spot_img
HomeGiáo dục - Đào tạoCác đề văn thi THPT quốc gia qua các năm - có...

Các đề văn thi THPT quốc gia qua các năm – có gợi ý đáp án

Tải đề thi văn THPT quốc gia 10 năm gần đây/thống kê các tác phẩm đã thi THPT quốc gia. Lưu ý khi thi văn như mở bài/kết bài chung cho tất cả các tác phẩm.

Tải các đề văn thi THPTQG qua các năm

Dưới đây  Maudon.net đã tổng hợp một số đề thi và đề thi thử THPTQG hay nhất của các năm. Bạn đọc có thể tham khảo và tải về file word miễn phí nhé!

1. Đề văn thi THPT quốc gia 2017

Phía dưới là đề văn thi THPTQG 2017, bạn đọc có thể tham khảo và tải về file word miễn phí nhé!

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

--------------------

 

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017

Bài thi:  NGỮ VĂN

 

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

 

 

  1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh thấu tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm. Thấu cảm khiến ta hồi hồi khi quan sát một người đang đi trên dây ở trên cao, làm chúng ta vui buồn với một nhân vật trong truyện.

Thấu cảm xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Một đứa trẻ ba tuổi chìa con gấu bông của mình cho em bé sơ sinh đang khóc để dỗ nó. Một cô gái nhăn mặt khi theo dõi bạn mình trên giường bệnh chật vật uống một viên thuốc đắng. Mùa EURO 2016 kết thúc với một hình ảnh đẹp: một cậu bé Bồ Đào Nha tiến tới an ủi một fan người Pháp cao to gấp rưỡi mình, đang ôm mặt khóc vì đội Pháp thua trận chung kết. Anh người Pháp cúi xuống ôm cậu bé mà người vẫn rung lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi anh đi khuất hẳn rồi mới tiếp tục phất cờ mừng chiến thắng .

(Trích Thiện, Ác và Smartphone – Đặng Hoàng Giang,
 NXB Hội nhà văn, 2017, tr.275)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu 2. Theo tác giả, thấu cảm là gì?

Câu 3. Nhận xét về hành vi của đứa trẻ 3 tuổi, cô gái có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với ý kiến: Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm? Vì sao?

  1. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ  về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Đất là nơi anh đến trường 
Nước là nơi em tắm 
Đất Nước là nơi ta hò hẹn 
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc" 
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi" 
Thời gian đằng đẵng 
Không gian mệnh mông 
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ 
Đất là nơi Chim về 

Nước là nơi Rồng ở 
Lạc Long Quân và Âu Cơ 
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng 
Những ai đã khuát 
Những ai bây giờ 
Yêu nhau và sinh con đẻ cái 
Gánh vác phần người đi trước để lại 
Dặn dò con cháu chuyện mai sau 
Hàng năm ăn đâu làm đâu 
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ 

 

(Trích Đất nước, trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm,
 Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.118 – 119)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

-------------------------HẾT---------------------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ, tên thí sinh: …………………..............…Số báo danh:………………………………….….

Chữ ký của cán bộ coi thi 1: ……………….; Chữ ký của cán bộ coi thi 2:…………………….

 

Gợi ý lời giải môn Ngữ văn THPT quốc gia 2017:

I - Đọc hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận.

Câu 2: Theo tác giả, thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ, là sự hiểu biết thấu đáo trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ và tất cả xảy ra mà không sự phán xét.

Câu 3: Hành vi của đứa trẻ 3 tuổi, cô gái có bà bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích chính là những minh chứng giản dị và sinh động cho sự thấu cảm, lòng trắc ẩn.

Những hành động đó cho thấy sự đồng cảm, thấu hiểu, yêu thương có trong từng khoảnh khắc của cuộc sống.

 

Những hành động ấy đã thể hiện được nét đẹp tâm hồn trắc ẩn, vị tha, yêu thương của ba nhân vật trong đoạn trích. Đó là những tình cảm tốt đẹp, nhân văn đáng được trân trọng, là món quà to lớn mà chúng ta dành cho nhau.

Câu 4:

"Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm" là một ý kiến đúng đắn, sâu sắc, đáng để chúng ta đồng tình và suy ngẫm vì:

- Như chúng ta thấy sự thấu cảm là khả năng đồng cảm, thẩu hiểu, cảm thông đối với người khác, đặt cá nhân mình vào vị thế, suy nghĩ của người khác để hiểu sâu sắc tình cảm, hành động của người đó.

- Khi có được sự thấu cảm, ta có thể có thể hòa hợp với tâm trạng của người ấy và có mong muốn được chia sẻ từ niềm vui đến nỗi buồn. Đó chính là lòng trắc ẩn.

- Có được sự thấu cảm, mỗi người sẽ biết cảm thông, yêu thương và cũng chính là biểu hiện của lòng nhân ái, sự trắc ẩn.

II - Làm văn

Câu 1:

  1. Về hình thức:

- Đảm bảo triển khai vấn đề nghị luận thành đoạn văn hoàn chỉnh, logic; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.

- Số lượng chữ phù hợp.

- Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

- Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu…

  1. Về nội dung:

* Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Giải thích: Thấu cảm là khả năng nhìn nhận thế giới bằng con mắt của người khác, là sự thấu hiểu, cảm thông trọn vẹn.

- Bàn luận: Sự thấu cảm có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống.

+ Sự thấu cảm là cội nguồn của lòng trắc ẩn, của tình yêu thương, mang con người lại gần nhau hơn.

+ Có cái nhìn hiểu biết, thấu đáo, trọn vẹn; giúp ta biết cảm thông và chia sẻ với niềm vui, nỗi buồn; vị tha với lỗi lầm của người khác.

+ Sự thấu cảm có thể mang lại sức mạnh kỳ diệu làm thay đổi con người, hướng con người tới sự hoàn thiện nhân cách.

+ Phê phán những người sống thờ ơ, dửng dưng, lạnh lùng, vô cảm.

Câu 2: Nghị luận văn học

  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
  2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: định nghĩa về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích “Đất là nơi… giỗ Tổ”.
  3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

Thí sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo nội dung chính sau: 

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trữ tình - chính luận, thơ ông chín cả trong cảm xúc và suy tư.

- Đoạn trích thuộc chương 5 - Trường ca “Mặt đường khát vọng” hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của thế hệ trẻ vùng đô thị tạm chiến miền Nam Việt Nam về non sông đất nước và sứ mệnh của thế hệ mình.

* Định nghĩa về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm: mới mẻ qua phát hiện ở chiều sâu, trên nhiều bình diện truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, lịch sử địa lý. Từ đó nhấn mạnh tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.

* Phân tích: Đoạn thơ thể hiện cắt nghĩa của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước ở phương diện địa lý dài rộng. Học sinh cần triển khai được những ý sau:

- Nguyễn Khoa Điềm chiết tự Đất Nước thành 2 thành tố "Đất" và "Nước".

- Đất Nước không hề xa lạ, mà đó là không gian sinh tồn không thể thiếu của mỗi con người (nơi riêng tư thầm kín, chứng kiến tình yêu lứa đôi, sự hy sinh âm thầm lặng lẽ của nhân dân): “Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”.

- Đất Nước gần gũi, giản dị mà cũng thật thiêng liêng, lớn lao, kỳ vĩ: + Không gian rộng dài, giàu đẹp: “Đất là nơi… biển khơi” + Không gian đoàn tụ của dân tộc gắn liền với cội nguồn lịch sử cao quý, thiêng liêng con Rồng cháu Tiên.

- Từ không gian địa lý của Đất Nước, tác giả đã gợi những trang sử hào hùng vẻ vang của dân tộc, được kế thừa và nối tiếp qua các thế hệ: “Những ai đã khuất…giỗ Tổ”.

