Đơn xin bảo lãnh là gì? Tải ngay mẫu đơn xin bảo lãnh thông dụng: mẫu đơn xin bảo lãnh tạm trú, đơn bảo lãnh tại ngoại, mẫu đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu…
Thế nào là đơn xin bảo lãnh?
Căn cứ theo điều 335, Bộ luật Dân sự ban hành năm 2015, bảo lãnh được hiểu là “việc người thứ ba (nghĩa là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (nghĩa là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (nghĩa là bên được bảo lãnh), nếu hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ”.
Đồng thời, “các bên có quyền thỏa thuận về việc bên bảo lãnh sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp mà bên được bảo lãnh không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”.
Đơn xin bảo lãnh là mẫu đơn mà bên bảo lãnh viết nhằm đứng ra đảm bảo cho bên được bảo lãnh để nhận thực hiện nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh vì một lý do nhất định. Tùy thuộc vào mục đích mà mỗi đơn xin bảo lãnh sẽ có một nội dung khác nhau, cách viết và trình bày khác nhau.
Dưới đây là một số mẫu đơn xin bảo lãnh mà maudon.net sư tầm được nhằm giúp mọi người có thể tham khảo và tải về sử dụng hoàn toàn miễn phí.
Tải top 5 mẫu đơn xin bảo lãnh phổ biến
Hiện nay mẫu đơn xin bảo lãnh được sử dụng phổ biến nhằm mục đích bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ cho người được bảo lãnh trước người nhận bảo lãnh.
1. Mẫu đơn xin bảo lãnh tại ngoại
Mẫu đơn xin bảo lãnh tại ngoại là mẫu đơn nhằm xin được bảo lãnh cho bị cáo được thay đổi biện pháp từ tạm giam sang tại ngoại vì một số lý do cá nhân nhất định.
Người làm đơn xin bảo lãnh tại ngoại phải cam kết sau khi bị cáo tại ngoại phải đảm bảo bị cáo không ra khỏi nơi cư trú, phải được quản lý chặt chẽ, sát sao và đảm bảo đem bị cáo trở lại nơi tạm giam đúng thời hạn.
>> Tham khảo ngay: Mẫu đơn xin tạm hoãn thi hành án (dân sự, hình sự).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN BẢO LÃNH CHO BỊ CAN ĐƯỢC TẠI NGOẠI
Kính gửi: Trưởng công an huyện……………………………
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện……..
Người bảo lãnh (tổ chức bảo lãnh):………………………
Nghề nghiệp:…………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………
Tôi là:………(1) …………..quan hệ với………..(2) ……………
Lý do bị bắt:……………………………………………
Hiện đang thực hiện biện pháp tạm giam, tạm giữ ở:…………………
Nay tôi làm đơn này gửi đến Cơ quan Cảnh sát điều tra xin được bảo lãnh cho ông/ bà………………… được thay đổi biện pháp từ tạm giam sang tại ngoại vì lý do:
………………………………………………
………………………………(3)……………
………………………………………………
Tôi cam kết sau khi………………….. được tại ngoại sẽ:
Cam đoan không cho…………………… rời khỏi nơi cư trú.
Quản lý chặt chẽ, giám sát hành vi của……………………….
Nhắc nhở, giáo dục, tuyên truyền để…………………. hiểu biết hơn về pháp luật và thành khẩn khai báo.
Đảm bảo sẽ đưa…………………… sẽ có mặt đúng thời gian, địa điểm khi có giấy triệu tập.
Tôi xin cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc những nội dung trên, nếu có sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
…….., ngày…… tháng…… năm…..
Người bảo lãnh
(Ký và ghi rõ họ tên)
2. Mẫu đơn xin bảo lãnh cấp thẻ tạm trú
Mẫu đơn xin bảo lãnh cấp thẻ tạm trú được cha mẹ, người đại diện viết với mục đích đại diện cho gia đình, một tổ chức…
Gửi tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố nơi thường trú với yêu cầu cấp thẻ tạm trú cho những thành viên khác trong gia đình, tổ chức…
>> Xem thêm: Mẫu đơn xác nhận tạm trú tạm vắng.
