spot_img
HomeTín dụng - Ngân hàngHợp đồng tín dụng là gì? Tải mẫu hợp đồng vay tín...

Hợp đồng tín dụng là gì? Tải mẫu hợp đồng vay tín dụng mới

Hợp đồng tín dụng là gì? Tải nhanh mẫu hợp đồng tín dụng chuẩn pháp lý. Các đặc điểm của loại hợp đồng tín dụng thường gặp. Hình thức hợp đồng tín dụng.

Hợp đồng tín dụng là gì?

Hợp đồng tín dụng là một văn bản thỏa thuận giữa bên cho vay là các tổ chức tín dụng và bên vay là cá nhân, tổ chức có đầy đủ điều kiện theo luật quy định.

Theo đó, bên cho vay là các tổ chức tín dụng sẽ thỏa thuận và ứng trước cho bên vay một số tiền để sử dụng trong một thời hạn nhất định, phải đảm bảo điều kiện bên vay sẽ hoàn trả cả tiền gốc đã vay và tiền lãi dựa trên sự tín nhiệm.

Hợp đồng tín dụng là gì? Tải mẫu hợp đồng vay tín dụng mới

Tải mẫu hợp đồng tín dụng mới nhất miễn phí

Khi có nhu cầu cần vay tín dụng, bạn có thể tham khảo các mẫu hợp đồng tín dụng sau đây:

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------

HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Số:……./HĐTD

Căn cứ

- Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015

- Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010

- Thỏa thuận của hai bên

Hôm nay, ngày …tháng… năm…

Chúng tôi gồm:

BÊN CHO VAY (BÊN A):.....................................................................................................

Địa chỉ: ..........................................................................................................................................

Điện thoại:.....................................................................................................................................

Fax:.................................................................................................................................................

Tài khoản số:.................................................................................................................................

Tại:..................................................................................................................................................

Đại diện:...........................................................................................................................................

Chức vụ:.........................................................................................................................................

BÊN VAY (BÊN B): ...............................................................................................................

Địa chỉ: ..........................................................................................................................................

Điện thoại:.....................................................................................................................................

Fax:.................................................................................................................................................

Tài khoản số:.................................................................................................................................

Tại:..................................................................................................................................................

Hai bên thống nhất việc Bên A cho Bên B vay vốn từ nguồn quỹ của A theo các điều kiện sau đây:

Điều 1: Nội dung cho vay:

Bên A cho Bên B vay tổng số tiền vay bằng số là: ………….. bằng chữ là:………………

Điều 2: Mục đích sử dụng tiền vay:

Số tiền vay sẽ được sử dụng vào mục đích kinh doanh trong Bản dự án kinh doanh được đính kèm theo hợp đồng.

Điều 3: Biện pháp đảm bảo:

            2.1 Hai bên thống nhất biện pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng là

           - Cầm cố bằng....................................................................................................................

           - Thế chấp bằng.................................................................................................................

           - Các biện pháp đảm bảo khác theo thỏa thuận của hai bên

            2.2 Chi tiết về biện pháp và tài sản đảm bảo được cụ thể trong các giấy tờ chứng thực liên quan đính kèm cùng hợp đồng.

Điều 4: Thời hạn cho vay:

            4.1 Thời hạn cho vay là:…… tháng, từ ngày …tháng …năm …đến ngày… tháng… năm….

            4.2 Ngày trả nợ cuối cùng là: ngày … tháng… năm…

Điều 5: Lãi suất cho vay và phương thức thanh toán nợ, nợ quá hạn:

            5.1 Lãi suất cho vay là ..…%/tháng được tính trên tổng số tiền vay.

            5.2 Tiền lãi được tính trên tổng số tiền vay, theo lãi suất cho vay nhân với thời      gian vay . Thời gian vay được kể từ ngày Bên B nhận tiền vay đến ngày trả hết nợ       gốc và lãi (kể cả lãi quá hạn nếu có), căn cứ vào các phiếu thu của Bên A được hai      bên ký nhận theo điều 5.3 dưới đây.