+ Những câu thơ vẽ ra hình ảnh các thế hệ nhân dân nối tiếp nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

+ Những câu thơ nhắc nhở về sứ mệnh được lịch sử giao phó của các thế hệ nhân dân.

* Bình luận:

- Quan niệm về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm vừa sâu sắc, vừa mới mẻ.

- Quan niệm gắn liền với tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, được thể hiện bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư. Giọng thơ trữ tình chính luận thiết tha và các chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo.

2. Đề văn thi THPT quốc gia 2020 đợt 2

Phía dưới là đề văn thi THPTQG 2020 đợt 2, bạn đọc có thể tham khảo và tải về file word miễn phí nhé!

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020 - Đợt 2
Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

  1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Chỉ những ai dám tin mình có thể làm được những việc tưởng chừng bất khả thì mới thực sự cáng đáng được công việc! Trái lại, những người thiếu niềm tin thì chẳng bao giờ đạt được gì cả. Niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, niềm tin có thể giúp ta làm được nhiều việc lớn hơn cả dịch chuyển một ngọn núi. Chẳng hạn như trong thám hiểm vũ trụ, yếu tố quan trọng nhất, cũng là yếu tố cần thiết, chính là niềm tin vào khả năng nhân loại có thể làm chủ được khoảng không bao la ấy. Nếu không có niềm tin vững chắc vào khả năng con người du hành trong không gian, các nhà khoa học đã không thể có đủ lòng dũng cảm, niềm đam mê và sự nhiệt tình để biến điều đó thành sự thật. Trong việc đối diện với ung thư cũng vậy, niềm tin vào khả năng chữa khỏi bệnh nan y này đã tạo động lực lớn lao giúp con người tìm ra nhiều phác đồ điều trị. Hoặc vào trước năm 1994, người ta bàn luận xôn xao chung quanh việc xây dựng đường hầm xuyên biển Manche nối liền nước Anh với lục địa châu Âu, dài trên 50km, với e ngại đó là một dự án viển vông. Quả thực, dự án xuyên biển Manche được khởi đầu với không ít sai lầm, nhưng cuối cùng đã thành công vào năm 1994, trở thành đường hầm dưới biển dài nhất thế giới. Chính niềm tin kiên trì là động lực quan trọng dẫn đến sự ra đời của đường hầm biển Manche, mà Hiệp hội Kỹ sư dân dụng Mỹ gọi đó là một trong bảy kỳ quan thế giới hiện đại.

Trích Dám nghĩ lớn, David J. Schwartz, Ph.D, Nhà xuất bản Tổng hợp  Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr.19-20)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 

Câu 2. Theo đoạn trích, người ta e ngại điều gì khi xây đựng đường hầm xuyên biển Manche?

Câu 3. Chỉ ra điểm tương đồng về cơ sở làm nên thành công trong thám hiểm vũ trụ và xây dựng đường hầm xuyên biển Manche được nêu trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: “Niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất”? Vì sao?

  1. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dụng đoạn trích ở phản Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bảy suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải có niềm tin vào cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điển)

Phân tích khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến được nhà thơ Tố Hữu hể hiện qua đoạn trích sau:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà...

 

Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.112 - 113)

 

 

Gợi ý đáp án đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2020 đợt 2

  1. Đọc hiểu:

Câu 1: PTBĐ: Nghị luận

Câu 2: Người ta e ngại rằng dự án xây dựng đường hầm xuyên biển Manche là một dự án viển vông: Khi đường hầm nối liền nước Anh và eo biển Manche là quá dài (trên 50 mét) và khoa học công nghệ của thời kỳ đó chưa mấy phát triển.

Câu 3: Cơ sở làm nên thành công: niềm tin và sự kiên trì

Câu 4: Gợi ý:

- Đồng ý: Niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất.

- Lý do:

+ Niềm tin giúp cho con người kiên trì theo đuổi ước mơ, đam mê của bản thân.

+ Niềm tin thúc đẩy con người hành động, nỗ lực để hoàn thành mục tiêu và có nghị lực để tìm cách để vượt qua những khó khăn.

  1. Tập làm văn

Câu 1:

Dàn ý:

  1. Mở bài:

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin vào chính bản thân mình trong cuộc sống của mỗi con người.

  1. Thân bài:

Giải thích khái niệm niềm tin vào bản thân: Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống...

- Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác:

+ Mình là người hiểu rõ mình nhất, đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ trở thành người không có ý chí, không có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để làm gì, vì thế mọi điều khác như tiền bạc, công danh, sẽ trở thành vô nghĩa...

+ Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội trong cuộc sống, dễ đổ vỡ, sa ngã, đánh mất chính mình...

- Việc đánh mất niềm tin vào bản thân đang là một thực tế nhức nhối trong cuộc sống hiện đại của một bộ phận giới trẻ:

+ Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ, được bao bọc từ nhỏ nên khi phải đối diện với thử thách cuộc sống thì không thể tự sống bằng chính khả năng của mình, không đủ bản lĩnh sống, dẫn đến phải gục ngã, đầu hàng trước cuộc sống

+ Trong thời đại hội nhập quốc tế một bộ phận giới trẻ khác không trau dồi, rèn luyện nên không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội dẫn đến tâm lý thua kém, tự ti, không xác định được phương hướng của cuộc đời dễ bị người khác lừa gạt, lôi kéo —> hình thành một bộ phận thanh niên có tính cách bạc nhược, ăn bám, ỷ lại thậm chí là hư hỏng.

- Phải phân biệt giữa tự tin với tự phụ. Tin vào bản thân, khẳng định giá trị của mình không có nghĩa là tự phụ, huênh hoang, kiêu ngạo. Đánh giá được vị trí của mình trong cuộc sống không có nghĩa là coi thường người khác. Niềm tin vào bản thân càng không có nghĩa là bằng mọi cách để đạt được những điều mình muốn bất chấp cương thường đạo lý, bất chấp lẽ phải.

- Phải làm gì để xây dựng niềm tin vào bản thân:

+ Đối với mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, trau dồi, rèn luyện về kiến thức và đạo đức, không ngừng giao lưu học hỏi. Sớm hình thành lý tưởng sống và dám đấu tranh để thực hiện lý tưởng đó.

+ Đối với các cơ quan quản lý xã hội: Xây dựng và phát huy lối học sáng tạo, học đi đôi với hành, học kết hợp với ứng dụng; giáo dục ý thức cá nhân và hình thành tính tự tin, giàu tự trọng cho thế hệ học sinh, sinh viên; động viên, trân trọng, biểu dương những cá nhân dám nghĩ dám làm, có những đóng góp tích cực cho xã hội.

III. Kết bài:

- Liên hệ với bản thân

Câu 2: (5 điểm) - Gợi ý

– Sau những hoài niệm về thiên nhiên và con người Việt Bắc, đoạn thơ tiếp theo dẫn người đọc vào khung cảnh kháng chiến với những cảnh tượng rộng lớn, những chiến thắng hào hùng. Đoạn thơ có nhịp điệu sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ của bản anh hùng ca. Mở đầu đoạn thơ là nỗi nhớ về nhũng kỉ niệm của cuộc kháng chiến anh hùng với hình ảnh của núi rừng, đất trời và con người cùng đánh giặc:

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù.
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.”

– Sự trùng điệp của ngôn từ đã tái hiện sinh động địa hình rừng núi hiếm trở. Từ “rừng cây” đến “núi giăng”, “rừng tre”, “rừng vây” … tất cả được bao phủ trong mênh mông bốn mặt sương mù nhằm tạo ấn tượng về sự bí ẩn của núi rừng Việt Bắc. Có lúc thiên nhiên nơi đây thật dịu dàng, thơ mộng nhưng khi kẻ thù tràn tới thì núi rừng đã được nhân hóa để trở thành sức mạnh ngăn bước quân thù. Ở vùng đất chiến khu, tình quân dân và sự kết hợp sức mạnh của thiên nhiên, con người đã tạo nên những chiến công lừng lẫy.