Mẫu (Form) NA7
Ban hành kèm theo thông tư số 04 /2015/TT-BCA
ngày 05 tháng 01 năm 2015
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN BẢO LÃNH CẤP THẺ TẠM TRÚ
Kính gửi:…………………………………..(1)
- Người bảo lãnh:
1- Họ tên: ...................................................................................................................................
2- Giới tính: Nam Nữ 3- Sinh ngày.......tháng.......năm....................
4- Địa chỉ thường trú (theo sổ hộ khẩu): ...........................................................................
- Địa chỉ tạm trú (nếu có).....................................................................................................
- Điện thoại liên hệ/Email: ..................................................................................................
5- Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu số .......................................................................
6- Nghề nghiệp: ..............................Nơi làm việc hiện nay: ..............................................
- Người được bảo lãnh:
Số TT |
Họ tên (chữ in hoa) |
Giới tính |
Ngày tháng năm sinh |
Quốc tịch |
Hộ chiếu số |
Quan hệ (2) |
III. Nội dung bảo lãnh:
1- Bảo lãnh cho thân nhân nêu ở Mục II được cấp thẻ tạm trú theo tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú (kèm theo).
2- Tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thật.
Xác nhận (3) |
Làm tại ……... ngày.......tháng........ năm.......... Người bảo lãnh (ký, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú:
(1) Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, Thành phố nơi thường trú.
(2) Ghi rõ quan hệ với người bảo lãnh
(3) Trưởng/Công an phường, xã nơi người bảo lãnh thường trú xác nhận nội dung tại Mục I.
3. Mẫu đơn xin bảo lãnh cho người cai nghiện bắt buộc
Mẫu đơn xin bảo lãnh cho người cai nghiện bắt buộc là mẫu đơn được người thân trong gia đình hay người đại diện cha mẹ của người cai nghiện viết với mục đích xin cho người đang phải cai nghiện có thể thực hiện việc cai nghiện tại gia đình và chăm sóc người đó tốt hơn.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–
…………., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN XIN BẢO LÃNH NGƯỜI CAI NGHIỆN
Kính gửi: Trung tâm cai nghiện…………
Căn cứ Nghị định Số: 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
Căn cứ…………………………..…;
Tên tôi là:………. Sinh năm:………………………………………………………
Chứng minh nhân dân số:…… Cấp ngày…./…../…..Nơi cấp:…………………….
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………………………………………………
Tôi xin trình bày vấn đề sau: ………………………………………………………
Tôi là mẹ của: …………. Sinh năm:………………………………………………
Chứng minh nhân dân số:…… Cấp ngày…./…../…..Nơi cấp:………………………
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………………….
Con trai tôi đang cai nghiện tại trung tâm Cai nghiện…………… từ ngày…/…/… đến nay là 02 tháng. Hiện nay, tôi muốn bảo lãnh cho con trai tôi có thể thực hiện việc cai nghiện tại gia đình và chăm sóc cháu tốt hơn.
Do vây, tôi làm đơn này kính đề nghị Trung tâm cai nghiện….. cho tôi được bảo lãnh cho con trai tôi là Nguyễn Văn T được cai nghiện tại gia đình như mong muốn.
Tôi xin cam đoan sẽ thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về bảo lãnh trong quá trình con trai tôi cai nghiện tai nhà.
Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết như đã đề xuất.
Tôi xin cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
4. Mẫu đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu
Mẫu đơn xin bảo lãnh nhập khẩu thông thường được sử dụng khi mà người chồng/vợ muốn đứng ra bảo lãnh cho vợ/chồng mới cưới nhập hổ khẩu vào gia đình mình, hoặc trong một số trường hợp người nhận con nuôi cũng có thể sử dụng để nhập khẩu cho con mình.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày… tháng… năm 20..
ĐƠN XIN BẢO LÃNH NHẬP HỘ KHẨU
Kính gửi: Công an………………………
Căn cứ……………………………………………………………..
Căn cứ ……………………………………………………………..
Họ và tên:………………………………………………….. Giới tính:………………….
Sinh năm:…………………………………………………………………………………….
Quốc tịch:…………………………………………………………………………………….
CMND/Hộ chiếu/CCCD:………………………………………………………………..
