm điện ảnh
- Nêu tóm tắt về nội dung chính của tác phẩm
……………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………..
- Nêu thời lượng của tác phẩm
……………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………
- Nêu rõ tác phẩm điện ảnh thuộc loại hình nào sau đây: phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình, phim kết hợp nhiều loại hình... hay phim khác có ngôn ngữ điện ảnh
……………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………
Đối với tác phẩm sân khấu
- Nêu tóm tắt về nội dung chính của tác phẩm
……………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………
- Nêu thời lượng của tác phẩm
……………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………
- Nêu rõ tác phẩm sân khấu thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn nào sau đây: Chèo, tuồng, cải lương, múa, múa rối, múa đương đại, ba lê, kịch nói, opera, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ hay loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
……………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………
Cam đoan về việc sáng tạo tác phẩm:…………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
- Thông tin về tác giả:
Họ và tên:………………………………………………Quốc tịch:………………
Bút danh thể hiện trên tác phẩm (nếu có):………………………………………...
Sinh ngày:………………..tháng…………….năm……………………………….
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước của công dân/Hộ chiếu:…………...
……………………………………………………………………………………
Ngày cấp:……………………………..tại:………………………………………
Địa chỉ:……………………………………………………………………………
Số điện thoại:………………………………Email:…………………………….
- Thông tin về chủ sở hữu quyền tác giả:
Chủ sở hữu quyền tác giả là:
□ Cá nhân
Họ và tên:……………………………Quốc tịch:…………………
Sinh ngày:………………..tháng…………….năm…………………
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu:
………………………………………………………………………
Ngày cấp:……………………………..tại:………………………….
Địa chỉ:………………………………………………………………
Số điện thoại:……………………………Email:……………………
□ Tổ chức
Tên tổ chức:…………………………………………………………
Số đăng ký doanh nghiệp/Quyết định/Giấy phép thành lập:………..
Ngày cấp:……………………………..tại:………………………….
Địa chỉ:………………………………………………………………
Số điện thoại:……………………………Email:……………………
Cơ sở phát sinh sở hữu quyền:
□ Tự sáng tạo
□ Theo hợp đồng thuê sáng tạo
□ Theo hợp đồng chuyển nhượng
□ Theo quyết định giao việc
□ Theo thừa kế
□ Theo cuộc thi
□ Khác, nêu rõ:………………………………………………………
- Trường hợp tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh:
Tên tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh:……………………………………
Ngôn ngữ gốc (đối với tác phẩm dịch):…………………………………………
Tác giả của tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh:……….Quốc tịch:…….
Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh:
……………………………………………………………………………………
(Nếu tác phẩm gốc hết thời hạn bảo hộ, ghi “tác phẩm hết thời hạn bảo hộ” và nguồn thông tin:………………………………………………………………)
- Trường hợp cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:
Số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã cấp:………………………………
Cấp ngày…………..tháng…………….năm……………………………………...
Tên tác phẩm:……………………………………………………………………..
Loại hình:…………………………………………………………………………
Tác giả:………………….…………………Quốc tịch:……………………….
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu:………………
Chủ sở hữu quyền tác giả:…………….………Quốc tịch:……………………
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu nếu là tổ chức):………
Lý do cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:
□ Rách, hư hỏng Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
□ Mất Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
Lý do cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:
□ Chuyển đổi chủ sở hữu quyền tác giả
□ Thay đổi tên tác phẩm
□ Thay đổi thông tin về tác giả
□ Thay đổi thông tin về chủ sở hữu quyền tác giả
- Bên được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký (nếu có):
Họ và tên/Tên tổ chức:…………………………………………………………
Sinh ngày:…………tháng………..năm…………………………………………
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu nếu là tổ chức):…….
Ngày cấp:…………………………………………tại:…………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………………
Số điện thoại:…………………………………Email:…………………………
Tôi/Chúng tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
|
………., ngày…..tháng……năm……. Tác giả/Chủ sở hữu quyền tác giả
|
Cách điền tờ khai đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu
Sau đây là phần mà Maudon.net sẽ hướng dẫn cụ thể nếu bạn còn chưa biết cách điền thông tin vào tờ khai đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu.
