spot_img
HomeĐầu tư - Kinh doanhDownload mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nội địa

Download mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nội địa

Hợp đồng mua bán hàng hoá là văn bản pháp lý cần thiết trong quá trình mua bán, chuyển giao quyền sở hữu nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp giữa các bên liên quan. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về nó trong phần bài viết dưới đây nhé!

Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì?

Luật Thương mại năm 2005 quy định là hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên liên quan, trong đó bên bán hàng có nghĩa vụ trao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, và bên mua có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng cùng quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

Nói một cách đơn giản, hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận pháp lý giữa bên bán và bên mua, là cơ sở để xác định các điều kiện và quyền lợi liên quan đến việc mua bán hàng hóa. Hợp đồng này bao gồm các điều khoản như sản phẩm cần mua, giá cả, điều kiện thanh toán, thời gian giao hàng, và điều khoản hủy bỏ hợp đồng…

Tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: hợp đồng mua bán trực tiếp, qua điện thoại, qua thư tín, qua internet hoặc qua các phương tiện truyền thông khác.

Trong hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua được xác định cụ thể, do đó các điều khoản hợp đồng cần được thỏa thuận rõ ràng và minh bạch.

Hợp đồng này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của cả hai bên, nếu bất cứ bên nào vi phạm các điều khoản trong hợp đồng thì phải thực hiện việc đền bù. Nhờ có hợp đồng mua bán hàng hóa, môi trường kinh doanh trở nên ổn định và đáng tin cậy hơn.

>> Xem thêm: Mẫu biên bản đặt cọc mua bán hàng hóa.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Download mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa file word

1. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa này áp dụng cho các loại hợp đồng:

  • Hợp đồng mua bán quốc tế (hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế);
  • Hợp đồng mua bán nội địa;
  • Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa cá nhân;
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty…
Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__________________

 

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA[1]

Số:…/2024/HĐMB

 

          - Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;

            - Căn cứ Luật Thương mại 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 05/2017/QH14 và Luật số 44/2019/QH14);

            - Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên.

 

Hôm nay, ngày…tháng…năm 2024, tại địa chỉ[2]:................................................................................................

Chúng tôi, gồm có:

BÊN BÁN (Bên A)

Tên doanh nghiệp:................................................................................................

Mã số doanh nghiệp:................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:................................................................................................

Người đại diện theo pháp luật[3]: …………………………………Chức danh[4]:................................................................................................

CMND/CCCD/Hộ chiếu số[5]: ……………………cấp ngày……………nơi cấp................................................................................................

Số điện thoại: …………………………………Fax:................................................................................................

Tài khoản ngân hàng số[6]: ……………………….Mở tại ngân hàng:................................................................................................

BÊN MUA (Bên B)

Tên doanh nghiệp:................................................................................................

Mã số doanh nghiệp:................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:................................................................................................

Người đại diện theo pháp luật[7]: …………………………………Chức danh[8]:................................................................................................

CMND/CCCD/Hộ chiếu số[9]: ……………………cấp ngày……………nơi cấp................................................................................................

Số điện thoại:…………………………………Fax:................................................................................................

Tài khoản ngân hàng số[10]:……………………….Mở tại ngân hàng:................................................................................................

Trên cơ sở thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với các điều khoản như sau:

Điều 1: Tên hàng hóa, số lượng, chất lượng, giá trị hợp đồng

Bên A bán cho bên B hàng hóa sau đây:

STT

Tên hàng hóa

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá[11]

Thành tiền[12]

(VNĐ đồng)

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng[13]: ………………………………………………………

Bằng chữ:[14]………………………………………………………

Điều 2. Thanh toán

  1. Bên B phải thanh toán cho Bên A số tiền ghi tại Điều 1 của Hợp đồng này vào ngày…tháng…năm…
  2. Bên B thanh toán cho Bên A theo hình thức[15]................................................................................................

Điều 3. Thời gian, địa điểm, phương thức giao hàng

  1. Bên A giao hàng cho bên B theo lịch sau:

STT

Tên hàng hóa

Đơn vị

Số lượng

Thời gian giao hàng

Địa điểm giao hàng

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên ……chịu. Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc………).
  2. Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là … đồng/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
  3. Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).
  4. Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về nhập kho mới phát hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (…………………….) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn …ngày tính từ khi lập biên bản. Sau … ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì thì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.
  5. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ: Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua; Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.

Điều 4. Trách nhiệm của các bên

  1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó.
  2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật Thương mại 2005, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro.
  3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.
  4. Bên mua có trách nhiệm thanh toán và nhận hàng theo đúng thời gian đã thỏa thuận.