– Sau câu hỏi gợi nhớ gợi thương:

“Ai về ai có nhớ không?”
– Là lời khẳng định quen thuộc:
“Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà.”

– “Ai về ai có nhớ không?” — Cầu hỏi phiếm chỉ với đại từ “ai”. Tố Hữu không nhắc chính xác đến một dối tượng nào cả mà hỏi tất cả những người đã từng gắn bó với Việt Bắc. Một câu hỏi gợi nhiều lưu luyến, bâng khuâng, đậm đà tình nghĩa.

– Điệp từ “nhớ” lặp đi lặp lại nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ hòa cùng niềm vui, niềm tự hào trước những chiến công. Đây “Phủ Thông”, kia “đèo Giàng” rồi những trận thủy chiến trên sông Lô oai hùng… tất cả đều gợi về những mốc son lịch sử. Nhịp thơ dồn dập như mô phỏng khí thế thần tốc, hào hùng của quân dân ta trong các chiến thắng vang dội của Việt Bắc anh hùng.

– Nhớ trận Phủ Thông, đèo Giàng cùng những lưỡi mác, anh bộ đội cụ Hồ trong tư thể dũng sĩ lẫm liệt đã làm cho giặc Pháp bạt vía kinh hồn những năm đầu kháng chiến. Nhớ sông Lô là nhớ đến chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947:

“Tàu giặc tắm sông Lô
Tha hồ mà uống nước
Máu tanh đến bây giờ
Chưa tan mùi bữa trước.”
(Cá nước)

– Nhớ phố Ràng là nhớ tới trận công kiên chiến có pháo binh tham gia vào cuối năm 1949, đánh dấu bước trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp của quân dân ta. Từ đó tiến lên đánh lớn và thắng lớn trong chiến dịch Biên Giới giải phóng Cao Băng, Lạng Sơn.

– Đoạn thơ như một nỗi nhớ bao trùm, trải dài với những địa danh tiêu biếu cho những trang kí sự chiến trường, để lại bao tự hào trong lòng người đọc về bước đi lên của lịch sử dân tộc. Có biết bao chiến sĩ đã anh dũng hi sinh, hừng ngã xuống nơi chiến trường để đưa ra những tên núi, tên sông, tên đèo vào những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc.

– Nếu như ở những đoạn thơ trước, Tố Hữu mang đên cho người đọc vẻ đẹp của tình nghĩa quân dân qua những kỉ niệm ngọt ngào, gắn bó thì ở đoạn thơ này, nhà thơ đã đột ngột chuyển dòng. Không còn nhũng dòng thơ ngọt ngào như ca dao nữa mà đoạn thơ này đã mang âm hưởng của cảm hứng sử thi hùng tráng. Đó là những hình ảnh của những đoàn quân ra trận vô tận điệp điệp trùng trùng. Là hình ảnh hùng vĩ của cuộc chiến tranh nhân dân từ những đoàn dân công, đoàn xe cơ giới trên đường ra trận làm bừng sáng những đêm kháng chiến:

“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất nung
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm tham sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui v
ề Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”

– Đoạn thơ tràn đầy âm hưởng hùng ca, mang dáng vẻ của sử thi hiện đại. Chỉ cần phác họa khung cảnh hùng tráng ở Việt Bắc, Tố Hữu đã cho thấy khí thế vô cùng mạnh mẽ, hào hùng của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì Tổ quốc độc lập, tự do:

“Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung.”

– Đọc câu thơ, ta nhận ra rằng “Những đường Việt Bắc” ở đây là nhiều con đường do dân và quân Việt Bắc mở để phục vụ sản xuất và kháng chiến. Đó là những con đường có thực như tác giả từng viết: “Đường ta rộng thênh thang tám thước.” Đường Bắc Sơn, đường Đình Cả, Thái Nguyên, đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên… nhũng con đường mở ra cùng với chiến thắng của quân dân ta. Và hơn hết, đó là những con đường đầy ý nghĩa tượng trưng, khái quát cho cả quá trình đi lên của kháng chiến và cách mạng. Hai chữ “của ta” vang lên chắc nịch, hùng hồn. Đó là niềm tự hào về những con đường Việt Bắc đã và đang được giải phóng.

– Đọc câu thơ ta thấy ngay âm hưởng hùng tráng của bài ca kháng chiến vang lên từ những từ láy “đêm đêm”, “rầm rập” và từ gợi hình ảnh “đất rung”. Từ láy “rầm rập” diễn tả bước chân mạnh mẽ tràn đầy dũng khí của một đoàn quân vừa đông đảo, vừa hào hùng. Hình ảnh so sánh kết hợp với những phụ âm rung trong các từ rầm rập, rung càng làm rõ khí thế đoàn quân ra trận với sức mạnh rung trời, chuyển đất.

– Hình ảnh thơ khiến ta hình dung tới một cuộc diễu binh hùng tráng của cả dân tộc:

“Xuân hãy xem cuộc diễu binh hùng vĩ
Ba mươi mốt triệu nhân dân
Tất cả hành quân
Tất cả thành chiến sĩ.”

– Bước chân của đoàn quân chính nghĩa mang đậm sắc màu huyền thoại khiến tầm vóc của con người Việt Bắc, con người Việt Nam được nâng lên ngang tầm vũ trụ. Trong hoài niệm của người về xuôi, Việt Bắc không chỉ hiện ra với sức mạnh hùng tráng của đoàn quân ra trận mà còn lưu lại ân tượng không quên vê sức mạnh của quân đội nhân dân:

“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.”

– Đoàn quân tiến ra mặt trận đông đảo người, lớp lớp nối dài vô tận trên những con đường Việt Bắc như những dãy núi hùng vĩ kế tiếp nhau. Điệp ngữ “điệp điệp trùng trùng” gợi lên sự đông đảo, lớn mạnh. Đó là sức mạnh vô địch chứng tỏ sự trưởng thành của quân dân ta, đồng thời cũng cho thấy quân đội Việt Nam đã thực sự lớn mạnh cả về chất và lượng, có thế đương dầu với mọi kẻ thù to lớn. Câu thơ được viết bằng bút pháp cường điệu mang đậm cảm hứng anh hùng ca, thê hiện niềm phơi phới về sức mạnh của một dân tộc đứng lên chiến đấu vĩ độc lập, tự do.

– Giống như hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu, “Ánh sao đầu súng” trước hết là hình ảnh thực khi người lính hành quân trong đêm đi dưới bầu trời đầy sao và ngôi sao trên mũ các anh như cũng lấp lánh ánh sáng. Nếu ánh trăng trong thơ Chính Hữu tượng trưng cho hòa hình thì ánh sao của Tố Hữu biếu tượng cho lí tưởng cao đẹp mà người chiến sĩ hướng tới trên đường ra trận.

– Câu thơ có sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn khi tác giả nhận ra ánh sao lấp lánh làm bạn cùng vành mũ quen thuộc của anh bộ đội cụ Hồ. Ba hình ảnh súng – sao – mũ như đi cùng nhau. Khâu súng tượng trưng cho ý chí đánh giặc của người lính, chiếc mũ là cách nói hoán dụ đế nói về người lính nhưng đồng thời lại để chỉ tầm vóc vươn tới sao trời của người lính.

– Vành mũ của người lính từng xuất hiện trong thơ Chính Hữu:

“Vẫn đôi dép lội chiến trường
Vẫn vành mũ lá coi thường hiểm nguy.”

