spot_img
HomeHành chính - Tư phápĐơn xin bảo lĩnh là gì? Cách viết và tải mẫu đơn...

Đơn xin bảo lĩnh là gì? Cách viết và tải mẫu đơn xin bảo lĩnh

Bảo lĩnh, đơn xin bảo lĩnh là gì? Hướng dẫn cách viết đơn xin bảo lĩnh, tải mẫu đơn xin bảo lĩnh mới nhất. Tìm hiểu hình thức và trách nhiệm của đơn xin bảo lĩnh.

Đơn xin bảo lĩnh là gì?

Bảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn thay thế cho biện pháp tạm giam. Căn cứ vào từng tính chất, mức độ nguy hiểm mà tội phạm gây ra cho xã hội, hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo mà Cơ quan điều tra/Viện kiểm sát/Tòa án có quyền quyết định cho họ được bảo lĩnh. Khác với đơn xin bảo lãnh trong lĩnh vực dân sự, đơn xin bảo lĩnh được áp dụng trong lĩnh vực tố tụng hình sự.

Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện thích hợp để có thể quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người.

Đơn xin bảo lĩnh là mẫu đơn dùng để bảo lĩnh cho bị can đang bị tạm giam được áp dụng biện pháp tại ngoại vì một số lý do cá nhân nhất định.

Dưới đây là mẫu đơn xin bảo lĩnh cho bị can tại ngoại mới nhất mà Maudon.net sưu tầm nhằm giúp cho những ai quan tâm tới mẫu đơn xin bảo lĩnh có thể tải về miễn phí.

Mau-don-xin-bao-linh

Tải mẫu đơn xin bảo lĩnh cho bị can được tại ngoại

Mẫu đơn xin bảo lĩnh cho bị can được tại ngoại là mẫu đơn được người nhà bị can viết nhằm mục đích xin cơ quan chức năng cho phép bị can được chuyển từ biện pháp tạm giam thành tại ngoại vì một số lý do cá nhân.

Trong đơn bao gồm những thông tin về bị can, vụ án, lời hứa thực hiện theo quy định của pháp luật của người làm đơn đối với bị can trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo trật tự xã hội sau khi bị can được tại ngoại.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------

……….., ngày ……tháng……..năm…….

ĐƠN XIN BẢO LĨNH CHO BỊ CAN ĐANG BỊ GIAM GIỮ ĐƯỢC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠI NGOẠI

Kính gửi: - Trưởng Công an Quận …
- Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân quận …..

Tôi (Tổ chức) bảo lĩnh: ...................................

Nghề nghiệp:.....................................................

Trú tại:...............................................................

Chúng tôi là (quan hệ) với …......................(tên người bị bắt, ngày tháng năm sinh)

Nêu lý do bị bắt:…............................................

Hiện đang tạm giam/tạm giữ ở đâu:…..............

Nay gia đình tôi làm đơn này kính gửi tới Cơ quan điều tra xin được bảo lĩnh cho …................ được thay đổi biện pháp ngăn chặn từ Tạm giam sang hình thức Tại ngoại vì một số lý do sau:

Trình bày một số lý do: Nhân thân, sức khỏe, vi phạm lần đầu hay không, là lao động chính….....................

Gia đình/Tổ chức chúng tôi xin cam kết sau khi anh ………………. được tại ngoại sẽ:…………………………………………………………………………………….

- Cam đoan không cho anh ……………… đi khỏi nơi cư trú: Giám sát, quản lý mọi hành vi, sinh hoạt của anh …………………..;

- Thường xuyên nhắc nhở, giáo dục anh ………………. hiểu biết pháp luật và khai báo thành khẩn.;

- Đảm bảo anh ……………………. sẽ có mặt theo đúng thời gian, địa điểm ghi tron giấy triệu tập mà các cơ quan chức năng ấn định, chấp hành đầy đủ những quy định về tố tụng của pháp luật.

Gia đình/Tổ chức chúng tôi cũng xin cam kết với cơ quan công an là sẽ quản lý, giám sát anh ……………………. thường xuyên. Nếu sai chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam và trách nhiệm trước pháp luật.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ!

