spot_img
HomeHành chính - Tư phápBảo lãnh là gì? Phân biệt: Bảo Lãnh và Bảo Lĩnh -...

Bảo lãnh là gì? Phân biệt: Bảo Lãnh và Bảo Lĩnh – có mẫu tải

Đơn xin bảo lĩnh là gì? Đơn xin bảo lãnh là gì? Phân biệt mẫu đơn xin bảo lãnh & đơn xin bảo lĩnh về pháp luật, nội dung, phạm vi, trách nhiệm. Tải đơn miễn phí đơn tại Maudon.net.

Bảo lãnh và đơn xin bảo lãnh là gì?

Bảo lãnh là một khái niệm pháp lý và tài chính mà một bên (thường là một cá nhân hoặc một tổ chức) cam kết sẽ chịu trách nhiệm tài chính hoặc pháp lý cho một bên thứ hai trong trường hợp bên thứ hai không thể hoặc không thực hiện các nghĩa vụ của mình. Bảo lãnh thường xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, bao gồm tài chính, pháp luật, và di trú.

Theo đó đơn xin bảo lãnh là mẫu đơn được viết bởi bên bảo lãnh nhằm mục đích đứng ra đảm bảo cho bên được bảo lãnh để bên bảo lãnh nhận thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh vì một số lý do cá nhân nhất định. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà mỗi đơn xin bảo lãnh sẽ có một nội dung khác nhau, cách trình bày và cách viết khác nhau.

Phan-biet-don-xin-bao-lanh-va-don-xin-bao-linh

Bảo lĩnh và đơn xin bảo lĩnh là gì?

Bảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn với người bị buộc tội trong lĩnh vực tố tụng hình sự, được quyết định bởi Cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền, từ những trình tự, căn cứ và thủ tục dựa theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Theo đó bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế cho biện pháp tạm giam. Căn cứ vào từng tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm đã gây ra cho xã hội và của hành vi phạm tội và nhân thân của bị cáo, bị can, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án đều có quyền quyết định cho họ được bảo lĩnh hay không?

Đơn xin bảo lĩnh là mẫu đơn dùng để bảo lĩnh cho bị can đang thực hiện tạm giam được áp dụng biện pháp tại ngoại do người thân của bị can viết vì một số lý do cá nhân nhất định.

>> Tham khảo: Tải mẫu đơn xin bảo lĩnh bị can.

Phân biệt đơn xin bảo lĩnh và đơn xin bảo lãnh

Do tên gọi cũng như một số hình thức sử dụng của hai mẫu đơn xin bảo lĩnh và đơn xin bảo lãnh khá giống nhau, chính vì thế người dân thường hiểu lầm về tính chất cũng như công dụng của hai mẫu đơn trên.

Dưới đây Maudon.net đã tổng hợp được những điểm khác nhau nhằm phân biệt được hai mẫu đơn xin bảo lãnh và đơn xin bảo lĩnh nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về bản chất và công dụng của hai mẫu đơn này.

1. Sự khác biệt về khái niệm

Căn cứ theo những quy định của pháp luật, đơn xin bảo lãnh là mẫu đơn được viết bởi bên bảo lãnh nhằm mục đích đứng ra đảm bảo cho bên được bảo lãnh để bên bảo lãnh nhận thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh vì một số lý do cá nhân nhất định.

Theo quy định được ban hành, đơn xin bảo lĩnh là một trong các biện pháp ngăn chặn đối với người bị buộc tội trong tố tụng hình sự, dưới sự quyết định bởi những người có thẩm quyền bảo lĩnh, theo những trình tự, căn cứ và thủ tục theo quy định của pháp luật về lĩnh vực tố tụng hình sự.

2. Sự khác biệt về chủ thể và bản chất

Về chủ thể của đơn xin bảo lĩnh và đơn xin bảo lãnh

  • Chủ thể của đơn xin bảo lĩnh là người đứng ra bảo lĩnh và người được bảo lĩnh. Tại đây người được bảo lĩnh, sẽ trực tiếp làm đơn bảo lĩnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi của mình khi làm trái với những quy định đã được đưa ra;
  • Chủ thể của đơn xin bảo lãnh có khác biệt hơn là bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và có xuất hiện thêm chủ thể là bên nhận bảo lãnh.

