Đơn đề nghị thực hiện dự án đầu tư là gì? Hồ sơ xin thực hiện dự án đầu tư. Nội dung thẩm định đầu tư gồm những gì? Nguyên tắc quản quản lý dự án đầu tư.
Đơn đề nghị thực hiện dự án đầu tư thuộc loại văn bản gì?
Khi một chủ đầu tư muốn bắt đầu thực hiện một dự án mới và cần sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền, họ thường phải viết một đơn xin phê duyệt dự án. Đây là một văn bản quan trọng để đề xuất ý tưởng dự án và yêu cầu phê duyệt từ phía chính quyền.
Mẫu đơn xin phê duyệt dự án là một bản mẫu chuẩn được chủ đầu tư sử dụng để thể hiện ý định của mình và yêu cầu phê duyệt. Trong mẫu đơn này, thông tin cá nhân của người làm đơn, nội dung và mục tiêu của dự án sẽ được đề cập cụ thể để giúp cơ quan có thẩm quyền hiểu rõ hơn về dự án cũng như xem xét việc phê duyệt.
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư.
Tải mẫu đơn đề nghị thực hiện dự án đầu tư (mẫu a.i.1)
PHỤ LỤC A
MẪU VĂN BẢN, BÁO CÁO LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 4 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
- Mẫu văn bản áp dụng đối với nhà đầu tư
Mẫu A.I.1
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
(Điểm a khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư, Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Kính gửi: ……….. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư/Tên cơ quan đăng ký đầu tư)
Nhà đầu tư đề nghị thực hiện dự án đầu tư với các nội dung như sau:
- NHÀ ĐẦU TƯ
- Nhà đầu tư thứ nhất:
- a) Đối với nhà đầu tư là cá nhân:
Họ tên: …………………Giới tính: .............................................................................................. ..
Ngày sinh:......... ………….Quốc tịch:................................. ...
...... (Tài liệu về tư cách pháp lý của cá nhân1) số:.......; ngày cấp.......; Nơi cấp: ............................................................................................. ...
Địa chỉ thường trú:............................................................................................. ...
Chỗ ở hiện tại: ............................................................................................. ...
Mã số thuế (tại Việt Nam - nếu có): ...
Điện thoại: …………….Fax: ……………….Email: ............................................................................................. ...
- b) Đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp/tổ chức:
Tên doanh nghiệp/tổ chức: ............................................................................................. ...
...(Tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức2) số: ......; ngày cấp: ......; Cơ quan cấp:.....
Địa chỉ trụ sở: ....
Mã số thuế (tại Việt Nam - nếu có): ...
Điện thoại: ……………Fax: ……………… Email: ……… Website (nếu có):........................................... ...
Tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp/tổ chức (chỉ áp dụng đối với trường hợp nhà đầu tư là doanh nghiệp/tổ chức thành lập tại Việt Nam.3):
STT |
Tên nhà đầu tư nước ngoài |
Quốc tịch |
Số vốn góp |
Tỷ lệ (%) |
|
VNĐ |
Tương đương USD |
||||
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ thành viên hợp danh là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty hợp danh (chỉ áp dụng đối với trường hợp nhà đầu tư là công ty hợp danh thành lập tại Việt Nam):
Thông tin về người đại diện theo pháp luật/đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:
Họ tên: …………………Giới tính: ................................................................................................
Ngày sinh:......... ………….Quốc tịch:.................................
...... (Tài liệu về tư cách pháp lý của cá nhân) số:.......; ngày cấp.......; Nơi cấp: ................................................................................................
Địa chỉ thường trú:................................................................................................
Chỗ ở hiện tại: ................................................................................................
Điện thoại: …………….Fax: ……………….Email: ................................................................................................
- Nhà đầu tư tiếp theo (nếu có): kê khai thông tin tương tự như nội dung đối với nhà đầu tư thứ nhất.
II.THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC KINH TẾ DỰ KIẾN THÀNH LẬP (đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế)
- Tên tổ chức kinh tế: ................................................................................................
- Loại hình tổ chức kinh tế................................................................................................
- Vốn điều lệ:…….. (bằng chữ) đồng và tương đương …… (bằng chữ) đô la Mỹ (tỷ giá..... ngày..... của.......).
- 4. Tỷ lệ góp vốn điều lệ của từng nhà đầu tư:
STT |
Tên nhà đầu tư |
Số vốn góp |
Tỷ lệ (%) |
|
VNĐ |
Tương đương USD |
|||
|
|
|
|
|
III. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án:
1.1. Tên dự án: ................................................................................................
1.2. Địa điểm thực hiện dự án: ................................................................................................
(Đối với dự án ngoài KCN, KCX, KCNC, KKT: ghi số nhà, đường phố/xóm, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Đối với dự án trong KCN, KCX, KCNC, KKT: ghi số, đường hoặc lô…, tên khu, quận/huyện, tỉnh/thành phố).
- Mục tiêu dự án:
STT |
Mục tiêu hoạt động
|
Mã ngành theo VSIC (Mã ngành cấp 4) |
Mã ngành CPC (*) (đối với ngành nghề có mã CPC, nếu có) |
1 |
………. |
|
|
2 |
………. |
|
|
Ghi chú:
- Ngành kinh doanh ghi đầu tiên là ngành kinh doanh chính của dự án.