➤ Mục nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho: Trường hợp tờ khai đăng ký bản quyền tác giả cho cá nhân, ký nháy từng trang tờ khai; nếu tờ khai đăng ký quyền tác giả cho tổ chức thì cần phải đóng dấu giáp lai cho tờ khai.
➤ Mục Hình thức công bố: Phát hành bản sao để phổ biến tới công chúng như là ghi âm, xuất bản, in ấn, ghi hình, đăng tải lên mạng Internet, mạng viễn thông và các hình thức khác.
➤ Mục Cam đoan về việc sáng tạo tác phẩm:
- Nội dung của các tác phẩm do tác giả hay các đồng tác giả sáng tạo, không phải sao chép từ tác phẩm của những người khác và không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam.
- Đối với những tác phẩm mà có chứa nội dung liên quan tới chủ quyền, lãnh thổ, lịch sử, biên giới quốc gia,thuần phong mỹ tục, tôn giáo, tín ngưỡng, sức khỏe, danh dự, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức hay cá nhân khác; lợi ích của Nhà nước cũng như lợi ích công cộng, thì phải cam đoan: không được phép có nội dung hay hình ảnh vi phạm, không được phép xuyên tạc, không gây ảnh hưởng tới các vấn đề này.
➤ Mục Thông tin về tác giả
- Khai đầy đủ thông tin, lý lịch của các đồng tác giả (nếu có) và cũng phải nêu rõ vai trò của từng đồng tác giả trong sáng tạo tác phẩm;
- Nếu tác giả đã chết thì phải ghi rõ năm tác giả chết tại mục này.
➤ Mục Thông tin về chủ sở hữu quyền tác giả, Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh, Chủ sở hữu quyền tác giả: Khai đầy đủ các đồng chủ sở hữu quyền tác giả, nếu có.
➤ Mục Tác giả của tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh: Khai đầy đủ các đồng tác giả, nếu có.
Mục Tác giả/Chủ sở hữu quyền tác giả ở cuối cùng:
- Nếu người đi đăng ký cho tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả thì tác giả chính thức là người ký tên trên tờ khai.
- Nếu người đi đăng ký cho chủ sở hữu bản quyền tác giả thì chủ sở hữu bản quyền tác giả hay là người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu bản quyền tác giả là người ký tên và đóng dấu (trong trường hợp là tổ chức) trên tờ khai.
- Nếu tác phẩm có đồng tác giả hay đồng chủ sở hữu quyền tác giả thì bắt buộc phải có chữ ký của tất cả các đồng tác giả hay đồng chủ sở hữu quyền tác giả. Tờ khai có thể do một trong số những đồng tác giả hay đồng chủ sở hữu quyền tác giả ký tên nếu có văn bản ủy quyền của các đồng tác giả hay đồng chủ sở hữu quyền tác giả còn lại theo pháp luật quy định.
Câu hỏi liên quan đến tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu
1. Maudon có mẫu tờ khai đăng ký bản quyền tác giả khác không?
➤ Maudon.net đã có nhiều mẫu tờ khai đăng ký bản quyền tác giả khác. Do Maudon chưa biết rõ bạn đọc cần tìm mẫu nào do đó chúng tôi sẽ đưa đường dẫn đến bài tổng hợp mẫu tờ khai để bạn có thể thuận tiện và nhanh chóng tìm được mẫu tờ khai mà mình cần nhé!
➤ Bài viết được dẫn sẽ gồm có các mẫu như sau:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho sách giáo khoa, giáo trình;
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, sân khấu;
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật;
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc;
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm văn học;
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả với chương trình máy tính;
- Tờ khai đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
>> Tham khảo chi tiết: Tổng hợp mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả.
2. Cho tôi hỏi “quyền tác giả” là gì?
Về quyền tác giả, căn cứ vào khoản 2, Điều 4 thuộc bộ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2, Điều 1, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009, có thể hiểu quyền tác giả là một quyền thuộc về sở hữu trí tuệ. Quyền tác giả được hiểu là quyền của tổ chức hay cá nhân đối với các sản phẩm, tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm này có thể được sáng tạo và được thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.