Về bản chất của đơn xin bảo lĩnh và đơn xin bảo lãnh

  • Bản chất của đơn xin bảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn nhằm mục đích đảm bảo được việc người bảo lĩnh sẽ ngăn chặn những hành vi của người nhận bảo lĩnh sau khi đơn được chấp thuận theo quy định của pháp luật và được sử dụng trong lĩnh vực tố tụng hình sự.
  • Bản chất của đơn xin bảo lãnh là biện pháp nhằm đảm bảo cho người được bảo lãnh thực hiện được các nghĩa vụ của bản thân đối với người nhận bảo lãnh thông qua người bảo lãnh trong nhiều lĩnh vực khác nhau và nhiều phạm trù khác nhau. Đơn xin bảo lãnh được dùng trong lĩnh vực dân sự.

3. Phạm vi của việc bảo lãnh được quy định như thế nào?

Về phạm vi của bảo lãnh được quy định như sau:

Có thể thực hiện việc bảo lãnh một phần hay toàn phần;

Nghĩa vụ bảo lãnh trong vay tiền bao gồm trả toàn bộ những số tiền liên quan trong thỏa thuận;

Trong trường hợp không trả nghĩa vụ bằng tiền thì các bên có thể áp dụng biện pháp trả bằng tài sản.

Su-khac-biet-ve-trach-nhiem-phap-ly-cua-mau-don-xin-bao-lanh-va-don-xin-bao-linh

Tải mẫu đơn xin bảo lãnh phổ biến

Đơn xin bảo lãnh là mẫu đơn được viết bởi bên bảo lãnh nhằm mục đích đứng ra đảm bảo cho bên được bảo lãnh để bên bảo lãnh nhận thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh vì một số lý do cá nhân nhất định.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà mỗi đơn xin bảo lãnh sẽ có một nội dung khác nhau, cách trình bày và cách viết khác nhau. Dưới đây Maudon.net sẽ cung cấp 3 mẫu đơn bảo lãnh thông dụng nhất.

1. Giấy bảo lãnh nhân sự

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------

BẢN CAM KẾT BẢO LÃNH DÂN SỰ

Kính gửi:

Ban Giám đốc Công ty ................

 

Bộ phận Nhân sự - Công ty ..............

 

Hôm nay, ngày ..… tháng ..… năm …… tại ……………………………………………………

Tên tôi là: ……………………………..Số điện thoại liên hệ …………………………………

Số CMND/CCCD:…………………………Ngày cấp ………………….. Nơi cấp ……………………..

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………....

Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………………….……...

Tôi viết đơn này xin được tự nguyện cam kết bảo lãnh cho người thân của tôi để làm công việc ............................................................................. tại Công ty ................

Ông/ bà: …………………………........... Số điện thoại liên hệ ………………….………………

Số CMND/CCCD:…………………………Ngày cấp ………………….. Nơi cấp …………………….……..

Hộ khẩu thường trú:……………….……………………………………………………………….

Có quan hệ với tôi là:………….…………………………………………………………………...

Trong suốt quá trình Ông/bà:………………………….. làm việc tại Công ty cổ phần Giao hàng Tiết kiệm, nếu ông/bà: ……………………………..………….. có phát sinh bất cứ thiệt hại gì cho Công ty và nhân viên Công ty có liên quan đến trách nhiệm dân sự thì phải bồi thường theo quy định của Công ty cũng như quy định của pháp luật.

Trong trường hợp, ông/bà …………………………….. không có khả năng bồi thường hoặc Công ty không liên hệ được để giải quyết sự việc, thì tôi với tư cách là người bảo lãnh sẽ có trách nhiệm đứng ra giải quyết sự việc và chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty đối với toàn bộ những thiệt hại mà ông/bà ………………..….. đã gây ra.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung trong văn bản này là đúng sự thật, nếu có bất cứ điều gì sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Người bảo lãnh

(Ký và ghi rõ họ tên)

…………., ngày ….. tháng……. năm……….

Người được bảo lãnh

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

(*): Chính quyền địa phương chỉ có trách nhiệm xác nhận những cá nhân kê khai ở trên là nhân thân của người lao động và xác nhận chữ ký cam kết bảo lãnh, Không có trách nhiệm giải quyết các phát sinh giữa người lao động và doanh nghiệp (nếu có).

Xác nhận của UBND xã (phường) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú

………………………………………………………………………………….............

…………………………………………………………………………………..............

…………………………………………………………………………………...............

