Hòa giải ly hôn là gì? Download mẫu đơn từ chối hòa giải ly hôn. Hướng dẫn cách viết mẫu đơn đề nghị không hòa giải ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương.
Hòa giải ly hôn là gì?
Hòa giải ly hôn là một thủ tục quan trọng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án. Vợ chồng nên tham gia thực hiện hòa giải ly hôn để có cơ hội hàn gắn tình cảm, cứu vãn hôn nhân.
Nếu trong trường hợp không thể thực hiện hòa giải, vợ chồng cần hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình sau khi nộp đơn ly hôn để có thể tự thỏa thuận hoặc có thể viết đơn yêu cầu Tòa án không tiến hành hòa giải hòa giải ly hôn.
Đơn không hòa giải ly hôn là gì?
Đơn không tiến hành hòa giải ly hôn là văn bản pháp lý do một bên vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn viết, gửi đến Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền giải quyết vụ án. Nếu Tòa án nhận được đơn trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án phải xem xét và quyết định.
Nếu Tòa án chấp nhận đơn đề nghị của người làm đơn thì Tòa án sẽ không tiến hành hòa giải ly hôn trong vụ án đó.
Ngược lại, nếu Tòa án không chấp nhận đơn đề nghị của người làm đơn thì Tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải ly hôn theo quy định của pháp luật.
>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn đơn phương.
Download mẫu đơn xin không hòa giải ly hôn
Ly hôn là một thủ tục pháp lý phức tạp, đòi hỏi các đương sự phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trong đó, việc nộp đơn không tiến hành hòa giải ly hôn là một trong những thủ tục quan trọng giúp rút ngắn thời gian giải quyết vụ án.
Mẫu đơn này đã được Maudon.net soạn đầy đủ chi tiết các nội dung cần thiết theo quy định của pháp luật, giúp quý độc giả dễ dàng hoàn thiện hồ sơ.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----***----
.................., ngày......tháng......năm .........
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(Về việc yêu cầu không hòa giải khi ly hôn)
Kính gửi: Tòa án nhân dân …………………………..……….
Tôi là: ……………………………………………………………………………
Sinh ngày ………. tháng ………….. năm ………………………….……………
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số:………... do ………cấp ngày …………
Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………
Tôi là …… trong vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là….…và bị đơn là …….…
Hiện nay, do ………………..……………………………………………
nên tôi nhất định phải ly hôn với………………………………………………….
Vì vậy, để hạn chế kéo dài thời gian và giải quyết yêu cầu ly hôn của tôi được nhanh chóng, sớm ngày giải thoát cho chúng tôi, tôi kính mong quý Tòa chấp thuận không tiến hành hòa giải trong quá trình giải quyết ly hôn với chồng/vợ tôi là ………..……… và nhanh chóng giải quyết việc ly hôn của chúng tôi.
Tôi xin cam kết những nội dung đã trình bày trong đơn này là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Toà. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Cách viết đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải ly hôn
1. Phần mở đầu đơn xin không hòa giải ly hôn
Quốc hiệu và tiêu ngữ: Đây là dòng văn bản cần có trong mọi văn bản có hiệu lực pháp lý, quốc hiệu và tiêu ngữ của tất cả các văn bản hành chính đều có chung hình thức hoàn thiện.
Thời gian làm đơn: Người yêu cầu không hòa giải ly hôn cần ghi đầy đủ bao gồm thứ, ngày, tháng, năm làm đơn.
Tiêu đề đơn: Hay còn gọi là tên đơn, đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải ly hôn là mẫu đơn đề nghị theo quy định rõ tại khoản 1 Điều số 207 của Bộ luật Tố tụng dân sự được ban hành năm 2015 nên ở đây tiêu đề đơn ghi “ĐƠN ĐỀ NGHỊ” (cần phải viết hoa toàn bộ) và cần phải chú thích thêm dòng bên dưới đây là đơn về việc yêu cầu không tiến hành hòa giải ly hôn.
Mục kính gửi: Người làm đơn yêu cầu không hòa giải ly hôn sẽ ghi tên tòa án nhân dân nơi thụ lý việc xét sơ thẩm đơn ly hôn của cặp vợ chồng (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A, Tòa án nhân dân phường F…).
2. Thông tin người làm đơn từ chối hoà giải ly hôn
- Họ và tên của người làm đơn hoà giải ly hôn ở phần này cần điền đầy đủ họ, tên theo giấy khai sinh và viết hoa toàn bộ họ và tên;
- Ngày, tháng, năm sinh của người yêu cầu cần được ghi chính xác như trong giấy khai sinh;
- Thông tin về số CMND/CCCD hay số Hộ chiếu, nơi cấp cũng như ngày cấp các loại giấy tờ nói trên;
- Hộ khẩu thường trú của người yêu cầu không hòa giải ly hôn;
- Chỗ ở hiện tại của người làm đơn cũng cần được ghi rõ và hoàn thiện một cách đầy đủ và chi tiết.
