spot_img
HomeKhiếu nại - Tố cáoMẫu đơn trình báo công an về lừa đảo và chiếm đoạt...

Mẫu đơn trình báo công an về lừa đảo và chiếm đoạt tài sản

Ngày nay với sự phát triển của xã hội nhu cầu của con người ngày càng lên cao. Chính vì điều đó dẫn tới tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều hơn, thủ đoạn hơn và tinh vi hơn. Vậy phải làm thế nào khi bị lừa đảo và chiếm đoạt tài sản? Cùng Maudon.net tìm hiều trong bài viết dưới đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu như thế nào?

Hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tài sản được hiểu là người phạm tội tiến hành thực hiện các hành vi hành vi áp dụng các hình thức, thủ đoạn gian dối khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có nghĩa là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác và được tiến hành phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp.

Khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản người dân phải ngay lập tức làm đơn trình báo Công an về hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tài sản và gửi tới Cơ quan Công an có thẩm quyền giải quyết.

Thu-tuc-trinh-bao-cong-an-khi-bi-lua-bao

Tải đơn trình báo công an về lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Mẫu đơn trình báo công an là mẫu văn bản hành chính được người dân lập nên nhằm mục đích trình báo với Cơ quan chức năng có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vấn đề lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những loại bằng chứng có liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản người làm đơn sẽ tiến hành việc làm đơn trình báo đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nơi cư trú hiện tại để được giải quyết.

Đơn trình báo công an về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm những thông tin của người tiến hành làm đơn, sự việc lừa đảo được trình bày khái quát, lời đề nghị giải quyết đơn xin trình báo công an về lừa đảo và chiếm đoạt tài sản.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN TRÌNH BÁO LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Kính gửi: …………………………………………………………………………………….

Tôi tên là: …………………………………………………………………………………..

CMND số: ………………………………………………………………………………

Đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………

Tôi làm đơn này xin trình báo với quý cơ quan về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông H như sau: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Nay tôi viết đơn trình báo này mong cơ quan xem xét những vấn đề sau:

- Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử ông H về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

- Buộc ông H phải hoàn trả lại số tiền 60 triệu đồng cho tôi.

Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung trong đơn.

Kính mong quý cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn!

Người trình báo

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

>> Xem thêm: Đơn xin trình báo là gì và Hướng dẫn viết đơn xin trình báo.

Nội dung của đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Mẫu đơn trình báo công an về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng giống như những mẫu văn bản hành chính thông thường khác.

Đơn trình báo công an về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm những thông tin của người tiến hành làm đơn, sự việc lừa đảo được trình bày khái quát, lời đề nghị giải quyết đơn xin trình báo công an về lừa đảo và chiếm đoạt tài sản. 

Theo quy định đã được đưa ra thì đơn trình báo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cần đảm bảo được những nội dung sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ của đơn tình báo công an về lừa đảo chiếm đoạt tài sản: “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”;
  • Ngày, tháng, năm tiến hành làm mẫu đơn trình báo chiếm đoạt tài sản;
  • Tên đơn có thể ghi là: “Đơn trình báo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “đơn trình báo lừa đảo’’, “đơn tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản”;
  • Cơ quan tiếp nhận và giải quyết đơn xin trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ (Thông tin cá nhân của người làm đơn trình báo);
  • Nội dung cần trình báo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Yêu cầu của người tố cáo dành cho Cơ quan chức năng nhận đơn đối với nội dung tố cáo;
  • Những loại chứng cứ đi kèm theo đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản (nếu có);
  • Người làm đơn trình báo Ký và ghi rõ họ tên.

>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu đơn tố giác tội phạm.

Thủ tục trình báo công an về hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tài sản

Những thủ tục trình báo công an về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm:

  • Thu thập những bằng chứng của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Việc tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần cung cấp đầy đủ bằng chứng chứng minh tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản; khi bị hại bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người bị hại cần phải có thông tin đầy đủ của các thông tin giao dịch như:
    • Những cuộc gọi nói chuyện có ghi âm;
    • Tin nhắn có liên quan trao đổi về nội dung của việc lừa đảo;
    • Biên lai chuyển tiền…
  • Thông tin của đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như: Họ và tên, nơi cư trú, số điện thoại liên lạc, ảnh, số CMND/CCCD (nếu có), tài khoản ngân hàng đã nhận tiền… Các thông tin tố giác càng tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản càng chi tiết thì Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ có thể dễ dàng điều tra và giải quyết;
  • Gửi hồ sơ trình báo lừa đảo đến Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi cư trú. 