            5.3 Trường hợp Bên B nhận tiền vay thành nhiều lần thì mỗi lần nhận tiền vay, hai           bên ký Phiếu thu hoặc Biên lai nhận nợ. Phiếu thu, biên lai nhận nợ được đính kèm cùng Hợp đồng này.

            5.4 Lãi suất nợ quá hạn: Trường hợp đến kỳ trả nợ gốc và lãi, nếu Bên B không      thanh toán toàn bộ nợ (gốc và lãi) mà không có thoả thuận nào khác với Bên A thì        Bên B phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% (một trăm năm mươi phần trăm)           lãi suất cho vay. 

            5.5 Nếu hết hạn ……. mà Bên B không thể thanh toán các khoản nợ thì Bên A áp dụng các biện pháp đảm bảo như đã thỏa thuận.

             5.6 Các bên thoản thuận thứ tự thu nợ.

Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

            6.1 Có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Quy chế vay vốn của Bên A.

            6.2 Yêu cầu Bên B thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết.

            6.3 Ngừng cho vay, chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện Bên           B cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng.

            6.4 Giao cho Bên B tiền vay theo lịch trình đã thoả thuận tại Hợp đồng này.

            6.5 Nhận tiền lãi vay hàng tháng, lãi suất nợ quá hạn trong trường hợp đến kỳ        thanh toán mà Bên B không trả được nợ.

            6.6 Áp dụng các biện pháp đảm bảo theo thỏa thuận để đảm bảo quyền lợi của      mình.

Điều 7: Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

            7.1 Yêu cầu Bên A thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết.

            7.2 Từ chối các yêu cầu của Bên A không đúng với các thỏa thuận trong Hợp đồng           này.

            7.3 Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung khác đã thỏa thuận             trong Hợp đồng vay vốn.

            7.4 Thanh toán đầy đủ, đúng hạn toàn bộ nợ (gốc và lãi) cho Bên A.

         7.5 Chịu trách nhiệm trước Bên A, trước pháp luật khi không thực hiện đúng cam kết theo Hợp đồng này hoặc quy chế vay vốn của Bên A.

Điều 8: Sửa đổi, bổ sung hợp đồng:

            Các điều khoản trong Hợp đồng này có thể được sửa đổi theo thỏa thuận của hai   bên. Bất kì sửa đổi nào cũng phải được lập thành văn bản và có sự xác nhận của            hai bên.

Điều 9: Giải quyết tranh chấp:

            Mọi tranh chấp về Hợp đồng sẽ được hai bên giải quyết bằng thỏa thuận, nếu         không thể giải quyết bằng thỏa thuận thì hai bên có thể đưa tranh chấp ra Tòa án         nhân dân …. để giải quyết.

Điều 10: Hiệu lực và số bản của hợp đồng:

            10.1 Hợp đồng có hiệu lực từ ngày kí kết và chấm dứt khi các bên hoàn thành các             nghĩa vụ trong Hợp đồng.

            10.2 Hợp đồng này được lập thành ………bản và có giá trị pháp lý ngang nhau,     mỗi bên giữ ….. bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                            BÊN B

CHỨC VỤ (Ký và ghi rõ họ tên)                                              (Ký và ghi rõ họ tên)

Lưu ý:

- Lãi suất ngân hàng: cần tìm hiểu kỹ laic suất ngân hàng mà người đi vay muốn vay vốn để đảm bảo phù hợp với khả năng tài chính của họ.

- Phí trả nợ quá hạn: hiện nay tình trạng nợ quá hạn ngày càng phổ biến và diễn biến phức tạp một vấn đề cần lưu ý ở đây là người đi vay cần có sự tìm hiểu kỹ về vấn đề lãi quá hạn để đảm bảo lợi về phần họ.

- Vay bao nhiêu là đủ khả năng trả nợ: điều quan trong hơn hết là khả năng chi trả, thanh toán toàn bộ số nợ, người đi vay cần có những dự đoán và tính toán một các cận thận để dự liệu được khả năng trả nợ với số tiền vay.

