spot_img
HomeLý lịch - Cá nhânThủ tục làm Lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý...

Thủ tục làm Lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Tải miễn phí tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Hướng dẫn làm hồ sơ lý lịch tư pháp số 1 và lý lịch tư pháp mẫu số 2. Thủ tục khai lý lịch tư pháp số 1 & 2

Phiếu lý lịch tư pháp là gì?

Theo Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 của Quốc hội, Điều 2, Khoản 4, Phiếu lý lịch tư pháp là mẫu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp ban hành, có giá trị sử dụng để:

  • Chứng minh cá nhân đó có hay không có án tích (có tiền án tiền sự hay không);
  • Chứng minh cá nhân đó bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, quản lý, thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp trong trường hợp hợp tác xã, doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Phiếu lý lịch tư pháp là gì?

Dựa vào đó, Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 sẽ có những điểm khác nhau như sau:

1. Phiếu lý lịch tư pháp số 1

➤ Về người được cấp giấy lý lịch tư pháp số 1

  • Công dân Việt Nam và người nước ngoài đang hoặc đã cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức chính trị có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hành lập, đăng ký kinh doanh, quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp.

➤ Về mục đích cấp giấy lý lịch tư pháp số 1

  • Mẫu lý lịch tư pháp số 1 được cấp để phục vụ công tác quản lý nhân sự,  quản lý doanh nghiệp, làm hồ sơ xin việc, giấy phép lao động, hoạt động đăng ký kinh doanh…

➤ Quyền ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục làm giấy lý lịch tư pháp số 1

  • Theo Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 của Quốc hội, Điều 45, Khoản 3, cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1;
  • Việc uỷ quyền cần phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;
  • Trường hợp người đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 là vợ, chồng, con, cha, mẹ của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp thì không cần phải có văn bản ủy quyền.

2. Phiếu lý lịch tư pháp số 2

➤ Về người được cấp giấy lý lịch tư pháp số 2

  • Cơ quan, tổ chức tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 để phục vụ cho việc điều tra, xét xử, truy tố và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

➤ Về mục đích cấp giấy lý lịch tư pháp số 2

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình cho việc điều tra, xét xử, truy tố…

➤ Quyền ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục làm giấy lý lịch tư pháp số 2

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được phép ủy quyền;
  • Theo Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 của Quốc hội, Điều 46, Khoản 2, trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Do đó, người có yêu cầu phải trực tiếp thực hiện thủ tục này.

Tải mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

1. Mẫu lý lịch tư pháp số 1

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP 

(Dùng cho cá nhân trong trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2)

 

Kính gửi: .....................................…………………

 

  1. Tên tôi là:
  2. Tên gọi khác (nếu có).................................................................3. Giới tính:.......................
  3. Ngày, tháng, năm sinh: …./…./.....5.Nơi sinh: .....
  4. Địa chỉ3: .....

.....................................................................................Số điện thoại :......................................

  1. Giấy CMND/Hộ chiếu: …………….……………4 Số:

   Cấp ngày.........tháng...........năm.............Tại:

  1. Được sự ủy quyền :

8.1. Mối quan hệ với người uỷ quyền5 :

8.2. Theo văn bản ủy quyền ký ngày 6.................tháng..........năm...........................................

           Tôi làm Tờ khai này đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người có tên dưới đây :

 

PHẦN KHAI VỀ NGƯỜI ỦY QUYỀN HOẶC NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

  1. Họ và tên7:......................................................................................... ....

2.Tên gọi khác (nếu có): 3. Giới tính

  1. Ngày, tháng, năm sinh: …./ …./ ....5.Nơi sinh2 :
  2. Quốc tịch :................................................7.Dân tộc:...........................................................
  3. Nơi thường trú8: ......
  4. Nơi tạm trú9:
  5. Giấy CMND/Hộ chiếu :..........................................10Số:

Cấp ngày.......tháng.........năm..............Tại:

  1. Số điện thoại/e-mail:

 

PHẦN KHAI VỀ CHA, MẸ, VỢ/ CHỒNG CỦA NGƯỜI ỦY QUYỀN HOẶC CHA, MẸ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

 

 

CHA

MẸ

VỢ/ CHỒNG

Họ và tên

   

Ngày, tháng, năm sinh

   

 

QUÁ TRÌNH CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI ỦY QUYỀN HOẶC NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN11

Từ tháng, năm

đến tháng, năm

Nơi thường trú/ Tạm trú 

Nghề nghiệp, nơi làm việc12 

     
     
     

 

Phần khai về án tích, về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (nếu có): ….

......

     Yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản: Có                 Không  

       Mục đích yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:……………………………………………

………………………………………………………………………………………………..

      Số lượng Phiếu lý lịch tư pháp yêu cầu cấp:………………………Phiếu

      Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai của mình.

 

……………, ngày …… tháng …… năm …….

                                                                                                         Người khai

                                                                                                   (Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

¹ Họ và tên người được ủy quyền hoặc của cha/mẹ người chưa thành niên; ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu.

² Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.

Ghi rõ địa chỉ để liên lạc khi cần thiết.

Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.

5 Ghi rõ mối quan hệ trong trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền; trong trường hợp này không cần có văn bản ủy quyền.

6 Ghi rõ trong trường hợp có văn bản ủy quyền.

7 Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu. 

8,9  Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.

10 Trường hợp là người chưa thành niên dưới 14 tuổi thì không phải ghi nội dung này.

11  Kê khai quá trình cư trú, nghề nghiệp, nơi làm việc từ khi từ 14 tuổi trở lên. 

12 Đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.

