spot_img
HomeGiáo dục - Đào tạoƯu - nhược điểm và kinh nghiệm khi ở ký túc xá...

Ưu – nhược điểm và kinh nghiệm khi ở ký túc xá cho sinh viên

Tải mẫu đơn xin chuyển phòng ký túc xá, mẫu đơn xin ra khỏi ký túc xá, đơn xin ở ký túc xá.Thuận lợi và khó khăn khi ở ký túc xá, kinh nghiệm ở KTX sinh viên.

Tải đơn xin chuyển phòng, xin ra khỏi và xin ở ký túc xá

1. Mẫu đơn xin chuyển phòng ký túc xá

Mẫu đơn xin chuyển phòng ký túc xá là mẫu đơn dùng để cho học sinh, sinh viên ở ký túc xá của trường xin được chuyển từ phòng này sang phòng khác.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN XIN CHUYỂN PHÒNG KÝ TÚC XÁ

Kính gửi: Ban quản lý ký túc xá - Trường đại học ABC

Tôi tên là: …………………………………………………………………………………

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………

CCCD/CMND số: 0101 xxxx xxxx            ngày cấp 09/03/2022        tại Cục quản lý hành chính trật tự và xã hội

Điện thoại liên hệ: 033 xxx xxxx

Lý do muốn chuyển phòng:

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Tôi làm đơn này kính đề nghị Ban quản lý ký túc xá - trường Đại học ABC xem xét và cho phép tôi được chuyển phòng ký túc xá.

Tôi xin cam đoan với Quý cơ quan những thông tin tôi đã nêu trên là hoàn toàn đúng và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin.

Kính mong Quý cơ quan xem xét và chận nhận lời đề nghị của tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn.

 

 

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

2. Mẫu đơn xin ra khỏi ký túc xá

Mẫu đơn xin chuyển phòng ký túc xá là mẫu đơn dùng để cho học sinh, sinh viên ở ký túc xá của trường xin không tiếp tục ở ký túc xá nữa.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN CHUYỂN RA KHỎI KÝ TÚC XÁ

Kính gửi: Phòng Công tác Sinh viên Trường Đại học……………………………..
Ban Quản lý ký túc xá Trường Đại học……………………………………..

Em tên là:…………………………………………………………………………………….

Ngày sinh: ………………………….Mã số sinh viên………………………………………

Hiện em đang ở Phòng………..Nhà……..Ký túc xá Trường Đại học…………………….

Em viết đơn này để xin ra khỏi ký túc xá vì lý do:

.…………………………………………………………………………………………….

.…………………………………………………………………………………………….

.…………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ nơi ở mới của em là:

.…………………………………………………………………………………………….

Kính mong phòng Công tác Sinh viên và Ban Quản lý ký túc xá giải quyết cho em được ra khỏi ký túc xá và nhận lại tiền ở còn lại.

Em xin chân thành cảm ơn.

 

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG CTSV

TRƯỜNG ĐẠI HỌC…………….

……….., ngày…..tháng…..năm 20……

NGƯỜI VIẾT ĐƠN

 

3. Mẫu đơn xin ở ký túc xá

Mẫu đơn xin chuyển phòng ký túc xá là mẫu đơn dùng để cho học sinh, sinh viên xin để được ở trong khu ký túc xá của trường.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN VÀO KÝ TÚC XÁ

Kính gửi: Phòng Công tác Sinh viên Trường .........

Họ và tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ., Nam, Nữ:. . . . . . . . . . .

Ngày sinh:. . . . . . . . . . . . . . . ……………………………………..

Sinh viên ngành (lớp):. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Khóa:. . . . . . . . . . . . .................Mã số sinh viên:. . . . . . . . . . . . . . .

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Họ và tên cha:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Năm sinh:. . . . . . .

Nghề nghiệp:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Họ và tên mẹ:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Năm sinh:. . . . . . .

Nghề nghiệp:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Là sinh viên thuộc diện:

* Diện chính sách, xã hội (Con liệt sĩ, con thương binh, dân tộc thiểu số, tàn tật…. kèm theo hồ sơ chứng minh):. . . . . . . . . . .