 

Nội dung cần có trong hợp đồng tín dụng 

Hợp đồng tín dụng có đặt điểm như sau:

  • 2 bên tham gia hợp đồng, bên cho vay và bên vay (ở đây là tổ chức tín dụng là bên cho vay và bên còn lại là các cá nhân, tổ chức);
  • Hình thức giao kết bắt buộc phải bằng văn bản có quy định nội dung theo yêu cầu;
  • Hợp đồng tín dụng có tính rủi ro cao vì hợp đồng cho vay số tiền lớn.

Các nội dung của một bản hợp đồng tín dụng bao gồm:

  • Các bên trong hợp đồng gồm bên vay và bên cho vay;
  • Khoản vay (số tiền cho vay), mục đích bên vay sử dụng khoản này, lãi suất và thời hạn cho vay;
  • Các hình thức bảo đảm số tiền vay;
  • Nội dung về quyền của các bên vay và cho văn trong quan hệ hợp đồng;
  • Các hình thức vi phạm hợp đồng, các yếu tố gây vi phạm và cách xử lý khi có bên vi phạm hợp đồng; 
  • Hiệu lực của hợp đồng (thời gian bắt đầu và kết thúc);
  • Các thỏa thuận khác giữa các bên (nếu có);
  • Tất cả các nội dung trong bản hợp đồng phải đảm bảo đúng và phù hợp theo luật tổ chức tín dụng, các quy chế và văn bản khác có liên quan.

Các thỏa thuận khác trong hợp đồng:

  • Tổ chức tín dụng có thể đưa ra quy định về thời hạn trả tiền thêm đối với bên vay nhưng thời gian gia hạn, lãi suất gia hạn sẽ do 2 bên thỏa thuận, lãi suất này sẽ không vượt quá 150% so với lãi suất hợp đồng đã ký kết.
  • Có thể điều chỉnh kỳ hạn: trong quá trình hợp đồng được thực hiện và đến kỳ hạn thanh toán mà bên vay không trả được đúng hạn, tổ chức tín dụng sẽ có thể xem xét và đồng ý cho trả vào kỳ hạn tiếp theo. Trong trường hợp không được thỏa thuận về điều này, tổ chức tín dụng có thể coi việc không thanh toán đúng kỳ hạn là chậm trả và vi phạm hợp đồng.

Hợp đồng tín dụng là gì? Tải mẫu hợp đồng vay tín dụng mới

Đặc điểm của hợp đồng tín dụng

Ngoài những đặc điểm chung của một loại hợp đồng, hợp đồng tín dụng còn có các đặc điểm đặc trưng sau đây để phân biệt với các chủng loại hợp đồng khác trong giao lưu dân sự và thương mại:

  • Về chủ thể trong hợp đồng: có một bên tham gia với tư cách là bên cho vay luôn là tổ chức tín dụng với đầy đủ điều kiện theo luật quy định định. Chủ thể bên vay có thể là các tổ chức, các cá nhân đáp ứng những điều kiện trong vay vốn do pháp luật quy định;
  • Về đối tượng: tiền chính là đối tượng chính trong hợp đồng tín dụng (tiền mặt và bút tệ). Theo nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng tín dụng sẽ phải là một số tiền được xác định và phải được các bên thỏa thuận, đồng ý và phải ghi rõ, chi tiết trong văn bản hợp đồng.
  • Về tính rủi ro trong hợp đồng: hợp đồng tín dụng có nguy cơ rủi ro rất lớn đối với quyền lợi của bên cho vạy. Lý do là vì trong hợp đồng tín dụng, bên cho vay chỉ có thể yêu cầu bên vay hoàn trả tiền sau khi đến hạn thanh toán.

Nếu thời hạn cho vay càng lâu thì nguy cơ rủi ro sẽ càng lớn. Vì thế, có nhiều trường hợp phát sinh tranh chấp từ hợp đồng tín dụng xảy ra với tỷ lệ lớn hơn so với các loại hợp đồng khác.

