spot_img
HomeViệc làm - Nhân sựMẫu Hợp Đồng Đào Tạo, Dạy nghề Nail mới nhất - Có...

Mẫu Hợp Đồng Đào Tạo, Dạy nghề Nail mới nhất – Có file tải

Ngày nay, có nhiều thanh thiếu niên tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp thông qua việc chọn lựa học nghề, nhằm phát triển kỹ năng và tạo nguồn thu nhập từ lĩnh vực mình chọn. Trong số những ngành nghề thu hút sự chú ý trong thời gian gần đây, không thể không nhắc đến nghề làm nail.

Nhu cầu làm đẹp ngày càng được phái nữ chú ý hơn đi kèm theo đó là sự phát triển của dịch vụ làm nail, móng nên không khó hiểu khi nhiều người theo học nghề này. Để đảm bảo sự công bằng trong quá trình đào tạo, việc sử dụng một mẫu hợp đồng đào tạo nghề nail là cần thiết.

Hãy cùng Maudon.net tìm hiểu thêm về mẫu hợp đồng đào tạo học viên nail và các thông tin quan trọng xoay quanh nó nhé!

Hợp đồng đào tạo nghề nail là gì?

Theo quy định pháp luật về tại Điều 61 Bộ luật Lao động 2012, khi tham gia học nghề tại các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề thì người tham gia và trung tâm đào tạo cần phải thỏa thuận ký kết hợp đồng đào tạo nghề. 

Mẫu Hợp Đồng Đào Tạo, Dạy nghề Nail mới nhất - Có file tải

Hợp đồng đào tạo nghề nail là một hợp đồng mà các bên tham gia, bao gồm người học và trung tâm đào tạo, cam kết tuân thủ các điều khoản và điều kiện liên quan đến quá trình đào tạo nghề nail. Hợp đồng này thường ghi rõ về nội dung chương trình học, thời gian đào tạo, chi phí, quyền lợi và trách nhiệm của cả 2 bên.

Trong hợp đồng đào tạo nghề nail, thông tin về chương trình học sẽ được mô tả chi tiết, bao gồm các kỹ năng cần học, thời lượng của khóa học và phương pháp đánh giá kết quả học tập.

Ngoài ra, hợp đồng cũng sẽ nêu rõ về chi phí của khóa học, bao gồm học phí, sách vở và các khoản phí khác nếu có. Hợp đồng đào tạo nghề nail sẽ có 2 bản, mỗi chủ thể ký kết giữ 1 bản.

Mẫu hợp đồng dạy nghề nail mới nhất

Tải mẫu hợp đồng đào tạo nghề nail tại Maudon.net.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------***-------

 

HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ NAILS

Số: ……………

 

Căn cứ Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH quy định về Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký (2)…………… số ...................... của ............................ do ………….. cấp;

Căn cứ (3) cơ cấu tổ chức và Quy chế Công ty ........................................;

Căn cứ (4) Quy chế Trung tâm dạy nghề ..................................................;

Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm ……, tại (5)……………………….., chúng tôi gồm:

Bên dạy nghề (6): …………………..…………………………………….…..

Đại diện: …………………….…………………….…………………….……...

Chức vụ: …………………….…………………….………………………..….   

Địa chỉ: …………………….…………………….…………..….………………   

Điện thoại: …………….……………………. Fax: ..…………………………..

Mã số thuế: …………………….…………………….…………….…………...

Tài khoản số: ………………………. Tại Ngân hàng:…….……….…………

Bên học nghề (7): ………………………………………..……………………

Sinh ngày:………………………………………………….…………………..

Trình độ văn hoá: …………………….…………………….………………...

Hộ khẩu thường trú: ………………..………….…………………….……….

Nơi ở hiện tại: …………………….………………………………….………..

Giấy tạm trú (8) số ………...….. Ngày cấp: ….………. Nơi cấp:……………

Số CMND: ……………. Ngày cấp ......……….……Nơi cấp:………………

Điện thoại: ……………………………………………...………….……………

Thoả thuận ký kết Hợp đồng đào tạo nghề và cam kết làm đúng các điều khoản dưới đây:

Điều 1. Nghề đào tạo

Loại nghề: …………………………………….