* Hoàn cảnh gia đình khó khăn: (Nếu thuộc diện gia đình khó khăn, phải kê khai cụ thể tổng thu nhập của gia đình trong 1 năm, số ruộng đất, tư liệu sản xuất hiện có, có xác nhận của chính quyền địa phương):. . . . . . . . . . .

Nay tôi làm đơn này kính đề nghị Phòng công tác Sinh viên xem xét cho tôi được vào ở Ký túc xá. Nếu được giải quyết, tôi cam kết thực hiện tốt Quy chế Công tác học sinh sinh viên nội trú do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cũng như Nội quy Ký túc xá của Nhà trường.

XÁC NHẬN CỦA CHÍNH QUYỀN

ĐỊA PHƯƠNG NƠI CƯ TRÚ

(UBND Xã, Phường, Thị trấn)

. . . . . . , ngày. . . . . . tháng. . . .năm 20...

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Cách viết đơn xin chuyển phòng, ra khỏi ký túc xá & đơn xin ở ký túc xá

1. Phần mở đầu phải có quốc hiệu và tiêu ngữ

Phần mở đầu của 3 loại đơn này đều có chung đặc điểm đó là bắt buộc phải có Quốc hiệu và tiêu ngữ, được viết như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

➤ Ngày, tháng, năm viết đơn;

➤ Tên đơn:

  • ĐƠN XIN CHUYỂN PHÒNG KÝ TÚC XÁ
  • ĐƠN XIN RỜI KHỎI KÝ TÚC XÁ
  • ĐƠN XIN ĐƯỢC Ở KÝ TÚC XÁ

>> Xem thêm: Mẫu giấy xác nhận học tại trường.

➤ Người nhận đơn: Thông thường người nhận đơn này sẽ là giáo viên trong trường phụ trách hoặc một người nào đó có phận sự quản lý khu ký túc xá mà bạn ở, do đó mẫu đơn sẽ được gửi cho những người này.

Ví dụ: Kính gửi: Cô Phương – Quản lý ký túc xá khu B.

Ưu - nhược điểm và kinh nghiệm khi ở ký túc xá cho sinh viên

2. Phần nội dung chính

Cả ba loại đơn: Đơn xin chuyển phòng, đơn xin ra khỏi ký túc xá & đơn xin ở ký túc xá, ở phần nội dung đều cần có thông tin cá nhân của học sinh, sinh viên, bao gồm: Họ và tên, mã số sinh viên (số thứ tự trong lớp nếu là học sinh), số CMND/CCCD, địa chỉ hộ khẩu thường trú…

➤ Đối với đơn xin chuyển phòng và đơn xin ra khỏi ký túc xá, ngoài thông tin cá nhân cần trình bày thêm:

  • Lý do xin chuyển phòng hoặc lý do xin ra khỏi ký túc xá;
  • Trình bày thời gian cụ thể khi nào muốn chuyển phòng hoặc khi nào ra khỏi ký túc xá;
  • Trình bày nguyện vọng muốn ở phòng nào (trường hợp muốn chuyển phòng).

➤ Đối với đơn xin được ở ký túc xá, ngoài thông tin cá nhân cần trình bày thêm:

  • Lý do muốn được ở ký túc xá;
  • Nguyện vọng muốn được sắp xếp trong phòng như thế nào.

Ví dụ: Ký túc xá trường có 2 loại phòng 4 người và phòng 8 người, bạn muốn ở phòng 4 người thì ghi vào là muốn được sắp xếp ở phòng 4 người.

>> Tham khảo thêm: Cách tạo CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm.

3. Lưu ý khi viết đơn xin chuyển phòng, ra khỏi ký túc xá & đơn xin ở ký túc xá

Sử dụng ngôn từ đúng chuẩn mực

Là người văn minh, bạn nên sử dụng ngôn từ lịch sự, đúng chuẩn mực trong khi viết đơn. Để quá trình chuyển phòng, ra khỏi ký túc xá hoặc xin ở ký túc xá được thuận lợi và suôn sẻ, mặc dù đã có những trải nghiệm không tốt tại nơi đó, bạn vẫn nên dùng từ ngữ có tính chuẩn mực vì đó sẽ ảnh hưởng đến trực tiếp đến uy tín của bản thân.

