Tải ngay mẫu đơn trình báo công an về việc bị đánh, mẫu đơn trình báo công an mất tài sản, mẫu đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng…
Đơn xin trình báo là gì?
Đơn xin trình báo là mẫu đơn mà công dân khi phát hiện hành vi phạm tội có thể là: chiếm đoạt tài sản, bị đe dọa giết, bị đánh… Đơn trình báo được gửi lên Cơ quan công an nhằm nhờ công an can thiệp và đưa ra biện pháp ngăn chặn kịp thời tránh để lại những hậu quả khó lường.
Đơn xin trình báo được công dân phát hiện hành vi phạm tội gửi tới Cơ quan công an bao gồm những thông tin về người làm đơn và toàn bộ quá trình phát hiện hành vi phạm tội.
Tải mẫu đơn xin trình báo công an phường, xã
Đơn xin trình báo công an là mẫu đơn được cá nhân viết nhằm trình báo hành vi phạm tội cho Cơ quan Công an, thông báo cho Cơ quan công an biết về hành vi phạm tội của một đối tượng nào đó nhằm đưa ra biện pháp khắc phục hợp lý.
Đơn xin trình báo công an có thể có nhiều biến thể mẫu đơn khác nhau tùy theo đối tượng và hình thức làm trái pháp luật của đối tượng đó như:
- Mẫu đơn trình báo công an lừa đảo qua mạng;
- Mẫu đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Mẫu đơn trình báo công an về việc bị đánh;
- Mẫu đơn trình báo công an mất tài sản;
- Mẫu đơn trình báo công an xã;
- Mẫu đơn trình bày sự việc với công an;
- Mẫu đơn trình báo mất hộ chiếu phổ thông (Mẫu TK05);
- Mẫu đơn trình báo công an bị đe dọa…
Tuy rằng có nhiều biến thể mẫu đơn khác nhau nhưng chung quy lại vẫn chỉ có một mẫu đơn chung cho nhiều biến thể đã được kể trên là mẫu đơn xin trình báo và tùy theo hành vi phạm tội mà phần nội dung sẽ được thay đổi.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
ĐƠN TRÌNH BÁO
Kính gửi: CÔNG AN ……………………………………………………………….
Tôi tên là :……………………………………………SĐT………………
CCCD số : ……………………………………………………………………..
ĐKHKTT : …………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện tại : ............................................................................................................
Tôi làm đơn này xin trình báo với Quý cơ quan việc như sau:
…..………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
Để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tôi và gia đình, đồng thời, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến quyền tài sản của công dân, nay tôi đề nghị Qúy cơ quan xem xét các vấn đề sau đây:
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu kèm theo: - |
……, ngày …. tháng ….. năm…… Người làm đơn |
Hướng dẫn cách viết đơn trình báo công an xã
Mẫu đơn xin trình báo công an khi viết cũng tương tự như những mẫu văn bản hành chính khác đều có những quy tắc viết nhất định. Mẫu đơn xin trình báo công an được chia làm 4 phần chính:
Phần mở đầu đơn: Phần mở đầu đơn bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ tên đôn và thông tin của người làm đơn trình báo được viết theo thứ tự như sau:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ: Ghi rõ quốc hiệu và tiêu ngữ như các văn bản hành chính khác;
- Tên đơn: có thể ghi tên đơn tùy theo hành động của thủ phạm bị trình báo mà có thể viết những mẫu tên đơn sau: Mẫu đơn trình báo công an lừa đảo qua mạng, mẫu đơn trình báo công an về việc bị đánh, mẫu đơn trình báo công an mất tài sản, mẫu đơn trình báo công an bị đe dọa…;
- Kính gửi: Ghi rõ người nhận đơn, trong đơn trình báo người nhận đơn là Cơ quan Công an thuộc khu vực cần trình báo.
Thông tin về người làm đơn trình báo gồm:
- Họ và tên: Ghi rõ họ và tên trong giấy khai sinh của người làm đơn trình báo;
- Số điện thoại liên hệ của người làm đơn trình báo;
- Số CCCD/CMND:
- Số đăng ký hộ khẩu thường trú của người tiến hành làm đơn trình báo;
- Nơi ở hiện tại.
Đối với tất cả thông tin của người nhận đơn và người làm đơn trình báo bắt buộc phải ghi rõ ràng, không tẩy xóa, cần ghi đúng chính tả và khai thành thật về mọi thông tin của người làm đơn trình báo.
Phần trình bày về vụ việc:
Người làm đơn ghi “tôi làm đơn này với mục đích xin trình báo với Quý cơ quan việc như sau”. Sau đó Người làm đơn phải nêu rõ thời gian và những động thái, hành động của người bị trình báo cho cơ quan chức năng một cách chi tiết nhất và phải khai thật trung thực. Tuyệt đối không được có những lời nói bịa đặt làm tăng tình tiết sự việc.
>> Xem thêm: Mẫu đơn cớ mất – đơn xin xác nhận mất giấy tờ của công an.