…………………………………………………………………………………................

 

2. Đơn xin bảo lãnh cấp thẻ tạm trú

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

Mẫu (Form) NA7

                                                                       Ban hành kèm theo thông  tư  số 04 /2015/TT-BCA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN BẢO LÃNH CẤP THẺ TẠM TRÚ

Kính gửi:…………………………………..(1)

 

1. Người bảo lãnh:

1- Họ tên: ...................................................................................................................................

2- Giới tính:   Nam      Nữ                     

3- Sinh ngày.......tháng.......năm....................

     4- Địa chỉ thường trú (theo sổ hộ khẩu): ...........................................................................

      - Địa chỉ tạm trú (nếu có).....................................................................................................

      - Điện thoại liên hệ/Email: ..................................................................................................

5- Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu số .......................................................................
6- Nghề nghiệp: ..............................

Nơi làm việc hiện nay: ..............................................

2. Người được bảo lãnh:

Số TT

Họ  tên

(chữ in hoa)

Giới tính

Ngày tháng năm sinh

Quốc tịch

Hộ chiếu số

Quan hệ

(2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Nội dung bảo lãnh:

1- Bảo lãnh cho thân nhân nêu ở Mục II được cấp thẻ tạm trú theo tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú (kèm theo).

2- Tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thật.

Xác nhận (3)
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu)

     Làm tại ……... ngày.......tháng........ năm..........

          Người bảo lãnh (ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

(1) Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, Thành phố nơi thường trú.

(2) Ghi rõ quan hệ với người bảo lãnh

(3) Trưởng/Công an phường, xã nơi người bảo lãnh thường trú xác nhận nội dung tại Mục I.

 

3. Đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày… tháng… năm 20..

 

ĐƠN XIN BẢO LÃNH NHẬP HỘ KHẨU

 

Kính gửi: Công an………………………

Căn cứ……………………………………………………………..

Căn cứ ……………………………………………………………..

Họ và tên:………………………………………………….. Giới tính:………………….

Sinh năm:…………………………………………………………………………………….

Quốc tịch:…………………………………………………………………………………….

CMND/Hộ chiếu/CCCD:………………………………………………………………..

Ngày cấp:………………………………………………….. Nơi cấp:……………………

Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………………..

Số điện thoại:……………………………………………………………………………….

          Tôi và chị ……….. được cấp Giấy chứng nhận kết hôn vào ngày …………………. Chị ……………… sau khi kết hôn sẽ chuyển về nhà tôi tại địa chỉ X để sinh sống.

          Căn cứ theo quy định tại Điều …………..Luật cư trú thì trường hợp vợ về ở với chồng là một trong các điều kiện để được nhập hộ khẩu khi được người có sổ hộ khẩu đồng ý, tôi xin bảo lãnh cho:

Họ và tên:………………………………………………….. Giới tính:………………….

Sinh năm:…………………………………………………………………………………….

Quốc tịch:…………………………………………………………………………………….

CMND/Hộ chiếu/CCCD:………………………………………………………………..

Ngày cấp:………………………………………………….. Nơi cấp:……………………

Số điện thoại:……………………………………………………………………………….

          Tôi đề nghị Công an ………………………..xác nhận việc tôi bảo lãnh cho chị …………………….. nhập hộ khẩu vào nhà tôi tại địa chỉ ………………...

          Kính mong Công an …………………………… xem xét và chấp nhận giải quyết yêu cầu của tôi. Tôi xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nếu có gì sai sót tôi xin chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước pháp luật.

          Tôi xin cảm ơn!

Tài liệu có gửi kèm theo:

- Sổ hộ khẩu (bản sao);

- Chứng minh nhân dân(Bản sao);

- Tờ khai nhân khẩu;

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu;

- Giấy chứng nhận kết hôn

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(ký và ghi họ tên)

 

 

4. Đơn xin bảo lãnh bị can được tại ngoại

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

ĐƠN XIN BẢO LÃNH CHO BỊ CAN ĐƯỢC TẠI NGOẠI

 

Kính gửi: Trưởng công an huyện……………………………

                Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện……..

Người bảo lãnh (tổ chức bảo lãnh):……………………………………

Nghề nghiệp:………………………………………………………….

Địa chỉ:………………………………………………………………..