Bày tỏ lời cảm ơn và lời cam kết

Lời cảm ơn là điều tối thiểu cần phải bày tỏ ở cuối mỗi đơn. Tiếp theo, bạn cần phải có lời cam kết về những thông tin trong đơn xin là chính xác và cam kết về các vấn đề liên quan.

Kinh nghiệm và lưu ý khi ở ký túc xá

Sau đây là 24 điều mà bạn cần lưu ý khi ở ký túc xá mà Maudon.net đã tổng hợp được từ kinh nghiệm trên diễn đàn trên các trang ký túc xá của những anh chị đi trước chia sẻ lại.

1. Dù thân đến cỡ nào cũng không được kể toàn bộ chuyện về bản thân, tốt nhất nên giữ lại một nửa;

2. Bạn cùng phòng không phải chỉ có mỗi người cùng lứa, cùng ngành mà còn đến từ rất nhiều ngành, khoa và độ tuổi khác nhau trong trường;

3. Đừng nghĩ rằng bản thân mình không có bất kỳ thói quen xấu nào;

4. Giữ trật tự trong khi bạn cùng phòng đang ngủ là điều tối thiểu cần làm được;

5. Nhờ bạn mua đồ ăn cho, không được chê đồ khó ăn. Nhờ người khác mua đồ cho mình, nhất định phải trả tiền, dù chỉ vài nghìn lẻ, họ có giàu hay không là chuyện của họ, còn việc trả hay không sẽ thể hiện đạo đức của bạn;

6. Tuyệt đối không phán xét nhà người khác, mỗi  văn hóa, mỗi vùng miền đều cần được tôn trọng;

7. Đừng phàn nàn, nói xấu với bạn cùng phòng của bạn rằng một bạn khác không tốt;

8. Ký túc xá thời đại học rất đặc biệt, khi học thì lại rất thân thiết, lúc học xong thì như người xa lạ;

9. Đại học, việc bỏ đi vài thói quen để có thể sống hòa hợp cùng nhau là điều không dễ dàng;

10. Bạn cùng phòng đại học khó có thể trở thành bạn tốt nhất của bạn;

11. Đừng quá thân nhưng cũng đừng tính toán;

12. Dù là xem phim hay nghe nhạc hay học qua video, xin hãy nhớ đeo tai nghe;

13. Đừng phỉ báng, phê phán idol của người khác dù bạn có không thích hay ghét đến mức nào đi chăng nữa;

14. Bạn nào thích sạch sẽ gọn gàng gần như sẽ trở thành bảo mẫu miễn phí cho cả phòng cho đến khi không ở cùng nữa thì thôi;

15. Đừng tự tiện lấy đồ của người khác dùng, dù là nhỏ nhặt cũng nhớ phải trả, đừng có cho rằng ở chung thì dùng chung là bình thường;

16. Đừng có mặc đồ không đầy đủ mà cứ đi lại lung tung trong phòng, người cùng phòng mà thù bạn, bạn chắc chắn sẽ nổi tiếng;

17. Khi ra ngoài nhớ mang theo chìa khóa phòng, tốt nhất nên có vài chìa khóa dự phòng;

19. Đừng nên chọn giường ở gần cửa ra vào;

20. Tuyệt đối không dẫn người yêu về ngủ;

21. Nên tập quan sát một chút, khi người khác buồn thì nên giữ ý tứ, đừng có cười nói vô tư kiểu “mày buồn thì liên quan gì đến tao đâu”;

23. Đừng để giấy tờ, sách vở linh tinh trên bàn;

24. Đừng một mình đưa ra ý kiến trốn học, nếu không cả phòng cũng sẽ trốn học đấy (đôi khi họ sẽ đổ thừa tại bạn).

Những thuận lợi và khó khăn khi ở ký túc xá

1. Những thuận lợi khi ở ký túc xá

➤ An toàn, trật tự hơn

Ký túc xá thường được quản lý chặt chẽ về các quy định giờ giấc, có bảo vệ kiểm soát cửa ra vào nên bạn sẽ yên tâm về vấn đề an toàn và an ninh trật tự.