Điều 5. Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa

  1. Bên A có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng……cho bên mua trong thời gian là…………tháng.
  2. Bên A phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần).

Điều 6. Ngưng thanh toán tiền mua hàng

Việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau:

  1. Bên B có bằng chứng về việc bên A lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán.
  2. Bên B có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết.
  3. Bên B có bằng chứng về việc bên A đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên A đã khắc phục sự không phù hợp đó.
  4. Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà bằng chứng do bên B đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên A thì bên B phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng

  1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt [16]…% giá trị của hợp đồng bị vi phạm.
  2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành…mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về loại hợp đồng này.

Điều 8. Bất khả kháng và giải quyết tranh chấp

  1. Bất khả kháng nghĩa là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, một trong các Bên vẫn không có khả năng thực hiện được nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này; gồm nhưng không giới hạn ở: thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, chiến tranh, can thiệp của chính quyền bằng vũ trang, cản trở giao thông vận tải và các sự kiện khác tương tự.
  2. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp phải bất khả kháng phải không chậm chễ, thông báo cho bên kia tình trạng thực tế, đề xuất phương án xử lý và nỗ lực giảm thiểu tổn thất, thiệt hại đến mức thấp nhất có thể.
  3. Trừ trường hợp bất khả kháng, hai bên phải thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn các nội dung của hợp đồng này. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vướng mắc từ bất kỳ bên nào, hai bên sẽ cùng nhau giải quyết trên tinh thần hợp tác. Trong trường hợp không tự giải quyết được, hai bên thống nhất đưa ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền. Phán quyết của tòa án là quyết định cuối cùng, có giá trị ràng buộc các bên. Bên thua phải chịu toàn bộ các chi phí giải quyết tranh chấp.

Điều 9. Điều khoản chung

1 . Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký và tự động thanh lý hợp đồng kể từ khi Bên B đã nhận đủ hàng và Bên A đã nhận đủ tiền.

  1. Hợp đồng này có giá trị thay thế mọi giao dịch, thỏa thuận trước đây của hai bên. Mọi sự bổ sung, sửa đổi hợp đồng này đều phải có sự đồng ý bằng văn bản của hai bên.
  2. Trừ các trường hợp được quy định ở trên, hợp đồng này không thể bị hủy bỏ nếu không có thỏa thuận bằng văn bản của các bên. Trong trường hợp hủy hợp đồng, trách nhiệm liên quan tới phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại được bảo lưu.
  3. Hợp đồng này được lập thành …bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ …bản và có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN B

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

[1] Ghi cụ thể tên hàng hóa, ví dụ: Mua bán máy biến áp thì ghi HỢP ĐỒNG MUA BÁN MÁY BIẾN ÁP.

[2] Ghi rõ địa chỉ, ví dụ: Tại Công ty TNHH A, số 10, đường B, phường C, quận D, TP. Hồ Chí Minh.

[3] Trường hợp là người đại diện theo ủy quyền thì ghi các thông tin sau: họ và tên người đại diện theo ủy quyền, số giấy ủy quyền/văn bản ủy quyền (nếu có), số thẻ CMND/CCCD/hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp.

[4] Chức danh mà người đại diện theo pháp luật đảm nhiệm tại công ty (bên bán).

[5] Ghi số CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại điện theo pháp luật.

[6] Ghi đầy đủ số tài khoản ngân hàng để giao dịch của công ty (bên bán).

[7] Trường hợp là người đại diện theo ủy quyền thì ghi các thông tin sau: họ và tên người đại diện theo ủy quyền, số giấy ủy quyền/văn bản ủy quyền (nếu có), số thẻ CMND/CCCD/hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp.

[8] Chức danh mà người đại diện theo pháp luật đảm nhiệm tại công ty (bên mua).

[9] Ghi số CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại điện theo pháp luật.

[10] Ghi đầy đủ số tài khoản ngân hàng để giao dịch của công ty (bên mua).

[11]  Đơn giá là giá bán tính trên một đơn vị hàng hóa.

[12] Cột này được xác định theo công thức: Thành tiền = Số lượng x Đơn giá.

[13] Ghi tổng giá trị hàng hóa bằng số.

[14] Điền tổng giá trị hàng hóa bằng chữ, ví dụ: Tổng giá trị hàng hóa là 20.500.000 đồng thì ghi là “Hai mươi triệu năm trăm nghìn đồng”.

[15] Điền hình thức thanh toán, ví dụ tiền mặt, chuyển khoản.

[16] Căn cứ Điều 301 Luật Thương mại 2005, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

2. Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC

(V/v mua bán hàng hóa …………………………………..)