(Tố Hữu)

– Người lính ra chiến trận mang theo cả Tố quốc bên mình:

“Anh vào bộ đội sao trên mũ
Vẫn mãi là sao sáng dẫn đường
Em mãi là hoa thơm trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.” (Vũ Cao)

– Nhà thơ đã dùng thước đo của vũ trụ để đo tầm vóc của người chiến sĩ cách mạng. Những người chiến sĩ đang hành quân ra trận, đó là âm hưởng của những chữ “đi”, “điệp điệp”, “trùng trùng”. Từ hình ảnh ấy Tố Hữu như dựng lên trước mắt người đọc vẻ đẹp của những đoàn binh ra trận mà như một rải ngân hà lấp lánh đang cuồn cuộn đổ về phía trước.

– Bên cạnh người chiến sĩ hiên ngang anh dũng đứng mũi chịu sào là đoàn dân công xung phong ra hỏa tuyến phục vụ cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc:

“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.”

– Câu thơ không hề có một chữ “điệp điệp”, “trùng trùng” nào mà ta vẫn cảm giác thấy sự điệp trùng ấy. Đó là cảm giác có được bởi cấu trúc hết sức độc đáo của câu thơ. Tổ Hữu không viết “Từng đoàn dân công đỏ đuốc” mà mở đâu câu thơ là hai chữ “dân công”, cuối câu thơ là hai chữ “từng đoàn” – cấu trúc ấy gợi ra sự điệp trùng vô tận của những đoàn dân công. Vậy họ là ai? Họ là những người đi mở đường, xẻ núi, quang gánh xe thồ vận chuyến lương thực, thuốc men, đạn dược ra tuyền tuyến. Nghệ thuật đảo ngữ và hai thanh trắc liên tiếp trong cụm từ “đỏ đuốc”, “nát đá” nhằm tô đậm thêm khí thế, sức mạnh của đoàn dân công. Những ánh đuốc soi đường, đỏ rực trong đêm tối tối tiếp nhau gợi không khí vui tươi, náo nức. Hình ảnh “Bước chân nát đá” là cách nói quá ca ngơi sức mạnh phi thường của các anh chị dân công. Bàn chân của họ là bàn chân của những người đội đá vá trời, đạp bằng gian lao đế làm nên chiến thắng. Nhũng bước chân ấy vừa thần thoại hóa sức mạnh của con người, vừa tôn vinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh. Hình ảnh “muôn tàn lửa bay” thật giàu sức gợi hình, gợi cảm. Đó là lửa bay lên từ ngọn đuốc trong đêm tối hay là ngọn lửa cháy trong trái tim yêu nước của đoàn dân công.

– Hình ảnh “bàn chân” là hình tượng biểu trưng cho sức mạnh con người gắn liền với những chặng đường đấu tranh cách mạng. Sức mạnh của bàn chân ấy đã từng được nhắc tới trong bài thơ Ta đi tới:

“Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn
Đã bước dưới mặt trời cách mạng
Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng
Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu
Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!”

(Ta đi tới – Tố Hữu)

– Tiếp theo đoàn dân công là những chiếc xe vận tải kéo nhau ra mặt trận:

“Nghìn đêm thăm thắm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.”

– Những chiếc xe nối tiếp nhau với ánh đèn bật sáng phá tan lớp sương dày đặc để đấy lùi mọi thiếu thốn, khó khăn đã diễn tả niềm lạc quan, niêm tin tươi sáng vào tương lai huy hoàng. Đáng chú ý ở câu thơ này là sự tương phản giữa quá khứ “thăm thẳm sương dày” với “ánh sáng của ngày mai lên” nhằm làm nổi bật giá trị của cuộc kháng chiến. Hai chữ “bật sáng” diễn tả khoảnh khắc chói lòa, cuộc kháng chiến chuyến sang thời kì mới, thời kì chiến thẳng huy hoàng.

– Nhắc tới Việt Bắc là nhớ tới căn cứ địa kháng chiến, nói tới những tên đất, tên làng, tên sông, tên suối vang dội chiến công. Bởi thế, những câu thơ tiếp theo cất lên khúc khải hoàn náo nức, say mê:

“Tin vui thắng trận trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”

– Niềm vui chiến thắng tràn ngập khắp mọi miền Tổ quốc từ Bắc vào Nam, từ Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên tới Đồng Tháp, An Khê, Việt Bắc. Những địa danh ấy trở thành điếm nhớ thiêng liêng rất đỗi tự hào trong lòng người về xuôi. Tố Hữu sử dụng bốn câu thơ để miêu tả không khí chiến thắng dang dồn dập trên khắp đất nước. Cũng là một thủ pháp liệt kê những những địa danh ở đây không gắn với chữ “nhớ” như ở những dòng thơ đầu mà gắn với chữ “vui” để thấy tin vui như đang bay lên trên cao từ khắp mọi miền Việt Nam. Điệp từ “vui” lặp đi lặp lại bốn lần: tin vui, vui về, vui từ, vui lên nhằm thể hiện sự lan tỏa của những tin vui khắp mọi miền Tố quốc đế làm náo nức muôn triệu trái tim người dân Việt. Đọc đoạn thơ này, Chế Lan Viên đã nhận ra sự thú vị trong cách gọi tên địa danh: “Hãy đọc to lên, hãy để hồn thơ và nhạc điệu lỗi cuốn ta đi, ta sẽ thấy rằng nhạc điệu trong những địa danh đó đã tạo nên một tình cảm rất sâu. Đó là lòng yêu đắm say đất nước, yêu như tát mãi không cạn, yêu như muốn mãi gọi tên lên – chỉ một cái tên thôi cũng đủ làm chấn động cả trái tim rồi.”

– Đoạn thơ viết về Việt Bắc kháng chiến đã khái quát bức tranh sử thi hùng tráng, ca ngợi sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và nhân dân anh hùng. The thơ lục bát được sử dụng sáng tạo, giọng điệu sôi nổi, phấn chấn tạo nên khúc anh hùng ca tràn đầy lòng tự hào về niềm vui, niềm tin chiến thắng.

 

3. Đề thi văn THPT quốc gia thử 2019

Phía dưới là đề văn thi THPTQG 2019, bạn đọc có thể tham khảo và tải về file word miễn phí nhé!

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 12

Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh:..................................................

Số báo danh:................................................

  1. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em

Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển

Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện

Đời sông như đời người trên sông

Em yêu anh có yêu được như sông

Sông chẳng theo ai, tự chảy nên dòng

Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác

Mang suối nguồn đi đến suốt mênh mông

 

Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông

Em có theo anh lên núi về đồng

Hạt muối mặn lên ngàn, bè tre xuôi về bến

Em có cùng lũ lụt với mưa dông

 

Đời sông trôi như đời người trên sông

Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể

Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa

Tin mái chèo cày trên sóng cần lao

 

Anh tin em khi đứng mũi chịu sào

Anh chẳng sợ mọi đá ngầm sóng cả

Anh yêu sông, yêu tự nguồn đến bể

Gió về rồi, nào ta kéo buồm lên

(Vũ Quần Phương – Tình yêu – dòng sông – NXB Văn học, 1988)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Trong bài thơ, nhà thơ đã bày tỏ niềm băn khoăn: “Em yêu anh có yêu được như sông”. Theo nhà thơ, dòng sông và tình yêu có những điểm nào tương đồng?

Câu 3: Phân tích tác đụng của biện pháp tu từ so sánh trong khổ thơ:

Đời sông trôi như đời người trên sông

Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể

Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa

Tin mái chèo cày trên sóng cần lao

Câu 4: Thông điệp tình yêu ẩn chứa trong hai câu thơ cuối là gì?