 

2. Mẫu lý lịch tư pháp số 2

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

Mẫu số 03/2013/TT-LLTP

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP

(Dùng cho cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp)

Kính gửi: ...................................................................

 

  1. Tên tôi là:.........................................................................................
  2. Tên gọi khác (nếu có):............................................................3. Giới tính :..........
  3. Ngày, tháng, năm sinh: …........./ …….../ ……… …………………………………...
  4. Nơi sinh:
  5. Quốc tịch:......................................................7. Dân tộc:..............................................
  6. Nơi thường trú 3:
  7. Nơi tạm trú4:
  8. Giấy CMND/Hộ chiếu :.......................................5Số:

Cấp ngày.......tháng.........năm..............Tại: .

  1. Họ tên cha:…………………………………….Ngày/tháng/năm sinh ………………
  2. Họ tên mẹ:…………………………………… .Ngày/tháng/năm sinh ………………

13.Họ tên vợ/chồng…………………….. ………  Ngày/tháng/năm sinh ………………

  1. Số điện thoại/e-mail:

 

QUÁ TRÌNH CƯ TRÚ CỦA BẢN THÂN

(Tính từ khi đủ 14 tuổi)

Từ tháng, năm

đến tháng, năm

Nơi thường trú/ Tạm trú

Nghề nghiệp, nơi làm việc6

   
   
   

    Phần khai về án tích, nội dung bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (nếu có):

   Yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp7:  Số 1                     Số 2

   Yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản (trong trường hợp yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1):    Có                      Không

      Mục đích yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:……………………………………………

………………………………………………………………………………………………

     Số lượng Phiếu lý lịch tư pháp yêu cầu cấp:…………………….Phiếu.

    Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai của mình.

 

..........., ngày ……… tháng …… năm ………

                                                                                                Người khai

                                                                                           (Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

¹ Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.

² Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.

3, 4 Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.

5 Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.

6 Đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.

7 Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.

 Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hồ sơ làm lý lịch tư pháp số 1 và số 2

Hồ sơ để làm lý lịch tư pháp sẽ gồm những giấy tờ, văn bản sau:

  • Mẫu tờ khai đề nghị/yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo quy định (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP nếu làm LLTP số 2 hoặc Mẫu số 04/2013/TT-LLTP nếu làm LLTP số 1);
  • Bản sao chứng thực CCCD/hộ chiếu của cá nhân được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 phải có văn bản ủy quyền (đối vớingười được ủy quyền là vợ, chồng, con, cha, mẹ của người ủy quyền sẽ không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền cần phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Quy trình, thủ tục làm lý lịch tư pháp

Khi có nhu cầu làm lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì người thực hiện cần làm những việc sau:

1. Nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp

  • Nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp hoặc online;
  • Công dân Việt Nam sẽ nộp cho Sở Tư pháp nơi mình thường trú; nếu không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi mình tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp cho Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
  • Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì nộp cho Sở Tư pháp nơi người đó cư trú.

>> Xem thêm: Làm lý lịch tư pháp online – Hướng dẫn chi tiết.

2. Thời hạn giải quyết

  • Kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết trong thời hạn 10 ngày làm việc;
  • Nếu người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài thì cần phải xác minh về điều kiện để được xóa án tích, bản án thì thời hạn không quá 15 ngày làm việc.

3. Chi phí làm lý lịch tư pháp số 1 và số 2

Thông tin phí/lệ phí đăng ký làm thủ tục lý lịch tư pháp số 1 và số 2 cụ thể như sau:

  • Chi phí cung cấp thông tin phiếu lý lịch tư pháp là 200.000đ/lần/người;
  • Chi phí cung cấp thông tin phiếu lý lịch tư pháp của học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha ruột, mẹ ruột, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi của người có công nuôi dưỡng liệt sỹ) là 100.000đ/lần/người;
  • Các trường hợp được cung cấp thông tin lý lịch tư pháp miễn phí bao gồm: Trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11;
  • Người cao tuổi theo quy định của Luật người cao tuổi số 39/2009/QH12 của Quốc hội;
  • Người khuyết tật theo quy định của Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 của Quốc hội;
  • Người thuộc hộ nghèo và cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật;
  • Khi cá nhân được cấp phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 2 phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ phiếu thứ 3 trở đi cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp thu thêm 5.000đ/phiếu, để bù đắp chi phí/lệ phí cần thiết cho việc in mẫu phiếu lý lịch tư pháp.

Câu hỏi liên quan đến mẫu tờ khai yêu cầu cấp lý lịch tư pháp số 1 và số 2

1.  Có được ủy quyền cho người khác làm lý lịch tư pháp không?

Bạn chỉ có thể ủy quyền cho người khác làm phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phải có văn bản ủy quyền (nếu người được ủy quyền là vợ, chồng, con, cha, mẹ sẽ không cần văn bản ủy quyền). Còn về phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì sẽ không được phép ủy quyền.

>> ĐỌC THÊM TẠI: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 là gì?

2. Tôi có thể tải mẫu tờ khai phiếu lý lịch tư pháp số 2 ở đâu?

Bạn có thể tải về miễn phí file word hoặc chỉnh sửa trực tiếp tại web bản đầy đủ và chuẩn nhất của Mẫu tờ khai phiếu lý lịch tư pháp số 2 và nhiều mẫu đơn khác nữa tại Maudon.net

>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2.

3. Tôi muốn đề nghị được cấp 2 phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 cùng lúc có được không?

Bạn có quyền được đề nghị cấp 2 phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 cùng lúc. Khi được cấp phiếu lý lịch tư pháp và đề nghị cấp trên 2 phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ phiếu thứ 3 trở đi cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp thu thêm 5.000đ/phiếu, để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?