Tôi là:………(1) …………..quan hệ với………..(2) …………………

Lý do bị bắt:……………………………………………………………

Hiện đang thực hiện biện pháp tạm giam, tạm giữ ở:…………………

Nay tôi làm đơn này gửi đến Cơ quan Cảnh sát điều tra xin được bảo lãnh cho ông/ bà………………… được thay đổi biện pháp từ tạm giam sang tại ngoại vì lý do:

…………………………………………………………………………….

………………………………(3)…………………………………………

…………………………………………………………………………….

Tôi cam kết sau khi………………….. được tại ngoại sẽ:

Cam đoan không cho…………………… rời khỏi nơi cư trú.

Quản lý chặt chẽ, giám sát hành vi của……………………….

Nhắc nhở, giáo dục, tuyên truyền để…………………. hiểu biết hơn về pháp luật và thành khẩn khai báo.

Đảm bảo sẽ đưa…………………… sẽ có mặt đúng thời gian, địa điểm khi có giấy triệu tập.

Tôi xin cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc những nội dung trên, nếu có sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

                                                                           ……….., ngày… tháng … năm … 

                                                                                                                          Người bảo lãnh

                                                                                                                       (Ký và ghi rõ họ tên)

 

5. Mẫu đơn xin bảo lãnh cho người cai nghiện bắt buộc

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————————–

…………., ngày… tháng…. năm…..

ĐƠN XIN BẢO LÃNH NGƯỜI CAI NGHIỆN

 Kính gửi: Trung tâm cai nghiện…………

 Căn cứ Nghị định Số: 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;

Căn cứ…………………………..…;

Tên tôi là:………. Sinh năm:………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số:…… Cấp ngày…./…../…..Nơi cấp:…………………….

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………

Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:………………………………………………………………

Tôi xin trình bày vấn đề sau: ………………………………………………………

Tôi là mẹ của: ………….  Sinh năm:………………………………………………

Chứng minh nhân dân số:…… Cấp ngày…./…../…..Nơi cấp:………………………

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………

Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………………….

Con trai tôi đang cai nghiện tại trung tâm Cai nghiện…………… từ ngày…/…/… đến nay là 02 tháng. Hiện nay, tôi muốn bảo lãnh cho con trai tôi có thể thực hiện việc cai nghiện tại gia đình và chăm sóc cháu tốt hơn.

Do vây, tôi làm đơn này kính đề nghị Trung tâm cai nghiện….. cho tôi được bảo lãnh cho con trai tôi là Nguyễn Văn T được cai nghiện tại gia đình như mong muốn.

Tôi xin cam đoan sẽ thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về bảo lãnh trong quá trình con trai tôi cai nghiện tai nhà.

Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết như đã đề xuất.

Tôi xin cảm ơn!

                                                                                                                      Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Câu hỏi liên quan đến bảo lãnh và bảo lĩnh

1. Thời hạn thực hiện đơn bảo lãnh là bao lâu?

Tùy thuộc vào hoàn cảnh thỏa thuận và nội dung trong hợp đồng mà nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt; bảo lãnh được hủy bỏ hay đã được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; bên bảo lãnh đã thực hiện các nghĩa vụ bảo lãnh.

2. Hình thức của mẫu đơn xin bảo lĩnh và đơn xin bảo lãnh có giống nhau không?

Có. Về mặt hình thức thì cả hai mẫu đơn là đơn xin bảo lĩnh và mẫu đơn xin bảo lãnh đều giống nhau đó là đều được lập thành văn bản và mẫu đơn xin bảo lãnh dùng trong lĩnh vực dân sự.

3. Điểm khác biệt cơ bản nhất của đơn xin bảo lãnh và đơn xin bảo lĩnh là gì?

Điểm khác biệt cơ bản và dễ nhận thấy nhất giữa đơn bảo lãnh và đơn xin bảo lĩnh đó là đơn xin bảo lãnh được dùng trong lĩnh vực dân sự còn đơn xin bảo lĩnh được dùng trong các vụ án tố tụng hình sự.

>> Tham khảo thêm: Phân biệt đơn xin bảo lĩnh và đơn xin bảo lãnh.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Có thể bạn quan tâm ?

Cách viết đơn tình nguyện đi nghĩa vụ công an – tải đơn ngay

Nghĩa vụ công an và đơn xin tự nguyện đi nghĩa vụ công an là gì? Hướng dẫn viết mẫu đơn xin đi nghĩa vụ công an và tải miễn phí mẫu đơn đi nghĩa vụ công an