Download mẫu đơn xin nhận nuôi con nuôi. Hướng dẫn viết đơn xin nhận con nuôi. Hướng dẫn thủ tục xin nhận con nuôi. Lưu ý khi viết đơn xin nhận con nuôi.
Tìm hiểu về đơn xin nhận con nuôi
Đơn xin nhận con nuôi là mẫu đơn thể hiện nguyện vọng của một cá nhân, hay gia đình về việc nhận trọng trách chăm sóc một đứa trẻ và bảo hộ đứa trẻ theo quy định của nhà nước về các quyền được hưởng của trẻ em, bao gồm: Quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được vui chơi giải trí, quyền được tham gia vào các hoạt động xã hội.
Việc nhận con nuôi cần tuân thủ chặt chẽ điều kiện theo Điều 14 Bộ luật Nuôi con nuôi 2010, để có thể nhận quyền chăm sóc hợp pháp, cha mẹ nuôi ngoài hồ sơ xin nhận con nuôi cũng cần chứng minh bản thân đáp ứng được các điều kiện sau:
- Cần có đủ hành vi trách nhiệm dân sự;
- Hơn con nuôi 20 tuổi trở lên;
- Có đủ điều kiện kinh tế, việc làm, có nơi ở phù hợp cho việc chăm sóc, nuôi dạy và giáo dục đứa trẻ;
- Có phẩm chất đạo đức tốt.
Download mẫu đơn xin nhận nuôi con nuôi
Mẫu đơn được Maudon.net soạn ra theo mẫu số 04 của Phụ lục 02, được ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BTP, mời quý độc giả có thể tải về để tham khảo đơn xin nhận con nuôi.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN NHẬN CON NUÔI TRONG NƯỚC
Kính gửi:...................................................................
- Phần khai về người nhận con nuôi
Ông |
Bà |
|
Họ, chữ đệm, tên |
||
Ngày, tháng, năm sinh |
||
Quốc tịch |
||
Giấy tờ tùy thân |
||
Nơi cư trú |
|
|
Điện thoại/email |
- Phần khai về người được nhận làm con nuôi
Họ, chữ đệm, tên: Giới tính:
Ngày, tháng, năm sinh: Quốc tịch:
Nơi sinh:
Nơi cư trú:
Số định danh cá nhân:
Thuộc đối tượng:
🗆 Hiện đang sống tại gia đình của Ông/Bà:
Họ, chữ đệm, tên:
Nơi cư trú:
Điện thoại/email liên lạc:
🗆 Hiện đang sống tại Cơ sở nuôi dưỡng:
Tên/địa chỉ cơ sở nuôi dưỡng:
- Cam đoan
Chúng tôi/tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật, việc nhận con nuôi là tự nguyện, nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của con nuôi. Chúng tôi/tôi cam kết sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu như con đẻ của mình và thực hiện mọi nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo quy định của pháp luật. Chúng tôi/tôi cam kết trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, định kỳ 06 tháng một lần, gửi báo cáo về tình hình phát triển của con nuôi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chúng tôi/tôi thường trú.
Đề nghị Cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Làm tại.................., ngày............. tháng.............. năm...........
ÔNG BÀ
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên) (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
Cách viết đơn xin nhận nuôi con nuôi
Đơn xin nhân con nuôi gồm các phần như sau:
➤ Quốc hiệu tiêu ngữ (viết hoa toàn bộ quốc hiệu, viết hoa những chữ cái đầu tiên của tiêu ngữ);
➤ Ảnh chân dung: Cần ảnh chân dung của bố và mẹ nhận con nuôi, kích cỡ ảnh 4×6 cm;
➤ Tên đơn: “ĐƠN XIN NHẬN CON NUÔI TRONG NƯỚC”(cần viết hoa toàn bộ tên đơn);
➤ Kính gửi:
- Trong trường hợp người nhận con nuôi là cá nhân thường trú trong nước, ghi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký việc nuôi con nuôi;
- Trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi là cá nhân tạm trú ở nước ngoài, thì ghi Cơ quan đại diện Việt Nam ở nơi có thẩm quyền thực hiện đăng ký việc nhận nuôi con nuôi;
- Đối với cá nhân người nước ngoài có đăng ký thường trú ở Việt Nam nhận nuôi trẻ em Việt Nam làm con nuôi thì cần ghi rõ Sở Tư pháp tại nơi tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi.