Ngày cấp:………………………………………………….. Nơi cấp:……………………
Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………………..
Số điện thoại:……………………………………………………………………………….
Tôi và chị ……….. được cấp Giấy chứng nhận kết hôn vào ngày …………………. Chị ……………… sau khi kết hôn sẽ chuyển về nhà tôi tại địa chỉ X để sinh sống.
Căn cứ theo quy định tại Điều …………..Luật cư trú thì trường hợp vợ về ở với chồng là một trong các điều kiện để được nhập hộ khẩu khi được người có sổ hộ khẩu đồng ý, tôi xin bảo lãnh cho:
Họ và tên:………………………………………………….. Giới tính:………………….
Sinh năm:…………………………………………………………………………………….
Quốc tịch:…………………………………………………………………………………….
CMND/Hộ chiếu/CCCD:………………………………………………………………..
Ngày cấp:………………………………………………….. Nơi cấp:……………………
Số điện thoại:……………………………………………………………………………….
Tôi đề nghị Công an ………………………..xác nhận việc tôi bảo lãnh cho chị …………………….. nhập hộ khẩu vào nhà tôi tại địa chỉ ………………...
Kính mong Công an …………………………… xem xét và chấp nhận giải quyết yêu cầu của tôi. Tôi xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nếu có gì sai sót tôi xin chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước pháp luật.
Tôi xin cảm ơn!
Tài liệu có gửi kèm theo: - Sổ hộ khẩu (bản sao); - Chứng minh nhân dân(Bản sao); - Tờ khai nhân khẩu; - Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu; - Giấy chứng nhận kết hôn |
NGƯỜI LÀM ĐƠN (ký và ghi họ tên) |
5. Mẫu đơn xin bảo lãnh nhân sự
Mẫu đơn xin bảo lãnh nhân sự là mẫu đơn được sử dụng để bảo lãnh cho người thân đi làm tại một cơ sở doanh nghiệp hay bất kì nơi lao động nào. Nhằm đảm bảo cho người được bảo lãnh được làm việc, được phát triển thì người bảo lãnh sẽ làm đơn bảo lãnh xin việc để thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh và tạo niềm tin cho bên nhận bảo lãnh.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
BẢN CAM KẾT BẢO LÃNH DÂN SỰ
Kính gửi: |
Ban Giám đốc Công ty ................ |
Bộ phận Nhân sự - Công ty .............. |
Hôm nay, ngày ..… tháng ..… năm …… tại ……………………………………………………
Tên tôi là: ……………………………..Số điện thoại liên hệ …………………………………
Số CMND/CCCD:…………………………Ngày cấp ………………….. Nơi cấp ……………………..
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………....
Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………………….……...
Tôi viết đơn này xin được tự nguyện cam kết bảo lãnh cho người thân của tôi để làm công việc ............................................................................. tại Công ty ................
Ông/ bà: …………………………........... Số điện thoại liên hệ ………………….………………
Số CMND/CCCD:…………………………Ngày cấp ………………….. Nơi cấp …………………….……..
Hộ khẩu thường trú:……………….……………………………………………………………….
Có quan hệ với tôi là:………….…………………………………………………………………...
Trong suốt quá trình Ông/bà:………………………….. làm việc tại Công ty cổ phần Giao hàng Tiết kiệm, nếu ông/bà: ……………………………..………….. có phát sinh bất cứ thiệt hại gì cho Công ty và nhân viên Công ty có liên quan đến trách nhiệm dân sự thì phải bồi thường theo quy định của Công ty cũng như quy định của pháp luật.
Trong trường hợp, ông/bà …………………………….. không có khả năng bồi thường hoặc Công ty không liên hệ được để giải quyết sự việc, thì tôi với tư cách là người bảo lãnh sẽ có trách nhiệm đứng ra giải quyết sự việc và chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty đối với toàn bộ những thiệt hại mà ông/bà ………………..….. đã gây ra.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung trong văn bản này là đúng sự thật, nếu có bất cứ điều gì sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Người bảo lãnh (Ký và ghi rõ họ tên) |
…………., ngày ….. tháng……. năm………. Người được bảo lãnh (Ký và ghi rõ họ tên) |
(*): Chính quyền địa phương chỉ có trách nhiệm xác nhận những cá nhân kê khai ở trên là nhân thân của người lao động và xác nhận chữ ký cam kết bảo lãnh, Không có trách nhiệm giải quyết các phát sinh giữa người lao động và doanh nghiệp (nếu có).
