spot_img
HomeGiáo dục - Đào tạoHạnh kiểm là gì? Các quy định đánh giá & xếp loại...

Hạnh kiểm là gì? Các quy định đánh giá & xếp loại hạnh kiểm

Hạnh kiểm luôn là phần quan trọng để nhà trường đánh giá học sinh, và nếu có mức xếp loại hạnh kiểm không tốt thì sẽ bị ảnh hưởng gì? Cùng maudon.net tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Hạnh kiểm là gì?

Hạnh kiểm trong môi trường học đường là việc đánh giá và phân loại phẩm chất, đạo đức, và hành vi của học sinh. Qua đó, giáo viên có thể đánh giá quá trình học tập và lao động của học sinh, từ đó xác định xếp loại hạnh kiểm. Hạnh kiểm thường phản ánh lối sống, cách cư xử đối với những người xung quanh, cũng như mức độ tuân thủ các nội quy của nhà trường, quy định về trật tự, an toàn xã hội và an toàn giao thông.

Hạnh kiểm là gì?

Tìm hiểu về việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh hiện nay

Theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, hiện nay việc đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được thực hiện bằng hai hình thức: đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số. Điều này thay thế cho hình thức đánh giá xếp loại hạnh kiểm như quy định cũ tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT.

Quy định đánh giá xếp loại hạnh kiểm

Theo Điều 21 của Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về hiệu lực thi hành, Thông tư này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 05/09/2021 và được áp dụng theo lộ trình cho từng lớp học như sau:

  • Đối với khối lớp 6: Thông tư mới được áp dụng từ năm học 2021-2022;
  • Đối với khối lớp 7 và lớp 10: Thông tư mới được áp dụng từ năm học 2022-2023;
  • Đối với khối lớp 8 và lớp 11: Thông tư mới được áp dụng từ năm học 2023-2024;
  • Đối với khối lớp 9 và lớp 12: Thông tư mới được áp dụng từ năm học 2024-2025;

Vì vậy, trong năm học 2023-2024, Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT sẽ được áp dụng cho các lớp 6, 7, 8, 10 và 11. Từ năm học 2024-2025 trở đi, Thông tư này sẽ được áp dụng cho tất cả các lớp, bao gồm lớp 9 và lớp 12. Còn đối với lớp 9 và lớp 12, việc xếp loại hạnh kiểm sẽ giống như theo quy định cũ của Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT nhưng được sửa đổi, bổ sung.

Bị hạ hạnh kiểm có sao không? Ảnh hưởng như thế nào?

Điều kiện được phép lên lớp và không được lên lớp

Cụ thể, các điều kiện để học sinh được lên lớp hoặc không được lên lớp như sau:

Học sinh được lên lớp nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Học lực và hạnh kiểm: Đạt từ mức trung bình trở lên;
  • Số ngày nghỉ học: Không vượt quá 45 buổi trong một năm học (bao gồm cả nghỉ phép và không phép, nghỉ liên tục hoặc không liên tục);

Học sinh sẽ phải ở lại lớp nếu:

  • Số ngày nghỉ học: Vượt quá 45 buổi trong một năm học (bao gồm cả nghỉ phép và không phép, nghỉ liên tục hoặc không liên tục)
  • Học lực: Xếp loại cả năm là kém;
  • Hạnh kiểm: Xếp loại cả năm là yếu;;
  • Điểm trung bình môn học: Sau khi kiểm tra lại, nếu điểm trung bình môn học dưới 5,0 hoặc môn đánh giá bằng nhận xét là CĐ (cần cố gắng) mà vẫn không đạt từ mức trung bình trở lên;
  • Hạnh kiểm yếu: Nếu hạnh kiểm cả năm bị xếp loại yếu và kỳ nghỉ hè vẫn không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện, dẫn đến hạnh kiểm vẫn bị xếp loại yếu;

Bị hạ hạnh kiểm có sao không?

Nếu như học sinh bị hạ hạnh kiểm xuống mức yếu và bị xếp loại cả năm là yếu thì sẽ không được lên lớp, nhưng nếu học sinh bị hạ hạnh kiểm nhưng vẫn giữ mức trung bình trở lên thì vẫn có đủ điều kiện lên lớp.

Dựa theo quyết định ban hành tại Điều 15 thuộc Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT ban hành kèm Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT (đã được sửa đổi, bổ sung) có quy định như sau:

  • Học sinh bị xếp loại hạnh kiểm cả năm là yếu sẽ không được lên lớp. Nếu học sinh có hạnh kiểm cả năm bị xếp loại yếu và không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè, thì cũng sẽ không được lên lớp.
  • Học sinh bị xếp loại hạnh kiểm yếu trong học kỳ 1 sẽ không bị ảnh hưởng đến việc ở lại lớp ngay lập tức. Những học sinh này có cơ hội để cải thiện hạnh kiểm trong học kỳ 2. Nếu học sinh có hạnh kiểm yếu trong học kỳ 1 nhưng đạt hạnh kiểm từ mức trung bình trở lên trong học kỳ 2, thì sẽ không bị ở lại lớp.