➤ Phần khai về người nhận con nuôi: Cần điền tên của cả bố và mẹ, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, giâý tờ tùy thân (số CMND/CCCD, ngày cấp, nơi cấp), nơi cư trú, điện thoại hoặc email;
➤ Phần khai về người được nhận làm con nuôi: Họ, chữ đệm, tên của con nuôi, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nơi sinh, nơi cư trú, số định danh cá nhân, thuộc đối tượng (trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác,con riêng,cháu ruột);
- Hiện đang sống tại gia đình của Ông/Bà: Điền họ, chữ đệm, tên, nơi cư trú, điện thoại/email liên lạc của người nuôi dưỡng trước;
- Hiện đang sống tại Cơ sở nuôi dưỡng: Điền tên cơ sở nuôi dưỡng, địa chỉ của cơ sở nuôi dưỡng.
➤ Cam đoan: Cần nêu được việc nhận con nuôi là hoàn toàn tự nguyện, chứng minh được rằng việc gia đình sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đứa trẻ như con ruột và thực hiện hiện các nghĩa vụ của bậc cha mẹ theo quy định của pháp luật, cuối cùng là việc cam kết sẽ luôn báo cáo tình hình về Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú;
➤ Ngày làm đơn;
➤ Ký ghi rõ họ tên của hai vợ chồng nhận nuôi.
Thủ tục xin nhận nuôi con nuôi
1. Chuẩn bị hồ sơ về việc nhận con nuôi
Hồ sơ về việc nhận con nuôi được quy định theo Điều 17 Luật Nuôi con nuôi bao gồm:
- Bản sao về giấy tờ như hộ chiếu, thẻ CMND/CCCD hoặc các giấy tờ có khả năng thay thế;
- Một bản phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản chứng minh tình trạng hôn nhân hiện tại;
- Hai bản giấy khám sức khỏe của vợ và chồng do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận về hoàn cảnh gia đình, về tình trạng chỗ ở, về điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
Lưu ý:
Trong các trường hợp cha dượng nhận nuôi con riêng của vợ, mẹ kế nhận nuôi con riêng của chồng làm con nuôi hoặc bác, cô, cậu, dì, chú ruột nhận cháu ruột của mình làm con nuôi thì trong hồ sơ không cần phải có các giấy tờ sau: giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế thuộc cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện về kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
2. Nộp hồ sơ nhận con nuôi
Nơi đăng ký, nộp hồ sơ nhận con nuôi được quy định theo Điều 19 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:
Nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết việc đăng ký nhận nuôi con nuôi:
- Người nhận con nuôi phải đăng ký, nộp hồ sơ nhận nuôi của mình và hồ sơ của cá nhân được giới thiệu làm con nuôi tại cơ quan Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú;
- Thời hạn giải quyết việc đăng ký nhận nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đầy đủ các hồ sơ liên quan hợp lệ.
3. Kiểm tra hồ sơ nhận nuôi
Như vậy sau khi tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nộp hồ sơ nhận nuôi sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ nhận con nuôi. Nếu hồ sơ nhận nuôi con nuôi đầy đủ, hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ đưa giấy tiếp nhận hồ sơ và giấy hẹn ngày trả kết quả cho người nhận nuôi.
Nếu thiếu giấy tờ hoặc có giấy tờ không hợp lệ thì Uỷ ban nhân dân sẽ thông báo cho người nhận nuôi để bổ sung, hoàn thiện bộ hồ sơ trong 7 ngày làm việc, cơ quan Uỷ ban sẽ có trách nhiệm xác minh hồ sơ khi nhận đủ các loại giấy tờ hợp lệ.
4. Giao giấy chứng nhận đăng ký nuôi con nuôi
Lễ giao nhận con nuôi sẽ diễn ra tại trụ sở UBND cấp xã nơi nộp hồ sơ, cán bộ cấp xã sẽ trao Giấy chứng nhận đăng ký nuôi con nuôi cho người nhận con nuôi, công nhận quyền nuôi dạy cho người nhận con nuôi
5. Thời hạn cho thủ tục nhận nuôi con nuôi
Thời hạn trong vòng 30 ngày, như sau:
- UBND xã sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến: trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Ghi vào sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, giao – nhận con nuôi: trong vòng 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người có liên quan (theo như quy định tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi).
Câu hỏi liên quan đến đơn xin nhận con nuôi
1. Bao nhiêu tuổi mới được nhận nuôi con nuôi?
Theo điều 14 Luật con nuôi năm 2010, điều kiện để nhận nuôi con nuôi phải là người lớn hơn con nuôi 20 tuổi và đứa trẻ nhận nuôi phải 16 tuổi mới có đủ điều kiện để nhận làm cha mẹ nuôi.
>> Tham khảo thêm: Tìm hiểu đơn xin nhận con nuôi.
2. Con nuôi có được thừa kế tài sản từ cha mẹ nuôi không?
Con nuôi sẽ có đầy đủ các đặc quyền của một người con trong gia đình, nên khi bố mẹ nuôi qua đời người con nuôi vẫn sẽ được phân chia tài sản hợp pháp theo quy định về Luật dân sự.