Xác nhận của UBND xã (phường) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
………………………………………………………………………………….............
…………………………………………………………………………………..............
…………………………………………………………………………………...............
…………………………………………………………………………………................
Trên đây là một số mẫu đơn xin bảo lãnh được sử dụng phổ biến nhất được chúng tôi sưu tầm được. Ngoài những nội dung trên đơn xin bảo lãnh còn tồn tại dưới dạng hợp đồng dựa trên thỏa thuận của các bên trong trường hợp sử dụng để vay mượn (có thể là vay mượn ngân hàng hay vay mượn tư nhân)
>> Xem thêm: Mẫu giấy bảo lãnh vay tiền ngân hàng.
Nội dung và phạm vi hiệu lực của đơn xin bảo lãnh
Về nội dung của đơn xin bảo lãnh:
- Trong mặt quan hệ bảo lãnh, bên bảo lãnh phải cam kết và buộc dùng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc tự mình thực hiện một công việc nào đó theo quy định để thực hiện nghĩa vụ hay chịu trách nhiệm thay cho bên được bảo lãnh, khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, thực hiện thiếu sót nghĩa vụ hoặc trách nhiệm đối với bên nhận bảo lãnh;
- Trong trường hợp giữa các bên đã có thỏa thuận riêng thì bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong những trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Về phạm vi hiệu lực:
- Căn cứ tại điều 336, Bộ luật Dân sự bên bảo lãnh cũng có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh;
- Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên khoản nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp giữa các bên có thỏa thuận khác;
- Các bên có thể thỏa thuận sử dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản để đảm bảo được việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
- Trong trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là những nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm các nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt sự tồn tại của bản thân.
Thời hạn và hình thức của đơn xin bảo lãnh
Căn cứ theo điều 343, Bộ luật Dân sự ban hành năm 2015 quy định bảo lãnh chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
- Nghĩa vụ được bảo lãnh đã chấm dứt;
- Việc bảo lãnh đã được hủy bỏ hoặc là được thay thế bằng các biện pháp đảm bảo khác;
- Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình;
- Bảo lãnh có thể chấm dứt theo thỏa thuận của các bên.
Về mặt hình thức:
- Bảo lãnh và bảo lĩnh đều phải được xác lập thành văn bản.;
- Nếu bảo lãnh là một giao dịch dân sự thì hình thức của đơn xin bảo lãnh thường tồn tại dưới hình thức hợp đồng.
Trách nhiệm pháp lý của mẫu đơn xin bảo lãnh
Căn cứ vào điều 342 của Bộ luật Dân sự được ban hành năm 2015
- Đối với bảo lãnh, trường hợp bên được bảo lãnh không thể thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó;
- Trong trường hợp bên bảo lãnh không thể thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị của nghĩa vụ vi phạm và bên bảo lãnh phải bồi thường thiệt hại;
- Sau khi đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh, thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với bản thân trong phạm vi của nghĩa vụ bảo lãnh đã được thực hiện, trừ những trường hợp 2 bên có thỏa thuận khác.
Câu hỏi liên quan tới đơn xin bảo lãnh thông dụng
1. Bên bảo lãnh phải bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ cho người được bảo lãnh phải không?
Không. Căn cứ tại điều 336, Bộ luật Dân sự bên bảo lãnh cũng có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Chính vì thế tùy thuộc vào bên bảo lãnh có thể bảo lãnh một hay toàn bộ nghĩa vụ như được ghi trong hợp đồng.
>> Tham khảo thêm: Nội dung và phạm vi hiệu lực của đơn xin bảo lãnh.
2. Trường hợp bên bảo lãnh không thể thực hiện nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh thì sao?
Trong trường hợp bên bảo lãnh không thể thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị của nghĩa vụ vi phạm và bên bảo lãnh phải bồi thường thiệt hại.
>> Tham khảo thêm: Trách nhiệm pháp lý của đơn xin bảo lãnh.