  1. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về bài học từ những dòng sông được nêu trong hai câu mở đầu của bài thơ phần Đọc – hiểu:

Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em

Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển

Câu 2 (5,0 điểm):

Nhận định về truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng: “Một thành công của tác phẩm là tác giả đã có cái nhìn lịch sử - tiếp nối và chuyển giao của các thế hệ dân làng Xô man đứng lên đánh giặc”.

Từ hiểu biết của mình về truyện ngắn này, anh/chị hãy phân tích làm sáng tỏ ý kiến trên.

-------------------- HẾT --------------------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu! Phụ huynh, thầy cô và đồng đội vui lòng không giải thích gì thêm.

Lovebook xin cảm ơn!

CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT!

 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

  1. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

STUDY TIP

- Đối với câu hỏi 3, khi câu hỏi đã nêu rõ “Theo nhà thơ”, các em cần chú ý toàn bộ dữ liệu cho câu trả lời đều nằm trong văn bản, tránh việc suy diễn lan man và thêm vào các ý theo quan điểm của bản thân.

- Đối với câu hỏi 4, đây vẫn là dạng câu hỏi thường gặp trong yêu cầu đọc hiểu, tuy nhiên phạm vi thông điệp được quy vào “thông điệp tình yêu”, các em cần lưu ý đọc kĩ để trả lời đúng phạm vi yêu cầu.

Câu 1 (0,5 điểm):

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm/Phương thức biểu cảm.

Câu 2 (1,0 điểm):

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, thể hiện khả năng hiểu biết của bản thân về văn bản nhưng cần đảm bảo logic, chặt chẽ. Cần nêu được ít nhất hai nét tương đồng. Gợi ý:

- Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới biển; lũ, dông, đá ngầm, vực xoáy: tình yêu nhiều thử thách, trắc trở, khó khăn.

- Sông nhớ biển, lao ghềnh vượt thác; suối nguồn đi suốt mênh mông: tình yêu mạnh mẽ, nồng nhiệt, dạt dào, đòi hỏi sự hi sinh;

- Sông chẳng theo ai tự chảy nên dòng: bản lĩnh, ý chí vượt qua khó khăn trong tình yêu.

….

Câu 3 (1,0 điểm):

Tác dụng:

- Tăng tính sinh động và gợi cảm cho câu thơ.

- Thể hiện hình ảnh của cuộc đời như một cuộc hành trình dài với nhiều khó khăn, thử thách và cũng nhiều niềm vui, hạnh phúc. Con người cần có can đảm đi qua khó khăn thì sẽ đạt đến thành công.

Câu 4 (0,5 điểm):

Có thể nêu thông điệp theo cách hiểu, quan điểm riêng của cá nhân, đảm bảo hợp lí, thuyết phục.

Gợi ý:

- Tình yêu cần có niềm tin, sự lạc quan, niềm tin làm nên sự bền vững của tình yêu.

- Trong tình yêu cần chân thành, chung thủy. Sự chân thành, thủy chung tạo nên sức mạnh to lớn cho tình yêu.

- Tình yêu cần trọn vẹn, yêu ai là yêu chính con người của họ. Đó là tình yêu đích thực, tình yêu từ những điều nhỏ nhất.

….

  1. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

STUDY TIP

Đối với dạng nghị luận xã hội xuất hiện hai vấn đề nghị luận có tính chất đối lập nhau (ở đây là hai cách ứng xử trước khó khăn, thử thách: hoặc đối đầu trực diện hoặc đi vòng, khéo léo tránh khó khăn), các em cần chú ý:

- Bàn luận, chỉ rõ mặt đúng/sai, ưu điểm/tồn tại của từng vấn đề.

- Bài học nhận thức rút ra thông thường là sự dung hòa của hai vấn đề, lựa chọn linh hoạt theo từng hoàn cảnh.

  1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)

Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành...

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,25 điểm):

Bài học về cách ứng xử trước khó khăn trong cuộc sống.

  1. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):

Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được suy nghĩ về cách ứng xử trước khó khăn trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:

- Giải thích:

+ Chảy thẳng: đối đầu trực diện với khó khăn, đi xuyên qua một cách quyết liệt. Lượn khúc, lượn dòng đến biển: tìm ra con đường đi mới, đi vòng khéo léo tránh được khó khăn để đi đến đích.

+ Nội dung của hai câu thơ đã thể hiện hai quan niệm sống, hai cách ứng xử với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống: hoặc là đối đầu, xuyên qua khó khăn hoặc là linh hoạt, tìm con đường khác. Từ đó giúp cho mỗi người có được bài học cho riêng mình.

- Bàn luận:

+ Hai quan niệm, hai cách ứng xử trước khó khăn, thử thách có những giá trị riêng, ý nghĩa, vai trò riêng.

+ Khi đi xuyên qua khó khăn là chấp nhận tổn thương, đau đớn, nguy hiểm; cần có ý chí vững vàng nhưng qua đó cũng tôi luyện được bản lĩnh con người, giúp con người trưởng thành. (dẫn chúng)

+ Khi đi vòng đường khác, né tránh những khó khăn một cách linh hoạt tuy có xa hơn, chậm hơn để đến đích nhưng an toàn hơn. Tuy nhiên, chỉ biết né tránh cũng là lựa chọn của người yếu đuối, thể hiện sự thụt lùi, sự kém cỏi. (dẫn chứng)

- Bài học nhận thức: Dựa vào hoàn cảnh thực tế để có ứng xử phù hợp.

  1. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

  1. Sáng tạo (0,25 điểm):

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Câu 2 (5,0 điểm)

STUDY TIP

Đối với dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học với phạm vi chứng minh là toàn bộ tác phẩm, các em cần chú ý:

- Giải thích rõ ràng, mạch lạc ý kiến, giải thích từ các từ cho đến nội dung của ý kiến.

- Khi phân tích chứng minh cần bám sát nội dung ý kiến, tránh việc sa đà vào phân tích những vấn đề không thuộc phạm vi ý kiến.

- Tránh việc đi vào phân tích quá kĩ lưỡng một số nhân vật hoặc tình huống truyện dẫn đến tình trạng làm không hết bài. Nên có sự chọn lọc phân tích để đảm bảo cân đối bài làm.

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

Sự tiếp nối các thế hệ trong tác phẩm “Rừng xà nu”.

  1. Triển khai vấn đề nghị luận:

Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp dẫn chứng và lí lẽ.

  1. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm):

- Về tác giả: nhà văn của vùng đất Tây Nguyên, gắn bó xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ngòi bút mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

- Về tác phẩm: sáng tác năm 1965 khi quân Mĩ ồ ạt tấn công vào miền Nam, tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, mang đậm dấu ấn sử thi…

  1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)

- Cái nhìn lịch sử là nhìn bao quát, nhìn xuyên suốt thời gian dài; tiếp nối là có sự liên tục không ngừng nghỉ không đứt quãng; chuyển giao là sự giáo dục tuyên truyền, giao nhiệm vụ của thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau, người ngã xuống, đi xa cho người sống còn lại, người già cho người trẻ…

- Ý kiến khẳng định một phương diện thành công nổi bật của tác phẩm là cái nhìn lịch sử, sử thi đậm chất anh hùng cách mạng trong tác phẩm, là nêu cao tinh thần kế tiếp giữa các thế hệ trong cuộc kháng chiến trường kì.

  1. Phân tích làm rõ ý kiến trong tác phẩm (2,0 điểm):

CHÚ Ý

Phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ cho ý kiến về thành công của “cái nhìn lịch sử”:

- Thế hệ những người mở đường: những con người tiên phong kiên cường, dũng cảm, nhiều người đã hi sinh.

- Thế hệ tiếp nối: những con người bản lĩnh, giàu nghị lực, vượt lên trên khó khăn, thách thức.

- Thế hệ tương lai: kế thừa và phát huy sức mạnh của thế hệ trước, mang niềm hi vọng mãnh liệt vào tương lai tươi sáng.