Hồ sơ cần chuẩn bị để tố cáo lừa đảo qua mạng hay bất kỳ hành vi lừa đảo nào khác và tiến hành nộp cho cơ quan Công an bao gồm:

  • Đơn trình báo công an về tội lừa đảo và chiếm đoạt tài sản qua mạng, lừa đảo và chiếm đoạt tài sản trực tiếp…;
  • Những chứng cứ tố giác tội phạm lừa đảo kèm theo để chứng minh.

Nếu người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thực hiện việc tố cáo trực tiếp thì người tố cáo mang theo CMND/CCCD và chứng cứ kèm theo có liên quan tố giác tội phạm đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin trình báo.

Thu-tuc-trinh-bao-cong-an-ve-hanh-vi-lua-dao-va-chiem-doat-tai-san

Mức phạt khi thực hiện hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tài sản

Trong trường hợp vi phạm lừa đảo nhẹ và phạt hành chính:

Căn cứ theo khoản 1 của Điều 15 thuộc Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Nếu hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì mức phạt hành chính của hành vi lừa đảo hòng chiếm đoạt tài sản đó sẽ là hình thức phạt tiền dao động từ 1 – 2 triệu đồng.

Trong trường hợp lừa đảo nhiều và phải chịu mức phạt hình sự:

Xét theo điều 174 thuộc Bộ luật Hình sự ban hành 2015 và được sửa đổi bổ sung năm 2017, mức phạt về tội lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của người khác truy cứu trách nhiệm hình sự có nội dung được quy định như sau:

  • Nếu chiếm đoạt tài sản trên 2 triệu đến chiếm đoạt tài sản dưới 50 triệu đồng hoặc chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu nhưng thuộc trường hợp từng bị xử phạt hành chính về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trước đó; tài sản bị lừa đảo lại là phương tiện kiếm sống chính của bị hại… thì mức phạt sẽ được đưa ra từ cải tạo không giam giữ đến 3 năm hay hình thức phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm tù;
  • Nếu hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nào có tổ chức, chuyên nghiệp; thủ đoạn tinh vi; có yếu tố lợi dụng những quyền hạn, chức vụ, dựa trên danh nghĩa của các tổ chức, cơ quan; là sự tái phạm đặc biệt nguy hiểm hoặc trị giá tài sản chiếm đoạt tài sản từ trên 50 triệu đến lừa đảo và chiếm đoạt tài sản dưới 200 triệu đồng: Mức phạt tù sẽ là phạt từ 2 đến 7 năm;
  • Nếu chiếm đoạt tài sản trên 200 đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 500 triệu đồng hoặc có bất kì yếu tố có ý định lợi dụng dịch bệnh, thiên tai thì mức phạt tù từ 7 – 15 năm;
  • Nếu chiếm đoạt tài sản có giá trị trên 500 triệu đồng bao gồm cả những tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ hoặc có yếu tố lợi dụng tình trạng khẩn cấp. Mức phạt tù là 12 – 20 năm hay tù chung thân, trong một số trường hợp sẽ là tử hình.

Ngoài ra, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể sẽ bị bồi thường lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 10 – 100 triệu đồng, đồng thời không được phép hành nghề, làm việc và đảm nhiệm các chức vụ công tác từ 1 – 5 năm hoặc bị tịch thu một phần tài sản hay thậm chí là toàn bộ tài sản.

Một số câu hỏi liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Đơn trình báo công an hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm những thông tin chính nào?

Đơn trình báo công an về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm những thông tin của người tiến hành làm đơn, sự việc lừa đảo được trình bày khái quát, lời đề nghị giải quyết đơn xin trình báo công an về lừa đảo và chiếm đoạt tài sản. 

>> Tham khảo thêm: Nội dung của đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

2. Tố cáo trực tiếp tội phạm mà không làm đơn trình báo thì phải làm gì?

Nếu người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thực hiện việc tố cáo trực tiếp thì người tố cáo mang theo CMND/CCCD và chứng cứ kèm theo có liên quan tố giác tội phạm đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin trình báo.

>> Tham khảo thêm: Thủ tục trình báo công an về hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tài sản.

3. Mức phạt hành chính đối với đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhẹ là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 1 của Điều 15 thuộc Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Nếu hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì mức phạt hành chính của hành vi lừa đảo hòng chiếm đoạt tài sản đó sẽ là hình thức phạt tiền dao động từ 1 – 2 triệu đồng.

>> Tham khảo thêm: Mức phạt khi thực hiện hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tài sản.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?