Bị xếp loại hạnh kiểm ảnh hưởng gì tới thi kỳ thi tốt nghiệp THPT ?

Ngoài điểm thi và điểm trung bình môn, hạnh kiểm của học sinh cũng có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả thi THPT Quốc gia và xét tuyển vào các trường đại học và cao đẳng.

Để được dự thi tốt nghiệp THPT (hay đại học), thí sinh phải đạt hạnh kiểm từ mức trung bình trở lên. Do đó, học sinh bị xếp loại hạnh kiểm yếu ở lớp 12 sẽ không đủ điều kiện dự thi đại học.

Cụ thể, theo Điều 12 của Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT), các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đối với thí sinh đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức thi, cần đảm bảo:
  • Phải đảm bảo học lực không được xếp loại kém;
  • Phải đạt mức hạnh kiểm trung bình trở lên;

Tuy nhiên, đối với thí sinh thuộc diện không cần xếp loại về hạnh kiểm và các thí sinh theo hình thức tự học thuộc chương trình giáo dục thường xuyên, không yêu cầu về hạnh kiểm.

  • Đối với thí sinh đã hoàn thành chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp các năm trước, phải đảm bảo các yêu cầu sau:
  • Ở lớp 12, học lực không bị xếp loại kém và hạnh kiểm phải đạt từ mức trung bình trở lên;
  • Nếu không đủ điều kiện dự thi trong năm trước do học lực bị xếp loại kém, thí sinh phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm cho các môn có điểm trung bình dưới 5,0 (tại trường THPT nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi đăng ký dự thi). Điểm bài kiểm tra sẽ được dùng thay cho điểm trung bình của môn học, và điểm trung bình của cả năm thi phải đủ điều kiện để dự thi về xếp loại học lực;
  • Nếu không đủ điều kiện dự thi do hạnh kiểm bị xếp loại yếu ở lớp 12, thí sinh cần có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú về việc chấp hành chính sách pháp luật và quy định địa phương. Sau đó, trường THPT nơi thí sinh học lớp 12 sẽ xác nhận rằng thí sinh đã đủ điều kiện dự thi về hạnh kiểm;

Các câu hỏi liên quan đến xếp loại hạnh kiểm học sinh

Hạnh kiểm yếu có được lên lớp không?

Theo như quy định mới nhất, nếu học sinh hạnh kiểm yếu nếu là xếp hạng cả năm thì sẽ không được lên lớp.

Khi nào thì xếp loại yếu đối với học sinh?

Dựa vào khoản 4 Điều 4, Luật quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT ban hành kèm Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, học sinh bị xếp loại hạnh kiểm yếu nếu không đạt tiêu chuẩn để được xếp loại hạnh kiểm trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau:

  • Sai phạm nghiêm trọng: Có sai phạm nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định về tiêu chuẩn để được xếp hạnh kiểm loại tốt, dù đã được giáo dục nhưng chưa khắc phục được sai phạm;
  • Hành vi vô lễ/xúc phạm: Có hành vi vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, hoặc xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; hoặc xúc phạm danh dự và nhân phẩm của bạn học hoặc người khác;
  • Gian lận: Có hành vi gian lận trong thi cử, kiểm tra, học tập;
  • Gây rối trật tự: Đánh nhau, gây rối trật tự trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại cho tài sản công hoặc tài sản của người khác;

Hạnh kiểm yếu có được thi đại học không?

Điều kiện tham gia kỳ thi đại học là học lực không được ở mức kém và hạnh kiểm phải từ trung bình trở lên. Vậy nếu như học sinh có hạnh kiểm yếu sẽ không được thi đại học.

Nên tham khảo mẫu bản xếp loại hạnh kiểm học sinh ở đâu?

Tham khảo ngay mẫu bản xếp loại hạnh kiểm học sinh tại Maudon.net.

>>> Tải mẫu bản xếp loại hạnh kiểm học sinh – Mới nhất!

Ở bài viết trên, maudon.net đã cùng các bạn tìm hiểu về mẫu bản xếp loại hạnh kiểm học sinh và các thông tin liên quan có ích giúp các bạn hiểu rõ hơn, có cái nhìn tổng quan hơn. Nếu như bạn đang băn khoăn, hoặc có thắc mắc về mẫu đơn nào thì hãy liên hệ ngay với maudon.net để được tư vấn tận tình nhất nhé!

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?