➤ Tiết kiệm khá nhiều chi phí

Khi ở ký túc xá bạn sẽ chỉ mất khoảng 200.000 VNĐ – 500.000 VNĐ mỗi tháng còn nếu ở trọ sẽ tốn khoảng từ 2.000.000 VNĐ/tháng trở lên tùy theo mức độ nhu cầu của bạn.

➤ Gần gũi với bạn bè

Bạn có thể dễ dàng trao đổi việc học, gần gũi và giao tiếp với nhiều người hơn trong môi trường luôn được gặp gỡ nhiều người. Bên cạnh đó, sống trong ký túc xá sẽ giúp bạn có kỹ năng giao lưu, kết nối được với nhiều người, mở rộng hơn nhiều mối quan hệ, tự tin giao tiếp hơn và rèn được kỹ năng sống chung với một tập thể.

➤ Gần trường

Nếu bạn là một người không thích phải đi xe cộ trong giờ cao điểm thì ký túc xá là một lựa chọn vô cùng hoàn hảo vì bạn gần như không cần phải đi xa. Hấu hết các trường đều xây dựng khu ký túc xá cho sinh viên ngay trong khuôn viên của trường học hoặc cũng cách trường một khoảng cách không xa để sinh viên thuận tiện đi lại và học tập.

>> Xem chi tiết: Cách làm đơn xin học lại môn.

Ưu - nhược điểm và kinh nghiệm khi ở ký túc xá cho sinh viên

2. Những khó khăn khi ở ký túc xá

➤ Giờ giấc nghiêm ngặt

Giờ giấc ra vào ký túc xá sẽ bị kiểm soát bởi bảo vệ và những thầy cô giám sát ký túc xá, điều này cũng sẽ hạn chế nếu bạn muốn đi làm thêm buổi tối hoặc đi chơi bên ngoài. Thêm nữa, ký túc xá thường có quy định chặt chẽ về việc cho người bên ngoài vào thăm, điều này sẽ hạn chế nếu bạn muốn mời bạn bè đến chơi hoặc để bố mẹ lên thăm.

➤ Có ít không gian riêng tư

Khi nói đến ở ký túc xá, chắc chắn bạn sẽ hình dung ra được một không gian với cuộc sống tập thể tại đó. Khi ở ký túc xá, không gian của bạn là thường chỉ là một chiếc giường tầng vừa đủ cho một mình bạn. Do đó sự tự do thoải mái và không gian riêng tư của bạn sẽ bị hạn chế khá nhiều. 

➤ Bất tiện trong sinh hoạt thường ngày

Do số lượng người ở cùng một phòng đông, mỗi người một lại có một lối sinh hoạt và cách sống khác nhau chẳng hạn như có người học, người chơi,  người thức khuya, người dậy sớm hay đợi chờ nhau để dùng nhà tắm sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến mỗi cá nhân. Điều này đòi hỏi ý thức của mỗi người khi sống chung trong một môi trường tập thể. Nếu mỗi người không ý thức được điều này sẽ là bất tiện lớn khi bạn ở ký túc xá.

Những câu hỏi thường gặp về vấn đề ở ký túc xá

1. Mẫu đơn xin ra khỏi ký túc xá ở đâu?

Maudon.net đã để sẵn mẫu đơn xin ra khỏi ký túc xá ở phía dưới, bạn có thể bấm tải hoặc chỉnh sửa trực tiếp trên trang.

>> Tải miễn phí: Mẫu đơn xin ra khỏi ký túc xá.

2. Trong KTX có 5 người nữa cùng ở với mình, vậy khi mua đồ ăn về mình có phải mua cho cả 5 người không?

Theo Maudon.net, trong trường hợp bạn có lời hứa sẽ khao 5 người bạn cùng phòng thì bạn sẽ mua, còn như thường lệ thì bạn chỉ cần gọi điện hoặc nhắn tin hỏi thăm xem có ai muốn ăn cùng bạn không, nếu có bạn sẽ mua hộ cho họ nhé.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?