- Các thế hệ có sự chuyển giao, tiếp nối, hòa quyện để đưa cách mạng tới thắng lợi cuối cùng. Mỗi thế hệ lại tương ứng với một thế hệ cây xà nu tạo nên hình tượng ẩn dụ đa nghĩa.

- Khái quát nội dung: dưới sự giác ngộ cách mạng của anh Quyết, người dân làng Xôman, từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà… đều một lòng đi theo cách mạng. Suốt 5 năm liền không có một cán bộ nào bị bắt trong rừng. Cuộc chiến đi từ bị động đến chủ động từ tự phát đến tự giác, từ nô lệ đến đấu tranh vũ trang độc lập. Mỗi người dân làng Xô man là một chiến sĩ góp phần tạo nên cuộc kháng chiến trường kì toàn dân toàn diện tạo, luôn luôn tiếp nối chuyển giao, hình thành nên dòng chảy truyền thống chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ trong kháng chiến mà còn trong lịch sử dân tộc.

- Thế hệ bà Nhan, anh Xút, cụ Mết – những người mở đường tiên phong đầy đau thương kiên dũng

+ Bà Nhan, anh Xút bất chấp sự uy hiếp tàn bạo của Mĩ – Diệm, cùng với dân làng Xô man vẫn thay nhau vào rừng tiếp tế, nuôi giấu bảo vệ cán bộ Đảng. Họ bị địch bắt và giết để uy hiếp tinh thần cách mạng người dân nhưng dân làng Xô man vẫn tiếp tục con đường đấu tranh cách mạng.

+ Cụ Mết, một già làng, thủ lĩnh tinh thần của dân làng, đứng đầu chỉ huy phát động đấu tranh với chân lí Chúng nó cần súng, mình phải cầm giáo. Cụ là cầu nối giữa Đảng và cách mạng, người truyền ngọn lửa cách mạng truyền thống, truyền sử cho các thế hệ sau. Cụ Mết đã giáo dục Tnú, giáo dục thế hệ sau Tnú kể cho dân làng nghe về cuộc đời Tnú và cuộc vùng dậy đấu tranh của dân làng khi Tnú khi vượt ngục về làng…

- Thế hệ Tnú và Mai – thế hệ tiếp nối, nâng lên tầm cao mới nhiệm vụ cách mạng, chuyển giao truyền lửa mạnh mẽ sứ mệnh cho thế hệ sau

+ Mai tiêu biểu cho người phụ nữ thời đánh Mĩ của đồng bào Tây Nguyên. Còn nhỏ, Mai cùng Tnú vào rừng tiếp tế, liên lạc bảo vệ cán bộ, quyết tâm học để làm cách mạng. Lớn lên, cùng chồng chiến đấu. Trước sự tra tấn của giặc, Mai kiên trung bảo vệ cách mạng và con. Mai hi sinh anh dũng trước đòn roi của kẻ thù.

+ Tnú tiêu biểu cho số phận con đường đấu tranh của người Tây Nguyên. Lúc nhỏ, sớm mồ côi, sống nhờ sự chở che, đùm bọc của dân làng, sớm giác ngộ cách mạng thay cho thanh niên, người già, tiếp tế cho cán bộ. Bộc lộ tố chất của người cách mạng gan góc, dũng cảm, mưu trí, trung thành (dẫn chứng) và luôn ý thức sâu sắc lời cụ Mết nói: Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn, lời anh Quyết dặn…Lớn lên, ba năm sau, vượt ngục về làng, cùng thanh niên mài vũ khí đánh giặc. Tnú trở thành người nuôi giữ để ngọn lửa yêu nước thắp sáng qua các thế hệ, chủ động cho cuộc chiến đấu mới với kẻ thù. Giặc bắt giết vợ con và bản thân bị tra tán dã man, Tnú vẫn kiên trung bất khuất và cùng dân làng vùng lên đấu tranh diệt giặc. Tnú tham gia lực lượng, lập nhiều chiến công, vẫn hướng về cội nguồn, thăm làng để giữ vững ý chí chiến đấu truyền lửa cho thế hệ sau.

- Heng, Dít – thế hệ tiếp nối mang niềm tin vào tương lai tươi sáng bất diệt

+ Dít, em gái Mai, là quá khứ và sự tiếp nối con đường cách mạng của Tnú và Mai ở hiện tại và tương lai. Khi nhỏ, linh hoạt nuôi giấu, liên lạc cho thanh niên du kích. Lúc bị bắt, bị dọa dẫm: “đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng”. Là cán bộ trẻ có năng lực nghiêm túc, xác định rõ nhiệm vụ công việc (dẫn chứng).

+ Heng là thế hệ mới, tiếp nối cha anh, hứa hẹn sự trưởng thành vững chắc ở tương lai. Bổ sung, hoàn chỉnh cho hình tượng Tnú – tầm bao quát sơm, hiểu biết khoa học (dẫn chứng).

- Các thế hệ dân làng Xô man mang sức mạnh nhiệm vụ riêng nhưng họ luôn chuyển giao tiếp nối hòa quyện trong nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp của một buôn làng, của một cộng đồng vùng đất và cả một dân tộc. Nhà văn đã miêu ẩn dụ và được đặt họ trong thể đối sánh hòa quyện với hình ảnh các thế hệ cây xà nu, tạo nên rừng xà nu xanh bạt ngàn nối tiếp chạy đến chân trời… tạo nên bức tranh toàn cảnh rộng lớn, có tính chất sử thi, lạc quan niềm tin dự báo về tương lai tất thắng.

  1. Bình luận đánh giá (0,5 điểm):

- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến. Ý kiến là một chỉ dẫn tiếp cận tác phẩm văn học qua điểm nhìn, lăng kính, cách nhìn của người nghệ sĩ.

- Cái nhìn lịch sử tiếp nối chuyển giao giúp tác giá thành công trong việc xây dựng hình tượng có ý nghĩa khái quát và xây dựng hệ thống nhân vật nối tiếp chuyển giao các thế hệ dân làng vừa mang phẩm chất chung vừa mang nét riêng độc đáo tạo nên dấu ấn phong cách mang đậm tính chất sử thi và Tây Nguyên đặc sắc.

  1. Chỉnh tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

  1. Sáng tạo (0,5 điểm):

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phần II – Câu 1:

Bài học từ những dòng sông

Trong cuộc sống mỗi người đều có mục tiêu, lý tưởng sống cho riêng mình nhưng để đạt được điều đó tất yếu sẽ phải trải qua những khó khăn thử thách. “Hãy học cách ứng xử của dòng sông: gặp trở ngại, nó vòng tìm đường khác”. Bắt đầu từ một hiện tượng của tự nhiên để đi đến một phương châm sống tích cực và được xem như bí quyết của sự thành công “Gặp trở ngại, vòng tìm đường khác”: Muôn song đều đổ về biển lớn nhưng để được hòa mình vào đại dương, dòng nước từ nguồn phải trải qua muôn ngàn thác ghềnh và một hành trình uốn lượn, chuyển dòng, thay đổi về tốc độ dòng chảy. Dòng song đã vượt qua tất cả để đến đích. Cách ứng xử của dòng sông mang đến một bài học giá trị trong học tập và cuộc sống. Cuộc sống luôn có muôn vàn khó khăn, thách thức. Đường đến vinh quang không bao giờ dễ dàng mà đó là một chặng hành trình đầy gian khổ phải đối mặt với thử thách, hiểm nguy và cả những bế tắc, thất bại nhất thời. Khi gặp bế tắc, vướng phải sự thất bại có người sẽ chùn bước, bi quan, chán nản mà từ bỏ mục tiêu, lý tưởng để suốt đời phải sống trong sự hụt hẫng, tiếc nuối. Hoặc giả như, khi gặp những thử thách, khó khăn quá lớn mà chúng ta cứ cố tình vượt qua thì đôi khi sẽ chuốc lấy thất bại vừa bị tổn thương. Học dòng sông chảy đường vòng nghĩa là không tuyệt vọng hay bỏ cuộc. Bằng sự tự tin vào bản thân, sự kiên định lý tưởng, sáng suốt để tìm ra những giải pháp, hướng đi mới đúng đắn để có được sự thành công. Có lúc lùi một bước là để tiến ba bước, linh hoạt mềm dẻo là để có thành công lớn hơn.