- (*) Chỉ ghi mã ngành CPC đối với các mục tiêu hoạt động thuộc ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Quy mô dự án:
Miêu tả quy mô bằng các tiêu chí (nếu có):
- Diện tích: liệt kê cụ thể diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng (m2 hoặc ha);
- Diện tích đất phù hợp quy hoạch: m2 (trừ diện tích đất thuộc lộ giới hoặc diện tích đất không phù hợp quy hoạch);
- Công suất thiết kế;
- Sản phẩm, dịch vụ cung cấp;
- Quy mô kiến trúc xây dựng dự kiến (diện tích xây dựng, diện tích sàn, số tầng, chiều cao công trình, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất…);
Trường hợp dự án có nhiều giai đoạn, từng giai đoạn được miêu tả như trên.
Trong trường hợp có mục tiêu đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị đề nghị ghi rõ:
- Diện tích đất xây dựng:…. m2;
- Diện tích sàn xây dựng nhà ở:…. m2;
- Loại nhà ở (nhà liền kề, căn hộ chung cư, biệt thự … theo quy định của Luật Nhà ở);
- Số lượng nhà ở: ………… căn;
- Quy mô dân số: …… người;
- Vị trí dự án thuộc khu vực đô thị:…..(có/không);
- Dự án thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt:…..(có/không);
- Dự án thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt:…..(có/không);
- Vốn đầu tư và phương án huy động vốn:
4.1. Tổng vốn đầu tư: …....(bằng chữ) đồng và tương đương …… (bằng chữ) đô la Mỹ (tỷ giá..... ngày..... của.......), trong đó:
- Vốn góp của nhà đầu tư:...(bằng chữ) đồng và tương đương … (bằng chữ) đô la Mỹ.
- Vốn huy động: ……. (bằng chữ) đồng và tương đương … (bằng chữ) đô la Mỹ, trong đó:
+ Vốn vay từ các tổ chức tín dụng :..............................................................................................
+ Vốn huy động từ cổ đông, thành viên, từ các chủ thể khác :..............................................................................................
+ Vốn huy động từ nguồn khác (ghi rõ nguồn) :..............................................................................................
- Lợi nhuận để lại của nhà đầu tư để tái đầu tư (nếu có): ................................................................................................
4.2. Nguồn vốn đầu tư:
- a) Vốn góp để thực hiện dự án (ghi chi tiết theo từng nhà đầu tư):
STT |
Tên nhà đầu tư |
Số vốn góp |
Tỷ lệ (%)
|
Phương thức góp vốn (*) |
Tiến độ góp vốn |
|
VNĐ |
Tương đương USD |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(*) Phương thức góp vốn: ghi giá trị bằng tiền mặt, máy móc thiết bị, giá trị quyền sử dụng đất, bí quyết công nghệ,................................................................................................
- b) Vốn huy động: ghi rõ số vốn, phương án huy động (vay từ tổ chức tín dụng/công ty mẹ,…) và tiến độ dự kiến.
- c) Lợi nhuận để lại của nhà đầu tư để tái đầu tư (nếu có): ................................................................................................
- Thời hạn hoạt động của dự án:................................................................................................
- Tiến độ thực hiện dự án: (ghi theo mốc thời điểm tháng (hoặc quý)/năm. Ví dụ: tháng 01 (hoặc quý I)/2021):
- a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
- b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư;
- c) Tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động hoặc khai thác vận hành (nếu có);
- d) Sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư hoặc phân chia dự án thành phần (nếu có);
(Trường hợp dự án đầu tư chia thành nhiều giai đoạn thì phải ghi rõ tiến độ thực hiện từng giai đoạn).
- NHÀ ĐẦU TƯ/TỔ CHỨC KINH TẾ CAM KẾT
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận.
- Đối với nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài: Trường hợp lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, thì từ bỏ tất cả các quyền và lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật trong nước hoặc theo bất kỳ điều ước quốc tế nào có thể áp dụng đối với nhà đầu tư đó.
- HỒ SƠ KÈM THEO
- Các văn bản quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư.
- Các văn bản quy định tại các khoản 2 Điều 31 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có).
- Các văn bản theo pháp luật về xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị, kinh doanh bất động sản.
- Các hồ sơ liên quan khác (nếu có).
|
……., ngày ….. tháng …..năm…… Nhà đầu tư (Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu (nếu có)) |
1 Là một trong các loại giấy tờ sau: Định danh cá nhân, thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
2 Là một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác.
3 Đính kèm danh sách thành viên, cổ đông nước ngoài đối với trường hợp là Công ty TNHH, Công ty cổ phần.