  • Về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các bên: trong hợp đồng tín dụng, bên cho vay có nghĩa vụ chuyển giao tiền vay (giải ngân) phải được thực hiện trước và làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của bên vay.

Do đo, chỉ trong trường hợp bên cho vay có thể chứng minh được đã chuyển giao tiền vay theo đúng hợp đồng tín dụng cho bên vay thì lúc đó bên vay sẽ phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo các điều khoản và thỏa thuận trong hợp đồng (bao gồm nghĩa vụ sử dụng tiền vay theo đúng mục đích vay; bên vay sẽ hoàn trả tiền vay đúng kỳ hạn với cả tiền gốc và tiền lãi…).

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán tài sản đấu giá.

Vì sao phải lập hợp đồng vay tín dụng?

Theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, không có quy định cụ thể nào bắt buộc hợp đồng tín dụng phải được ký kết bằng văn bản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các tổ chức tín dụng thường sử dụng hình thức văn bản khi ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng.

Lý do cho việc này là do ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản có những ưu điểm sau:

  • Bằng chứng cụ thể: Hợp đồng tín dụng được ký kết bằng văn bản sẽ tạo ra bằng chứng cụ thể, hỗ trợ trong việc thực hiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp phát sinh;
  • Công khai và minh bạch: Việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản là sự công bố chính thức về quan hệ pháp lý giữa các bên, giúp người thứ ba hiểu rõ và có cách xử sự hợp lý, an toàn;
  • Hỗ trợ quản lý nhà nước: Hợp đồng tín dụng bằng văn bản giúp các cơ quan nhà nước thực hiện công vụ hiệu quả hơn, chẳng hạn như thu thuế, kiểm tra và thanh tra tài chính, kiểm soát hoạt động thương mại của các doanh nghiệp.

Theo quy định hiện hành, văn bản hợp đồng tín dụng bao gồm cả văn bản viết và văn bản điện tử. Hợp đồng tín dụng xác lập thông qua phương tiện điện tử dưới dạng thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.

Các hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng viết và được coi là chứng cứ trong quá trình giao dịch.

Hợp đồng tín dụng là gì? Tải mẫu hợp đồng vay tín dụng mới

Các câu hỏi thường gặp về mẫu hợp đồng tín dụng

1. Hợp đồng tín dụng là gì?

Hợp đồng tín dụng là một văn bản thỏa thuận giữa bên cho vay là các tổ chức tín dụng và bên vay là cá nhân, tổ chức có đầy đủ điều kiện theo luật quy định. Theo đó, bên cho vay là các tổ chức tín dụng sẽ thỏa thuận và ứng trước cho bên vay một số tiền để sử dụng trong một thời hạn nhất định, phải đảm bảo điều kiện bên vay sẽ hoàn trả cả tiền gốc đã vay và tiền lãi dựa trên sự tín nhiệm.

2. Các nội dung cần có trong hợp đồng tín dụng là gì?

Các nội dung của một bản hợp đồng tín dụng bao gồm:

  • Các bên trong hợp đồng gồm bên vay và bên cho vay;
  • Khoản vay (số tiền cho vay), mục đích bên vay sử dụng khoản này, lãi suất và thời hạn cho vay;
  • Các hình thức bảo đảm số tiền vay;
  • Nội dung về quyền của các bên vay và cho văn trong quan hệ hợp đồng;
  • Các hình thức vi phạm hợp đồng, các yếu tố gây vi phạm và cách xử lý khi có bên vi phạm hợp đồng; 
  • Hiệu lực của hợp đồng (thời gian bắt đầu và kết thúc);
  • Các thỏa thuận khác giữa các bên (nếu có);
  • Tất cả các nội dung trong bản hợp đồng phải đảm bảo đúng và phù hợp theo luật tổ chức tín dụng, các quy chế và văn bản khác có liên quan.
spot_img

Tham khảo thêm ?