 

Phần II – Câu 2:

- Thế hệ bà Nhan, anh Xút, cụ Mết:

Thế hệ truyền thống, đại diện là bà Nhan, anh Xút, là cụ Mết. Bà Nhan, anh Xút trong những ngày tháng đen tối, giặc lùng sục khắp nơi vẫn thay nhau vào rừng tiếp tế, nuôi giấu bảo vệ cán bộ Đảng. Họ bị địch bắt và giết một cách dã man (người chặt đầu, người treo cổ) để uy hiếp tinh thần cách mạng người dân. Thế nhưng người dân làng Xô Man đã biến đau thương, căm thù thành hành động, vẫn tiếp tục con đường đấu tranh cách mạng. Cụ Mết chính là đại diện của truyền thống, của lịch sử làng Xô Man, là cây xà nu cổ thụ xòe tán rộng giữa rừng xà nu bạt ngàn. Cụ được khắc họa với hình dáng quắc thước, cường tráng, vững chãi Râu dài đến ngực và vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và sếch, ngực căng như một cây xà nu lớn. Cụ chính là linh hồn của làng, là sức mạng tập hợp dân làng và là nguồn nuôi dưỡng tinh thần, bồi đắp tâm hồn cho họ, là chỗ dựa vững chắc cho thế hệ cháu con. Lòng cụ sang ngời niềm tin vào Đảng vì Đảng còn núi nước này còn. Chính cụ đã cùng với thanh niên vào rừng tìm vũ khí đánh giặc, là người kêu gọi dân làng vùng lên đấu tranh, tiêu diệt kẻ thù, cứu Tnú Cụ Mết chống chống giáo xuống sàn nhà, tiếng nói vang vang: Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên !. Chính cụ đã kể lại cho con cháu về cuộc đời Tnú khi anh đi xa và khi anh trở về để ghi khắc, nhắc nhở một chân lí Nghe rõ chưa các con, nghe rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này, tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm sung, mình phải cầm giáo. Bản lĩnh là thế nhưng cụ cũng không thể cầm được nước mắt khi nhắc lại câu chuyện Mai và con trai Tnú chết. Tấm lòng của cụ với Tnú không chỉ là tấm lòng của người đi trước mà còn là tấm lòng của một người cha. Cụ đã gắn bó sâu nặng nghĩa tình với dân làng và cả đời sống vì nghĩa tình đó.

- Thế hệ Dít, Heng:

Niềm tin của tương lai chính là thế hệ đi sau qua hình ảnh cô Dít và bé Heng. Dít cũng không thua kém chị. Từ nhỏ, Dít đã là một cô bé lanh lợi, gan dạ. Khi giặc về khủng bố làng, Dít đã làm được một việc không ai làm được đó là bỏ theo máng nước làng, lặng lẽ, nhẫn nại tiếp nước, tiếp lương cho cụ Mết và thanh niên trong làng. Dít bị giặc bắt được và lấy ra làm bia thử đạn để khủng bố tinh thần. Chúng trói Dít và bắn xung quanh em. Dít sợ hãi thét lên nhưng đến viên đạn thứ mười, Dít không kêu nữa, đôi mắt nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng. Sự kiên cường đã tiếp thêm sức mạnh cho Dít. Chị Mai, Dít không khóc, nỗi đau lặn sâu vào bên trong để hóa thành những hành động cụ thể. Dít đã tự tôi luyện mình trong bom đạn và đau thương để rồi sau ba năm Tnú bị lực lượng trở về, Dít đã trưởng thành, có sức thuyết phục lớn lao với dân làng, thay cụ Mết, thay Tnú lãnh đạo phong trào cách mạng ở làng, ở địa phương. Chính Tnú cũng phải ngạc nhiên trước sự đổi thay của Dít, sự đổi thay lớn lao càng chứng tỏ sức mạnh vững chãi, bền bỉ của con người qua đau thương và sự khốc liệt của chiến tranh. Gặp lại Tnú, Dít đã giấu xúc động trong vẻ ngoài bình thản và nghiêm khắc. Cô chính là một cây xà nu trưởng thành và mạnh mẽ hơn, dày dạn hơn Mai, đủ sức đương đầu với mọi thử thách.

Cây xà nu non chính là cậu bé Heng. Tuổi còn nhỏ nhưng như Mai, Tnú ngày trước, câu bé đã có ý thức tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của quê hương chống lại kẻ thù. Mặc dù còn nhỏ nhưng Heng đã có dáng dấp và phẩm chất của một người lính thực sự: áo bà ba dài phết đít, sung đeo chéo, rất lanh lợi, nhanh nhẹn, trầm tĩnh, ít nói, là người liên lạc, người dẫn đường luôn hoàn thành nhiệm vụ. Chú bé chính là cây xà nu non mọc thẳng, hướng lên tiếp lấy ánh sang, sẽ tiếp tục được rèn luyện, thử thách trong chiến tranh, là người kế tục sự nghiệp cách mạng của thế hệ đi trước để đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi cuối cùng.

Các mở bài chung cho các tác phẩm thi THPT giúp đạt điểm cao

1. Tác phẩm thi THPT thứ nhất: Tây Tiến

“Có một không gian nào,

Đo chiều dài nỗi nhớ?

Có khoảng mênh mông nào

Sâu thẳm hơn tình thương?”

(Trần Đình Chính)

Thơ  ca Việt Nam hiện đại có nhiều không gian cho nỗi hoài niệm. Đó là nỗi nhớ nhung Hoàng Cầm gửi về quê hương trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” và nỗi nhớ người con xa quê hương qua bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Đôi khi, cũng chính nỗi khát khao lãng mạn mà người này chỉ dám gửi cho anh trong bài thơ “Hương trầm lặng” của Phan Thị Thanh Nhàn. Và Quang Dũng, người nghệ sĩ đa tài cũng không  ngoại lệ khi truyền tải những tâm tư của mình đến đồng chí, đồng đội qua bài thơ “Tây Tiến”.

2. Tác phẩm thi THPT thứ hai: Việt Bắc

Người xưa có câu nói rất hay rằng “Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc” – nghĩa là trong thơ có tranh và trong thơ có nhạc. Một tác phẩm thơ giàu nhạc tính sẽ làm tăng ý nghĩa của câu văn. Gợi lên những điều mà từ ngữ đơn giản không thể diễn tả được.

Một tác phẩm thơ mộng giàu tính hội họa sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về bức tranh mà nhà văn muốn hướng tới. Và bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu là một tác phẩm hội tụ đầy đủ tất cả những điều đó lại với nhau.

Bài thơ này kết hợp liền mạch hội họa và âm nhạc, hòa quyện với nhau tạo nên nỗi nhớ, tình yêu mà tác giả mong muốn thể hiện một cách chân thực và tự nhiên nhất. Đó còn là sự tìm tòi, sáng tạo tỉ mỉ của người nghệ sĩ, khiến tác phẩm của ông sống mãi trong lòng độc giả.

>> Tham khảo: Cách tính điểm chuyên lớp 10 (thủ tục nhập học THPT chuyên).