Thời gian đào tạo: Từ ngày…../…../……đến ngày…../…../……

Tương đương: ……. tuần; …….. giờ.

Địa điểm: ………………………………………………………………………..

Điều 2. Chế độ học nghề

  1. Thời gian học trong ngày:

- Sáng: từ ……… đến …….

- Chiều: từ …….. đến ………

- Tối: từ ………. đến ……….

  1. Chế độ nghỉ ngày chủ nhật và tất cả các ngày Lễ Tết theo quy định của Nhà nước.
  2. Học viên được cấp phát:

- Thẻ học viên;

- Tài liệu học tập Đại cương và chuyên ngành.

  1. Người học được học trong điều kiện an toàn và vệ sinh theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Chi phí đào tạo (9)

Tổng chi phí đào tạo nghề là ........................................................... đồng.

(Bằng chữ:..................................................................................... đồng)

Bao gồm các khoản:……………………………………………………………

Phương thức thanh toán (10): ………………………………………………….

Điều 4. Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo

Trường hợp bên dạy nghè vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo cho bên học nghề.

Điều 5. Sau đào tạo

Người học nghề được cấp chứng chỉ (nếu có): ……………………………

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề, người học nghề cam kết làm việc cho công ty với thời hạn ….…………………….. năm.

Điều 6. Quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của bên học nghề

  1. Quyền hạn
  2. a) Học viên có quyền đề xuất, đóng góp ý kiến xây dựng để đảm bảo quyền lợi cho mình.
  3. b) Người nhập học hoặc đang học nếu vì lý do chính đáng mà chưa tham gia học hoặc phải ngừng học thì được xem xét để bảo lưu và học lại (Thời gian bảo lưu không quá …….tháng).
  4. Nghĩa vụ
  5. a) Người học phải làm đầy đủ thủ tục nhập học và đóng học phí theo quy định mới được vào học.
  6. b) Trong quá trình học, tuyệt đối chấp hành nội quy của lớp học, quy chế của Trung tâm/Công ty và quy định của pháp luật. Nếu vi phạm phải bồi thường toàn bộ chi phí của khoá học và những tổn thất gây ra, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  7. Quyền lợi
  8. a) Người học được học lý thuyết và thực hành đảm bảo đủ thời gian và chất lượng theo chương trình của Trung tâm/Công ty đã đề ra.
  9. b) Người học được kiểm tra trình độ lý thuyết, tay nghề và được cấp chứng chỉ theo quy định. Những học viên có kết quả học tập tốt có nguyện vọng sẽ được tiếp tục đăng ký học các lớp nâng cao.
  10. c) Trong thời gian học nghề để làm việc cho doanh nghiệp, nếu người học trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được trả lương theo mức theo quy chế của Công ty.

Điều 7. Quyền hạn và nghĩa vụ của bên dạy nghề

  1. Quyền hạn
  2. a) Trung tâm/Công ty có quyền điều chuyển người học giữa các lớp và thay đổi, tạm hoãn, kỷ luật và chấm dứt hợp đồng với các trường hợp người học vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.
  3. b) Học viên được hoặc phải chấm dứt Hợp đồng đào tạo nghề trước thời hạn trong các trường hợp (có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và có căn cứ rõ ràng):

- Đi nghĩa vụ quân sự;

- Vì lý do sức khoẻ;

- Vi phạm quy định của Nhà nước và quy chế của Trung tâm/Công ty.

  1. Nghĩa vụ

Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề để người học đạt hiệu quả, bảo đảm theo hợp đồng đã ký.

Điều 8 Điều khoản chung

  1. Những thoả thuận khác:

Hợp đồng đào tạo nghề có hiệu lực từ ngày.......tháng.......năm........và mặc nhiên được thanh lý khi hai bên hoàn thành nghĩa vụ đối với nhau.

Hợp đồng này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …… bản./.

 

BÊN HỌC NGHỀ

(Ký, ghi rõ họ tên)

BÊN DẠY NGHỀ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

Hướng dẫn soạn thảo Hợp đồng đào tạo nghề

(1) Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

(2) Có 02 trường hợp:

- Nếu là trung tâm dạy nghề: Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số ...................................... của Trung tâm dạy nghề .....................do sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh ..…….. cấp;

- Nếu là doanh nghiệp dạy nghề cho người lao động để làm việc cho mình: Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ...................... của Công ty .......................do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh……..….. cấp.