  Gia đình (Cơ quan, tổ chức bảo lĩnh)
  (Ký và ghi đầy đủ họ tên)

Hướng dẫn viết đơn xin bảo lĩnh bị can

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ ghi rõ như các mẫu văn bản hành chính khác không được để sai lỗi chính tả;
  • Ngày làm đơn: Ghi rõ ngày, tháng, năm làm đơn xin bảo lãnh cho người bị tạm giam;
  • Tên đơn: Trong tên đơn có thể ghi là đơn xin bảo lĩnh, mẫu đơn xin bảo lãnh tại ngoại, mẫu đơn xin bảo lãnh người bị tạm giam…;
  • Phần kính gửi: Phần này ghi rõ tên đơn vị nhận đơn bảo lĩnh ở đây là: Trưởng Công an quận. Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân quận…;
  • Tôi (Tổ chức) bảo lĩnh: Ghi rõ tên của người thực hiện bảo lĩnh cũng tức là người làm đơn;
  • Nghề nghiệp: Ghi rõ nghề nghiệp của người làm đơn;
  • Nơi ở hiện nay: Ghi cụ thể nơi ở hiện nay của người làm đơn xin bảo lĩnh;
  • Chúng tôi là (quan hệ) với (tên bị can và ghi thêm ngày tháng năm sinh của bị can);
  • Nêu lý do bị bắt của bị can;
  • Hiện đang tạm giam/tạm giữ ở (ghi rõ nơi tạm giữ bị can hiện tại).

Sau khi hoàn thành các thông tin trên người làm đơn ghi thêm:

Nay gia đình tôi làm đơn này kính gửi tới Cơ quan điều tra với mục đích có thể xin được bảo lĩnh cho (họ và tên của bị can) có thể được thay đổi biện pháp ngăn chặn từ đang tạm giam chuyển sang hình thức tại ngoại vì một số lý do sau…

(Người làm đơn bảo lĩnh trình bày một số lý do: Về thân thân, sức khỏe, vi phạm lần đầu nếu có, là lao động chính…).

Đơn xin bảo lĩnh là gì? Cách viết và tải mẫu đơn xin bảo lĩnh

Ví dụ: Anh của tôi – Anh Phạm Văn M là lao động chính trong gia đình. Sức khỏe của bản thân tôi yếu, công việc hiện đang làm không đủ để nuôi mẹ và trang trải cho gia đình. hai anh em tôi cũng chỉ có mỗi mẹ đã già yếu, không còn khả năng lao động.

Ngoài số tiền để sinh hoạt ăn uống trong gia đình, gia đình tôi còn mua thuốc cho mẹ nay đã nhiều căn bệnh vì tuổi đã cao. Anh M cũng chỉ mới vi phạm lần đầu tiên, nên kính mong Cơ quan điều tra xem xét cho anh trai của tôi được tại ngoại.

Gia đình chúng tôi xin cam kết sau khi anh Phạm Văn M được tại ngoại sẽ:

  • Cam đoan không cho anh Phạm Văn M đi khỏi nơi cư trú: Giám sát, quản lý mọi hành vi, sinh hoạt của anh Phạm Văn M;
  • Thường xuyên nhắc nhở, giáo dục anh Phạm Văn M hiểu biết pháp luật và khai báo thành khẩn;
  • Đảm bảo anh Phạm Văn M sẽ có mặt theo đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong giấy triệu tập mà các Cơ quan chức năng đã ấn định và xin hứa chấp hành đầy đủ những quy định về tố tụng của pháp luật.

Người làm đơn viết rõ lời cam kết:

  • Gia đình chúng tôi cũng xin cam kết với Cơ quan Công an: Sẽ quản lý, giám sát anh Phạm Văn M thường xuyên; 
  • Nếu làm sai chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam và trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam.

Cuối cùng là lời chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Cơ quan Công an.

Người làm đơn ký và ghi rõ họ và tên.