Tac-pham-viet-bac

3. Tác phẩm thi THPT thứ ba: Đất nước

Đất Nước – chỉ hai từ mà sao lại nghe thân thương đến thế! Và nó cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca, nghệ thuật. Mỗi nhà thơ sẽ chọn cho mình một quan điểm riêng để nói về Đất nước.

Nếu các nhà thơ cùng thời thường chọn nhìn Đất nước bằng những hình ảnh hùng vĩ hay lấy cảm hứng từ lịch sử qua các triều đại, thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn góc nhìn giản dị, gần gũi. tả đất nước.

Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm gợi cho người đọc nhớ đến vẻ đẹp vô cùng tươi đẹp và sôi động của nền văn hóa,  phong tục tập quán, mang đậm dấu ấn của dân tộc Việt Nam.

>> Xem thêm: Lưu ý khi làm đề TOEIC.

4. Tác phẩm thi THPT thứ tư: Sóng

Trong  “Bài thơ tuổi nhỏ”  Xuân Diệu có viết:

Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ không thương một kẻ nào

Phải chăng tình yêu là đề tài bất tận và là nguồn cảm hứng của nhiều thi sĩ từ xưa đến nay? Trong số rất nhiều nhà thơ viết về tình yêu thì Xuân Diệu và Xuân Quỳnh là hai cái tên nổi bật nhất. Nếu Xuân Diệu từng gây xôn xao dư luận với tình yêu mãnh liệt dành cho “Biến” thì Xuân Diệu lại chọn cách thể hiện tâm tình của một cô gái trẻ qua “Sóng”.

“Sóng” là một trong những tác phẩm hay nhất của nhà thơ Xuân Quỳnh, bài thơ nằm trong tuyển tập “Hoa dọc chiến hào” được viết trong chuyến tham quan bãi biển Diêm Điền năm 1967, tác phẩm cho chúng ta một tầm nhìn rõ ràng hơn của một giọng nói tốt bụng, chung thủy, trực quan và nghiêm túc, khao khát hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày.

Tac-pham-song

5. Tác phẩm thi THPT thứ năm: Người lái đò sông Đà

“Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy

Thì xa xôi gấp mấy vẫn lên đường.

Sông ở thủ đô mà dạ để mười phương

Nghìn khát vọng chât chông mơ ước lớn. “

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

Hòa  cùng không khí phấn khởi của cả nước khi miền Bắc đang tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội với xu hướng lên vùng cao phục hồi kinh tế với những tiếng hát tràn sông cầu, Nguyễn Tuân đã chọn miền Tây Bắc như là miền đất hứa, để viết nên một kiệt tác của cuộc đời mình.

Ông không đi theo con đường cũ khi viết về những “cái tôi” buồn bã như Huy Cận và Chế Lan Viên – những “cái tôi” luôn đơn độc trước vũ trụ, cô đơn giữa cuộc đời. Nguyễn Tuân đã khéo léo để cái “tôi” cá nhân của mình hòa vào cái “ta” của cộng đồng và mở ra một trào lưu văn học mới, tất cả được kết tinh trong tập “Tùy bút Sông Đà” mà linh hồn của nó chính là “Tùy bút Người lái đò Sông Đà”.

6. Tác phẩm thi THPT thứ sáu: Ai đã đặt tên cho dòng sông

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.

Có ai đến Huế mà chưa một lần nghe hát trên sông Hương chưa? Sông Hương là biểu tượng của xứ Huế mộng mơ. Dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương mang vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng. Nhà văn đã tạo dựng hình ảnh thiên nhiên với phong cảnh hữu tình đó là dòng sông quê hương qua bài kí “Ai đặt tên cho dòng sông?

7. Tác phẩm thi THPT thứ bảy: Vợ chồng A Phủ

Bàn về sự sâu sắc của văn chương, nhà thơ Bằng Việt từng viết :

“Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ

Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu”.

Có những tác phẩm khi mà vừa ra mắt đã chìm vào sự ồn ào, náo nhiệt của “phiên chợ văn chương”, nhưng cũng có những tác phẩm đã trở thành “bản anh hùng ca” của thời đại. Phải chăng những tác phẩm này đang thoát khỏi quy luật “băng hoại” thời bấy giờ? Một trong số đó là “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài – một thiên truyện về những người nông dân miền núi nghèo khổ và cuộc sống u ám của họ nơi đây. Trích đoạn…..

Tac-pham-vo-chong-a-phu

8. Tác phẩm thi THPT thứ tám: Vợ nhặt

Kim Lân là nhà văn hiện thực, chuyên viết thể loại truyện ngắn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết không nhiều, thuộc loại nhà văn “quý hồ tinh, bất quý hồ đa” nhưng các tác phẩm của ông đều để lại rất nhiều giá trị trong lòng độc giả.

Đề tài Kim Lân lựa chọn chủ yếu là những vùng quê, nông dân  vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có những khám phá về số phận, vẻ đẹp của họ, được thể hiện sinh động qua lối viết giản dị, chân thực và chân thực. “Vợ Nhặt” trong tuyển tập truyện “Con chó xấu xí” là một truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân lấy cảm hứng từ cốt truyện xưa của tiến: Thuyết hai xóm ngụ cư.

Truyện ngắn là một bộ phim hiện thực, sinh động về bối cảnh nạn đói khốc liệt năm Ất Dậu đã tàn phá thể xác và trí óc của con người. Đồng thời, nó thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng vào khát vọng sống của họ.

Những điều cần lưu ý khi đi thi Văn

➤ Giám khảo sẽ lướt qua bài của bạn trong 5 phút, nên ý gì hay, quan trọng thì viết lên để tạo ấn tượng ban đầu.

➤ Trang đầu tiên nhất định phải sạch đẹp, trình bày khoa học, dễ nhìn.

➤ Nếu để hỏi văn bản thuộc phương thức biểu đạt nào?

  • Thơ mặc định là biểu cảm;
  • Truyện mặc định là tự sự;
  • Nhiều số liệu, thông tin mặc định là thuyết minh;
  • Tác phẩm của nhân vật nổi tiếng mặc định là nghị luận.

➤ Đề hỏi văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

  • Thơ mặc định là nghệ thuật;
  • Trích nguồn mặc định là báo chí;
  • Tác giả là những nhân vật nổi tiếng như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng… mặc định là chính luận;
  • Khô khan, sô liệu nhiều mặc định là khoa học.

Nghị luận xã hội phải đầy đủ các ý:

  • Giải thích;
  • Phân tích;
  • Bác bỏ và phản đề;
  • Đánh giá;
  • Kết luận.

➤ Các lỗi chắc chắn bị trừ điểm:

  • Quên tác giả, hoàn cảnh (-0,5);
  • Không có kết bài (-0.5);
  • Không có bố cục rõ ràng, không tách đoạn, tách ý (-0,5);
  • Trình bày cầu thả, gạch xoa nhiều => Điểm sẽ không cao;

➤ Cập nhật tình hình xã hội hiện tại bởi sẽ được lấy trong bài văn nghị luận.

➤ Nhất định phải ôn hết các bài thầy cô bảo học (bởi đều có căn cứ của thầy cô hết bạn nhé!).

>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin miễn giảm học phí.

Một số câu hỏi liên quan đến đề thi văn THPT quốc gia

1. Ngữ Văn có phải là môn bắt buộc khi thi THPTQG không?

Ngữ Văn là môn bắt buộc khi thi THPTQG bạn nhé! Ngoài môn Văn sẽ còn có môn Toán và tiếng Anh là 3 môn thi bắt buộc và các môn khác là chuyên ngành mà bạn chọn.

2. Điểm Văn bao nhiêu thì không bị liệt?

Bạn chỉ cần được trên 1 điểm là sẽ không bị liệt.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?