(3) (4) Lựa chọn một trong hai mục này.

(5) (6) Tên trung tâm dạy nghề hoặc công ty.

(7) Người học nghề, tập nghề phải đủ 14 tuổi và có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề nhất định.

(8) Mục này có thể bỏ qua nếu người lao động có nơi đăng ký thường trú trùng với nơi ở hiện tại.

(9) Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Trường hợp người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không được thu học phí.

(10) Phương thức thanh toán: thanh toán một lần/thanh toán thành các đợt; chuyển khoản/tiền mặt.

Tại sao nên có hợp đồng đào tạo học viên nghề nail?

Trước kia chưa có việc ký kết hợp đồng đào tạo nghề mà chỉ đơn giản là sự thỏa thuận bằng lời giữa hai bên. Nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại và kinh doanh, đặc biệt trong giới doanh nhân, việc dựa vào lời nói suông đã trở nên không còn đáng tin cậy, các điều khoản chỉ thỏa thuận miệng dẫn đến tình trạng học viên có thể bị chèn ép.

Do đó, hợp đồng giấy đã được tạo ra nhằm mục đích ghi chép các cam kết một cách chi tiết, nhằm ngăn chặn sự lừa dối và phản bội trong quá trình giao dịch.

Hợp đồng đào tạo nghề nails

Phần quan trọng không nên bỏ qua chính là những cam kết về chi phí. Thông qua việc đặc định rõ thời gian học và chi phí phải trả, người học có cái nhìn tổng thể về cam kết của mình và có thể tự tin hơn trong quá trình học.

Vấn đề tiền nong luôn không thể xem nhẹ và khoản học phí cho nghề nail cũng không phải rẻ, đó là lý do chúng ta cần thận trọng với các chi phí trong thời gian đào tạo.

Hợp đồng cũng có thể đi sâu vào điều kiện và quy định của quá trình thực tập, nếu có, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng kiến thức đã học trong môi trường thực tế. Nó cũng có thể chứa đựng cam kết hỗ trợ nghề nghiệp sau khi hoàn thành khóa học, làm cho quá trình chuyển giao vào thị trường làm việc trở nên đỡ vất vả hơn cho học viên, nhất là trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay.

Hơn nữa, hợp đồng dạy nghề nail là một minh chứng quan trọng để đảm bảo đôi bên tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc đào tạo nghề, là cơ sở hữu ích để bảo vệ quyền lợi của các bên.

Nội dung cơ bản trong hợp đồng dạy nghề nail

  • Chuyên môn hoặc kỹ năng nghề được đào tạo;
  • Địa điểm thực hiện khóa học;
  • Khoảng thời gian để hoàn thành khóa học;
  • Học phí và cách thức thanh toán;
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
  • Quy định về việc thanh lý hợp đồng;
  • Các điều khoản khác không trái với pháp luật và đạo đức xã hội.

Ngoài ra, mỗi trung tâm, trường đào tạo có thể có những điều khoản riêng biệt phù hợp với chính sách và mục tiêu của họ.

Quyền, nghĩa vụ học viên trong hợp đồng dạy nghề nail

Quyền hạn của học viên

  • Học viên được khuyến khích đề xuất và góp ý để đảm bảo quyền lợi cá nhân;
  • Người nhập học hoặc đang học, nếu có lý do chính đáng, có thể xem xét bảo lưu và học lại, với thời gian bảo lưu không vượt quá số tháng mà cơ sở quy định…

Nghĩa vụ học viên nên thực hiện

  • Học viên cần thực hiện đầy đủ thủ tục nhập học và thanh toán học phí theo quy định để được vào học;
  • Trong quá trình học, học viên phải tôn trọng nội quy của lớp học, quy chế của Trung tâm/Công ty, và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Vi phạm có thể đồng nghĩa với trách nhiệm bồi thường chi phí toàn bộ khoá học và mọi tổn thất, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Quyền lợi học viên nhận được

  • Học viên được đảm bảo thời gian và chất lượng học lý thuyết và thực hành theo chương trình của Trung tâm/Công ty;
  • Người học sẽ được kiểm tra về trình độ lý thuyết và kỹ năng thực hành, nhận chứng chỉ theo quy định. Các học viên xuất sắc có thể đăng ký tham gia các lớp nâng cao;
  • Trong thời gian học nghề và làm việc cho doanh nghiệp, nếu học viên tham gia trực tiếp hoặc làm việc để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, họ sẽ được trả lương theo quy định của Công ty.