3. Phần nội dung của đơn đề nghị không hòa giải ly hôn
- Mở đầu của phần nội dung cần nêu được người nguyên đơn (người viết đơn ly hôn) và bị đơn (người được yêu cầu ly hôn);
- Lý do đệ đơn xin không hòa giải ly hôn: Bạn cần nêu được lý do chính đáng cụ thể, chi tiết và đúng sự thật để Tòa án nơi thụ lý có thể xem xét việc có giải quyết đơn yêu cầu của bản thân hay không, vì đây là phần quan trọng của đơn đề nghị không hòa giải ly hôn nên bạn cần ghi nguyên văn mẫu câu sau:
“Hiện nay, do (ghi rõ lý do xin không hòa giải ly hôn) nên tôi nhất định phải ly hôn với (tên vợ hoặc chồng). Vì vậy, để giảm thiểu việc kéo dài nhiều thời gian và yêu cầu ly hôn của tôi được nhanh chóng giải quyết, sớm ngày giải thoát cho chúng tôi, tôi kính mong quý Tòa xem xét, chấp thuận không tiến hành hòa giải trong quá trình giải quyết ly hôn với chồng/vợ tôi là (họ và tên vợ/chồng) và nhanh chóng giải quyết việc ly hôn của chúng tôi. Tôi xin cam kết những gì bản thân đã trình bày trong đơn này là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ghi chú: Đây là dòng phải có để văn bản có hiệu lực về pháp luật.
- Lời cảm ơn: Đây là dòng cần thiết để bày tỏ sự thành khẩn của người làm đơn, thể hiện tôn trọng đối với Tòa án: “Rất mong được sự giúp đỡ từ quý Toà. Tôi xin chân thành cảm ơn!”;
- Ký và ghi rõ họ tên: Bạn cần ký tên hoặc điểm chỉ, ghi rõ họ tên bên dưới để xác minh bản thân là người làm đơn này.
Vì sao cần phải hòa giải khi nộp đơn ly hôn?
➤ Hòa giải ly hôn là một trong những thủ tục pháp lý bắt buộc trong quá trình giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân. Theo như các khoản được quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định về việc sau khi việc thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành việc hòa giải theo những quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
➤ Về bản chất, hòa giải ly hôn là việc Tòa án, với tư cách là một bên thứ ba, sẽ đứng ra làm trung gian, giúp đỡ vợ chồng có cơ hội cuối cùng trước khi đưa ra quyết định ly hôn. Thẩm phán sẽ là người đứng ra phân tích nguyên nhân mâu thuẫn, lắng nghe nguyện vọng của vợ chồng, đưa ra các giải pháp để vợ chồng có thể giải quyết mâu thuẫn và tiếp tục chung sống;
➤ Lý do cần hòa giải ly hôn bao gồm một số lý do vừa khách quan vừa chủ quan như sau:
- Giúp vợ chồng có cơ hội hàn gắn tình cảm, cứu vãn hôn nhân: Hòa giải ly hôn là một cơ hội cuối cùng để vợ chồng có thể hàn gắn tình cảm, cứu vãn hôn nhân. Nếu hòa giải thành công, vợ chồng sẽ tiếp tục chung sống, tạo cơ hội cho con cái được sống trong gia đình trọn vẹn;
- Giúp vợ chồng hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình sau khi ly hôn. Hòa giải ly hôn là dịp để vợ chồng hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình sau khi ly hôn, từ đó có thể tự thỏa thuận với nhau về các vấn đề liên quan đến ly hôn một cách thấu tình đạt lý;
- Giúp Tòa án có cơ sở giải quyết các vấn đề liên quan đến ly hôn một cách thấu tình đạt lý. Kết quả hòa giải ly hôn sẽ được Tòa án ghi nhận và sử dụng làm căn cứ để giải quyết các vấn đề liên quan đến ly hôn, như phân chia tài sản, quyền nuôi con, cấp dưỡng…
>> Tham khảo thêm: Thủ tục đổi họ cho con sau ly hôn.
Câu hỏi khi viết đơn từ chối hòa giải ly hôn
1. Ngoài đơn đề nghị không tiến hành hòa giải, người làm đơn có cần bổ sung thêm thông tin gì vào hồ sơ không?
Có. Người làm đơn có thể bổ xung các tài liệu, chứng cứ kèm theo: Nếu người làm đơn có tài liệu, chứng cứ chứng minh cho lý do không muốn hòa giải thì cần nộp kèm theo đơn đề nghị.
Ví dụ: Hình ảnh hoặc video bạo hành, văn bản hoặc các thư từ có chứa các từ ngữ lăng mạ hay xúc phạm đến danh dự của bản thân hoặc người thân bên dòng họ mình,…).
>> Tải miễn phí: Mẫu đơn xin không hòa giải ly hôn.
2. Thời hạn nộp đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải ly hôn là khi nào?
Người làm đơn có thể nộp đơn không tiến hành hòa giải ly hôn trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án là 1 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
>> Tham khảo thêm: Cách viết đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải ly hôn
3. Trong thủ tục ly hôn ai thì ai là người có thể đệ đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải ly hôn?
Dù là trong thủ tục ly hôn thuận tình hay là thủ tục ly hôn đơn phương thì cả vợ hoặc chồng đều có thể đệ đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải ly hôn lên tòa án thụ lý việc sơ thẩm.