Thông tin về mẫu đơn đề nghị thực hiện dự án đầu tư
Dự án đầu tư đề cập đến việc kêu gọi các nguồn vốn trung và dài hạn nhằm triển khai các hoạt động kinh doanh tại một địa điểm cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Để bắt đầu thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư cần thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ đầu tư, bao gồm việc lập văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư và nộp cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Nhằm tạo điều kiện quản lý thống nhất trong lĩnh vực đầu tư, thông tư 03/2021/TT-BKHĐT được ban hành kèm theo mẫu đơn đề nghị thực hiện dự án đầu tư mẫu A.I.1 đã có dưới đây. Tham khảo và điều chỉnh để phù hợp thêm nhé!
>> Tham khảo thêm: Hợp đồng ủy thác đầu tư.
Hồ sơ đề nghị thực hiện dự án đầu tư/lập dự án đầu tư
Để điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không cần xin cấp lại, công ty cần thực hiện các bước sau đây:
a) Chuẩn bị văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
b) Cung cấp bản sao các giấy tờ như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (đối với nhà đầu tư là cá nhân), hoặc bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý (đối với nhà đầu tư là tổ chức);
c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các thông tin như nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô và vốn đầu tư, địa điểm và thời hạn, nhu cầu về lao động, đề xuất ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
d) Cung cấp bản sao một trong các tài liệu như báo cáo tài chính, cam kết hỗ trợ tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính, hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất và cung cấp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận quyền sử dụng địa điểm;
e) Giải trình về sử dụng công nghệ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư, bao gồm các thông tin về tên công nghệ, xuất xứ, sơ đồ quy trình, thông số kỹ thuật chính và tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị;
g) Chuẩn bị hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Bằng việc thực hiện đầy đủ các quy trình trên, công ty có thể điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không cần phải xin cấp lại từ cơ quan chức năng. Tuy nhiên, việc thực hiện này cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật và các hướng dẫn cụ thể từ cơ quan quản lý đầu tư.
Thẩm định dự án đầu tư xây dựng qua các nội dung nào?
Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Điều 33 Luật Đầu tư 2020, bổ sung bởi các quy định của các luật có liên quan, bao gồm các nội dung sau:
- Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với các kế hoạch quy hoạch như quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);
- Đánh giá nhu cầu sử dụng đất liên quan đến dự án;
- Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư và đánh giá sơ bộ về tác động môi trường (nếu có), tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Đánh giá về các ưu đãi đầu tư và các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
- Đánh giá về công nghệ được áp dụng trong dự án đầu tư, đặc biệt là đối với các dự án thuộc diện thẩm định hoặc đòi hỏi ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
- Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu và hướng phát triển đô thị, cũng như các chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; bao gồm sơ bộ các phương án phân kỳ đầu tư để đảm bảo yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và phương án phát triển nhà ở xã hội; cũng như các sơ bộ phương án đầu tư xây dựng và quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
Nguyên tắc cần tuân theo khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Theo quy định tại Điều 42 của Luật Đầu tư 2020, nguyên tắc thực hiện dự án đầu tư được quy định như sau:
- Đối với dự án đầu tư cần chấp thuận chủ trương đầu tư, việc chấp thuận chủ trương đầu tư phải được thực hiện trước khi nhà đầu tư bắt đầu thực hiện dự án đầu tư;
- Đối với dự án đầu tư cần Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm hoàn thành thủ tục để có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư;
- Nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định của Luật này, các quy định pháp luật về quy hoạch, đất đai, môi trường, xây dựng, lao động, phòng cháy và chữa cháy, các quy định khác có liên quan, cũng như các văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có) và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư;
Câu hỏi liên quan đến đơn đề nghị thực hiện dự án đầu tư
1. Tầm quan trọng của đơn đề nghị thực hiện dự án đầu tư là gì?
Khi một chủ đầu tư muốn bắt đầu thực hiện một dự án mới và cần sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền, họ thường phải viết một đơn xin phê duyệt dự án. Đây là một văn bản quan trọng để đề xuất ý tưởng dự án và yêu cầu phê duyệt từ phía chính quyền.
2. Dự án đầu tư như thế nào thì không cần phải đăng ký điều chỉnh?
Các dự án đầu tư không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh bao gồm:
- Các dự án không thay đổi về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, và thời hạn ban đầu;
- Các dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện sau khi điều chỉnh;
- Các dự án đầu tư trong nước sau khi điều chỉnh vẫn có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không có thay đổi về mục tiêu và địa điểm đầu tư.
3. Mẫu đơn xin thực hiện dự án đầu tư là gì?
Mẫu đơn xin phê duyệt dự án là một bản mẫu chuẩn được chủ đầu tư sử dụng để thể hiện ý định của mình và yêu cầu phê duyệt.
Trong mẫu đơn này, thông tin cá nhân của người làm đơn, nội dung và mục tiêu của dự án sẽ được đề cập cụ thể để giúp cơ quan có thẩm quyền hiểu rõ hơn về dự án cũng như xem xét việc phê duyệt.
Bài viết trên là phần thông tin hỗ trợ của Maudon.net về mẫu đơn, văn bản đề nghi thực hiện dự án đầu tư và các vấn đề liên quan để giúp các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về loại văn bản này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết trên hoăc có câu hỏi nào về các loại mẫu đơn thì hãy liên hệ ngay với Maudon.net để nhận được sự tư vấn nhanh chóng nhất nhé!