spot_img
HomeBlogCông chứng là gì? So sánh thủ tục công chứng & chứng...

Công chứng là gì? So sánh thủ tục công chứng & chứng thực

Công chứng là gì? Chứng thực là gì? Công chứng và chứng thực khác nhau như thế nào? Tìm hiểu thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính (sao y bản chính).

Chứng thực là gì? Công chứng là gì?

1. Chứng thực là gì?

Chứng thực là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện việc chứng nhận, xác nhận giấy tờ, thông tin cá nhân, văn bản, chữ ký cá nhân hay một sự việc nào đó… Việc chứng thực không đề cập đến nội dung mà chủ yếu chú trọng về mặt hình thức có thật.

➤ Có 4 hoạt động chứng thực như sau:

  • Cấp bản sao từ sổ gốc: Là việc các tổ chức, cơ quan đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác giống y như nội dung ghi trong sổ gốc;
  • Chứng thực bản sao từ bản chính: Là việc các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính;
  • Chứng thực chữ ký: Là việc các tổ chức, các cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong văn bản, giấy tờ là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
  • Chứng thực hợp đồng và giao dịch: Là việc mà các cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch.

➤ Giấy chứng thực cá nhân có thể hiểu là chứng thực bản sao từ bản chính các loại giấy tờ hay thông tin của cá nhân.

>> Xem thêm: Đơn xin xác nhận danh tính.

2. Công chứng là gì?

Công chứng là việc công chứng viên của 1 tổ chức hàng nghề công chứng, chứng thực, hợp pháp của hợp đồng, giáo dịch dân sự khác bằng văn bản.

Tính chính xác của giấy tờ công chứng là hợp pháp không trái với đạo đức xã hội của bản dịch, từ tiéng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại.

Cong-chung-va-chung-thuc-la-gi

Công chứng và chứng thực khác nhau như thế nào?

Ngoài việc khác nhau về khái niệm, thì công chứng và chứng thực còn khác nhau về bản chất, giá trị pháp lý… Cùng Maudon.net tìm hiểu ngay dưới đây.

1. Về bản chất của công chứng và chứng thực

➤ Công chứng:

  • Đảm bảo phần nội dung của hợp đồng, giao dịch cũng như chú trọng về cả hình thức lẫn nội dung và công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó;
  • Mang tính pháp lý cao hơn.

➤ Chứng thực: Chứng nhận sự việc, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức, không đề cập đến nội dung. 

2. Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực

Công chứng:

  • Văn bản, hồ sơ, tài liệu công chứng có hiệu lực từ ngày được công chứng viên ký tên và đóng con dấu của tổ chức hành nghề công chứng;
  • Các giao dịch, hợp đồng được công chứng sẽ có hiệu lực thi hành đối với những bên liên quan; nếu bên có nghĩa vụ mà không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo pháp luật quy định, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch, hợp đồng có thỏa thuận khác;
  • Giao dịch, hợp đồng được công chứng có giá trị chứng cứ; các tình tiết, sự kiện trong giao dịch, hợp đồng được công chứng không phải chứng minh, trừ các trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu;
  • Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng ngang như giấy tờ, văn bản được dịch.

➤ Chứng thực:

  • Bản sao được chứng thực cấp từ sổ gốc, giấy tờ gốc có giá trị sử dụng được thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Bản sao được chứng thực từ bản chính, giấy tờ chính có giá trị sử dụng được thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có những quy định khác;
  • Chữ ký được chứng thực có giá trị dùng để chứng minh cho người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của tài liệu, giấy tờ, văn bản;
  • Giao dịch, hợp đồng được chứng thực có giá trị để làm chứng cứ chứng minh về thời gian và địa điểm với các bên đã ký kết giao dịch, hợp đồng; ý chí tự nguyện, năng lực hành vi dân sự, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia giao dịch,  hợp đồng.

3. Về cơ sở pháp lý công chứng và chứng thực

Công chứng: Tuân thủ theo Luật Công chứng.

➤ Chứng thực: Áp dụng theo Nghị định 23/2015/NĐCP.

Công chứng là gì? So sánh thủ tục công chứng & chứng thực

Chi tiết thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính 

1. Địa điểm để thực hiện chứng thực

Căn cứ vào Điều 10, Nghị định số 23 năm 2015 của Chính phủ quy định về địa điểm chứng thực như sau:

  • Việc chứng thực cần được thực hiện tại trụ sở của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ những trường hợp như chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực di chúc, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, sức khỏe yếu, không thể đi lại được hay đang bị tạm giam, tạm giữ, thi hành án phạt tù hoặc có các lý do chính đáng khác.
  • Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm nơi chứng thực; nếu chứng thực ngoài trụ sở phải ghi cụ thể thời gian (giờ, phút) chứng thực.
  • Các cơ quan, tổ chức thực hiện việc chứng thực cần phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực cho các ngày làm việc trong tuần.

>> Tham khảo: Cơ quan thẩm quyền thực hiện hoạt động chứng thực.

2. Ngôn ngữ dùng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch

Căn cứ vào Điều 11 Nghị định số 23 năm 2015 của Chính phủ quy định về tiếng nói và chữ viết dùng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:

  • Ngôn ngữ gồm tiếng nói và chữ viết dùng trong chứng thực giao dịch và hợp đồng là tiếng Việt;
  • Nếu người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì cần phải có người phiên dịch.

 Công chứng là gì? So sánh thủ tục công chứng & chứng thực

3. Trình tự thực hiện thủ tục chứng thực chi tiết 

➤ Người yêu cầu chứng thực cần phải thực hiện việc xuất trình bản chính văn bản, giấy tờ làm cơ sở để chứng thực bản sao.

➤ Nếu người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình mỗi bản chính thì tổ chức, cơ quan tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức đó không có phương tiện để chụp.

➤ Người thực hiện việc chứng thực sẽ kiểm tra bản chính và đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính. Các bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc những trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng để làm cơ sở để chứng thực bản sao thì thực hiện chứng thực như sau:

  • Viết đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;
  • Ký và ghi rõ họ tên sau đó đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

➤ Đối với bản sao có từ 2 trang trở lên thì cần ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 2 tờ trở lên thì cần phải đóng dấu giáp lai.

➤ Mỗi bản sao cần được chứng thực từ một bản chính của giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính văn bản, giấy tờ trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.

➤ Người yêu cầu chứng thực được nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

Câu hỏi liên quan đến chứng thực và công chứng

1. Bản sao công chứng và có chứng thực là gì?

➤ Chứng thực là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện việc chứng nhận, xác nhận giấy tờ, thông tin cá nhân, văn bản, chữ ký cá nhân hay một sự việc nào đó… Việc chứng thực không đề cập đến nội dung mà chủ yếu chú trọng về mặt hình thức có thật. Chứng thực bản sao từ bản chính là việc các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 23 năm 2015 của Chính phủ căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính;

➤ Còn bản sao công chứng là chứng nhận tính xác thực và tính hợp pháp của những hợp đồng hay giao dịch dân sự khác bằng văn bản. Tính hợp pháp, tính chính xác, sự việc không trái đạo đức xã hội của những bản dịch giấy tờ hay văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài theo quy định pháp luật bắt phải công chứng hoặc các tổ chức, cá nhân tự nguyện yêu cầu công chứng.

2. Chứng thực chữ ký, giấy tờ là gì?

Chứng thực chữ ký, giấy tờ là việc các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?