Quyền, nghĩa vụ trung tâm đào tạo trong mẫu hợp đồng dạy nghề

Phía đào tạo nghề nail

Trung tâm/Công ty giữ quyền điều chuyển học viên giữa các lớp học và có thể thực hiện các biện pháp như thay đổi, tạm hoãn, kỷ luật, và chấm dứt hợp đồng đào tạo với những trường hợp học viên vi phạm các điều khoản theo quy định của pháp luật.

Chấp nhận cho học viên chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề trước thời hạn trong các trường hợp sau đây (với điều kiện có đầy đủ giấy tờ pháp lý và căn cứ rõ ràng):

  •  Nghĩa vụ quân sự;
  •  Vấn đề liên quan đến sức khỏe.;
  •  Vi phạm các quy định của Nhà nước và các quy chế của Trung tâm/Công ty.

Nghĩa vụ của cơ sở dạy nghề

Cam kết thực hiện đầy đủ các điều kiện cần thiết được mô tả trong hợp đồng đào tạo nghề để đạt được hiệu quả, đồng thời đảm bảo tuân thủ theo các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng.

Các lưu ý khi ký hợp đồng đào tạo nghề nail

  • Đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu toàn bộ nội dung và các mục tiêu được ghi trong hợp đồng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với trung tâm đào tạo;
  • Hãy kiểm tra cẩn thận các phần quan trọng trong hợp đồng và đọc kỹ các mục quan trọng như: quyền lợi, học phí, thời gian đào tạo, cam kết đào tạo, trách nhiệm của cả hai bên…;
  • Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn, hãy mang người thân hoặc bạn bè đi cùng khi ký hợp đồng;
  • Đảm bảo rằng bản hợp đồng bạn giữ và bản mà trung tâm đào tạo giữ là hoàn toàn giống nhau (bạn nên giữ bản gốc, bản mà bạn đã đọc);
  • Cuối cùng, hãy giữ kỹ hợp đồng cho đến khi khóa học nail của bạn kết thúc.

Các câu hỏi liên quan đến mẫu hợp đồng đào tạo nghề nail

1. Hợp đồng đào tạo nghề nail là gì?

Hợp đồng đào tạo nghề nail là thỏa thuận giữa trung tâm đào tạo và học viên, bao gồm các điều khoản được cả hai bên chấp nhận. Hợp đồng cần nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên.

2. Có cần phải ký hợp đồng đào tạo không?

Tất nhiên là có, bạn nên ký hợp đồng và nếu bên đào tạo không cung cấp thì bạn cũng nên yêu cầu 1 bản hợp đồng.

Hợp đồng đào tạo đảm bảo các quyền lợi của bạn và được pháp luật bảo hộ, thứ mà nếu thỏa thuận bằng miệng sẽ không có được, nó bảo vệ bạn nếu có tình trạng gian dối, vi phạm xảy ra.

3. Học viên có nghĩa vụ gì khi ký kết hợp đồng?

Học viên phải chấp hành đúng các điều khoản trong hợp đồng, bao gồm đóng học phí đúng hẹn và không vi phạm các quy định do phía đào tạo đưa ra.

4. Nên tham khảo hợp đồng đào tạo nghề nail ở đâu?

Tham khảo ngay mẫu hợp đồng đào tạo nghề nail tại Maudon.net.

>> Tải hợp đồng đào tạo nghề nail – Mới nhất!

Trên đây là phần hỗ trợ từ Maudon.net với các thông tin về hợp đồng đào tạo nghề nail và các thông tin quan trọng liên quan. Mọi thắc mắc về các loại tờ khai bạn có thể liên hệ Maudon.net để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất. 

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?