Phần đề nghị của bản thân với Quý cơ quan tiếp nhận đơn:
Người làm đơn viết “để đảm bảo cho các quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân tôi và gia đình, đồng thời xử lý kịp thời và ngăn chặn các hành vi xâm hại đến quyền tài sản, thân thể (tùy vào hành động của bị cáo mà phần này sẽ được ghi khác nhau như: Lừa đảo qua mạng, bị đánh, mất tài sản, bị đe dọa…) nay tôi làm đơn này đề nghị Quý cơ quan xem xét các vấn đề sau: Các vấn đề có thể là:
- Đề nghị xem xét hành vi vi phạm pháp luật của….(Ghi rõ tên người bị trình báo);
- Đề nghị xác minh người thực hiện hành vi vi phạm… (Ghi rõ tên người bị trình báo).
Phần kết thúc đơn xin trình báo:
Người làm đơn gửi lời cảm ơn tới cho Quý cơ quan tiếp nhận đơn trình báo. Sau cùng là ghi rõ ngày tháng nhận đơn và ký xác nhận kết đơn.
Lưu ý:
- Thông tin ghi trong mẫu đơn phải thật chi tiết, chính xác, rõ ràng và mạch lạc thì quá trình giải quyết vụ việc sẽ diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn;
- Nội dung sự việc cần trình bày theo trình tự thời gian theo thứ tự trước sau;
- Cung cấp chi tiết các thông tin người trình báo nhằm giúp cho Cơ quan Công an liên hệ lại dễ dàng khi cần;
- Người trình báo nên thực hiện nộp trực tiếp tại cơ quan công an để được thụ lý vụ việc sớm nhất, nhằm giải quyết vấn đề sớm, tránh hậu quả xấu về sau, tránh thất lạc.
>> Xem thêm: Top mẫu bảo lãnh thông dụng.
Đơn xin trình báo công an được gửi tại đâu?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 163 của Bộ luật Tố tụng Hình sự ban hành năm 2015 quy định về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự thì:
- Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận quản lý của mình;
- Trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không thể xác định được địa điểm xảy ra hành vi của tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can đang cư trú hoặc đã bị bắt…
Do vậy để đơn trình báo được giải quyết một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất thì khi phát hiện tội phạm và các hành vi phạm tội trên địa bàn nào đó, người dân nên trình báo tại Cơ quan công an cấp huyện nơi tội phạm xảy ra hành vi của mình.
Người dân có thể gửi đơn trình báo tới Cơ quan công an, Viện kiểm sát thuộc các cấp, các địa phương. Trường hợp phát hiện ra những tố giác, tin báo về tội phạm, các kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra và Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm được quyền chuyển ngày tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo những tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.
Có được rút đơn trình báo công an không?
Trong một số trường hợp hoặc do 2 bên đã có thể tự giải quyết được với nhau, hoặc do có sự việc nhầm lẫn trong việc tố cáo, người dân có nhu cầu rút đơn trình báo.
Nếu vụ việc trình báo có dấu hiệu thành vụ án hình sự thì Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bên bị hại như sau:
- Chỉ được quyền khởi tố vụ án hình sự về tội phạm theo các quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tư duy, tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết;
- Trường hợp người bị hại đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tùy người bị hại đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn sẽ tiếp tục tiến hành tố tụng hình sự đối với vụ án trên;
- Bị hại hoặc người đại diện của người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không được phép có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu khởi tố do bị ép buộc, cưỡng bức.
Như vậy, chỉ có các tội phạm vi phạm những quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 thuộc Bộ luật Hình sự thì người trình báo mới được rút đơn. Các tội phạm hình sự khác dù rút đơn thì cơ quan điều tra vẫn phải tiến hành khởi tố vụ án hình sự.
Một số câu hỏi liên quan đến đơn xin trình báo công an
1. Khi viết đơn xin trình báo thì cần chú ý những gì?
khi viết đơn xin trình báo cần lưu ý:
- Thông tin ghi trong mẫu đơn phải thật chi tiết, chính xác, rõ ràng và mạch lạc thì quá trình giải quyết vụ việc sẽ diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn;
- Nội dung sự việc cần trình bày theo trình tự thời gian theo thứ tự trước sau;
- Cung cấp chi tiết các thông tin người trình báo nhằm giúp cho Cơ quan Công an liên hệ lại dễ dàng khi cần.
- Người trình báo nên thực hiện nộp trực tiếp tại cơ quan công an để được thụ lý vụ việc sớm nhất, nhằm giải quyết vấn đề sớm, tránh hậu quả xấu về sau, tránh thất lạc.
>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn viết đơn trình báo công an.
2. Nộp đơn xin trình báo cho ai?
Để đơn trình báo được giải quyết một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất thì khi phát hiện tội phạm và các hành vi phạm tội trên địa bàn nào đó, người dân nên trình báo tại Cơ quan Công an cấp huyện nơi tội phạm xảy ra hành vi của mình.
>> Tham khảo thêm: Đơn xin trình báo công an được gửi tại đâu?
3. Tại sao phải viết đơn trình báo công an.
Người dân khi phát hiện ra hành vi phạm tội có thể làm đơn xin trình báo nhằm mục đích trình báo cho cơ quan chức năng nhận biết hành vi phạm tội nhờ đó mà có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả nặng nề ngoài ý muốn.