Trên đây là toàn bộ nội dung của một mẫu đơn bảo lĩnh cho bị can tại ngoại. Việc viết mẫu đơn không hề khó tuy nhiên khi viết cần chú ý giọng văn rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả, thể hiện được sự tôn trọng cho người nhận đơn.

Đặc biệt là phần lý do viết đơn, lời cam kết và lời cảm ơn phải dùng giọng văn thật nhẹ nhàng, không thể hiện thái độ khó chịu và phải trình bày thật trung thực về hoàn cảnh gia đình.

Hình thức, trách nhiệm pháp lý của đơn xin bảo lĩnh trong tố tụng hình sự

Về mặt hình thức:

  • Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự chính vì thế các hồ sơ, trình tự, thủ tục sẽ được thực hiện theo quy định của Luật tố tụng hình sự đã được ban hành;
  • Các Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh và bị can hay bị cáo được bảo lĩnh bắt buộc phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ theo những quy định của pháp luật.

Về trách nhiệm pháp lý:

  • Đối với biện pháp bảo lĩnh, nếu người được bảo lĩnh (bị can, bị cáo) vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì bị tạm giam;
  • Các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.

Hinh-thuc-va-trach-nhiem-phap-ly-cua-don-xin-bao-linh

Sự khác biệt giữa bảo lĩnh và bảo lãnh

Đa phần mọi người thường xuyên nhầm lẫn giữa bảo lĩnh và bảo lãnh dưới đây là một số điểm khác nhau giữa bảo lĩnh và bảo lãnh:

1. Về trách nhiệm pháp lý

  • Xét về điểm giống nhau thì “bảo lãnh” và “bảo lĩnh” đều có thể hiểu là những biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện những nghĩa vụ nhất định.;
  • Xét về bản chất pháp lý, “bảo lãnh” là một giao dịch dân sự, một biện pháp bảo thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự, còn bảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn được dùng trong tố tụng hình sự, bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện các nghĩa vụ tố tụng của mình trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

2. Xét về thời hạn

  • Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt; việc bảo lãnh được hủy bỏ hay được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; chấm dứt theo thỏa thuận của các bên;
  • Thời hạn bảo lĩnh không được phép quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Thời hạn bảo lĩnh đối với những người bị kết án phạt tù không được phép quá thời hạn kể từ khi Tòa tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù”.

Trên đây là một số sự khác nhau giữa bảo lĩnh và bảo lãnh ngoài những đặc điểm trên còn rất nhiều sự khác nhau giữa đơn xin bảo lãnh và đơn xin bảo lĩnh.

>> Tham khảo: Phân biệt đơn xin bảo lĩnh và đơn xin bảo lãnh.

Một số câu hỏi liên quan đế đơn xin bảo lĩnh

1. Nộp đơn xin bảo lĩnh cho ai?

Người làm đơn xin bảo lĩnh sau khi hoàn thành đơn sẽ gửi đơn cho đơn vị nhận đơn bảo lĩnh ở đây là: Trưởng Công an quận. Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân quận nơi tiến hành xét xử vụ án của bị can đó.
2. Khi viết đơn xin bảo lĩnh cần chú ý những gì?

khi viết đơn xin bảo lĩnh cần chú ý giọng văn rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả, thể hiện được sự tôn trọng cho người nhận đơn. Đặc biệt là phần lý do viết đơn, lời cam kết và lời cảm ơn phải dùng giọng văn nhẹ nhàng, không thể hiện thái độ khó chịu và phải trình bày thật trung thực về hoàn cảnh gia đình.

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn viết mẫu đơn xin bảo lĩnh.

3. Những ai có thể nhận bảo lĩnh cho bị can?

Cá nhân là người có đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện thích hợp để có thể quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Có thể bạn quan tâm ?

Cách viết đơn tình nguyện đi nghĩa vụ công an – tải đơn ngay

Nghĩa vụ công an và đơn xin tự nguyện đi nghĩa vụ công an là gì? Hướng dẫn viết mẫu đơn xin đi nghĩa vụ công an và tải miễn phí mẫu đơn đi nghĩa vụ công an