Số: …………….……………

-   Căn cứ Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015;

-  Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005;

-  Căn cứ Hợp đồng nguyên tắc về việc cung cấp hàng hóa ………… số ………… ngày …/…/…;

-  Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai Bên,

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại …………………………………………    chúng tôi gồm:

BÊN BÁN: ………………………………………………………………......

Địa chỉ: ………………………………………………………………

Điện thoại: ……………            Fax: …………

Số ĐKKD: ……………… Cấp ngày: …/…/… tại: ………

Mã số thuế: ……………………

Đại diện: ……………………         Chức vụ: …………………………

(Sau đây gọi là “Bên A”)

BÊN MUA: ………………………………………………………………...

Địa chỉ: ………………………………………………………………….

Điện thoại: …………                  Fax: ……………………….

Số ĐKKD : …………… Cấp ngày: …/…/… tại: ………………………

Mã số thuế : …………………………..

Đại diện : ………………………           Chức vụ: ………………

(Sau đây gọi là “Bên B”)

XÉT RẰNG:

- Bên A là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực……………….. tại Việt Nam, có khả năng …………………;

-  Bên B là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ………….. có nhu cầu ……………………………;

Sau khi thỏa thuận, hai Bên cùng đồng ý ký kết Hợp đồng nguyên tắc về việc cung ứng hàng hóa …………………. cho bên B (sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các điều khoản sau:

Điều 1: Các nguyên tắc chung

1. Hai Bên tham gia ký kết Hợp đồng này trên cơ sở quan hệ Bạn hàng, bình đẳng và cùng có lợi theo đúng các quy định của Pháp luật.

2. Các nội dung trong bản hợp đồng nguyên tắc này chỉ được sửa đổi khi có sự thỏa thuận của hai bên và được thống nhất bằng văn bản. Văn bản thay đổi nội dung hợp đồng nguyên tắc này được xem là Phụ lục và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng.

3. Các nội dung hợp tác, mua bán hàng hóa cụ thể theo từng thời điểm sẽ được cụ thể hóa trong các bản Hợp đồng mua bán cụ thể.

4. Điều khoản nào trong Hợp đồng mua bán mâu thuẫn với các điều khoản trong Hợp đồng này thì sẽ thực hiện theo các điều khoản được qui định trong Hợp đồng này.

5. Các tài liệu có liên quan và gắn liền với hợp đồng này bao gồm :

-  Các hợp đồng mua bán cụ thể theo từng thời điểm trong thời gian Hợp đồng nguyên tắc này có hiệu lực;

-  ………………………

-  ………………………

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong phạm vi hợp đồng này và các tài liệu khác liên quan và gắn liền với hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :

1. Hợp đồng nguyên tắc là hợp đồng thể hiên những nguyên tắc chung làm cơ sở cho sự hợp tác giữa hai bên trong quan hệ cung ứng hàng hóa …………….. và là cơ sở cho các Hợp đồng mua bán cụ thể sau này.

2. ……………………………………………………………………………………………

Điều 3:     Hàng hóa mua bán

Bên A đồng ý bán và bên B đồng ý mua số hàng hóa cụ thể như sau:

STT

TÊN HÀNG HÓA

Đ.vị tính

Quy cách – Chủng loại

Xuất xứ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-      Đơn giá: theo bảng báo giá của bên B có sự xác nhận của Bên A.

-      Khối lượng cụ thể được thể hiện bằng các bản hợp đồng mua bán cụ thể được ký kết giữa hai bên.

Điều 4. Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán

1.  Giá trị hợp đồng là tạm tính căn cứ vào đơn giá được xác nhận giữa 2 bên từng thời điểm và khối lượng thực tế được nghiệm thu giữa hai bên.

2.  Bên B thanh toán giá trị hợp đồng cho bên A bằng hình thức giao nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của bên A, số tài khoản …………………… mở tại Ngân hàng ………………………………………………

Đồng tiền sử dụng để thanh toán theo Hợp đồng này là Việt Nam Đồng (viết tắt VNĐ).

Tìm hiểu đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá

Về các đặc điểm chung:

  • Tính đồng thuận: Hợp đồng được coi là hoàn tất tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản. Hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào thời gian giao nhận đơn hàng, quá trình giao hàng chỉ là hành động của bên bán nhằm thực hiện nghĩa vụ đã được xác lập trong hợp đồng;
  • Tính đền bù: Bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua, và sau khi hoàn tất việc giao hàng, bên bán sẽ nhận thanh toán với giá trị tương ứng. Nếu hàng hóa có vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng, bên bán phải bồi thường cho bên mua theo quy định của hợp đồng;
  • Tính song phương: Hợp đồng ràng buộc nghĩa vụ của cả hai bên, do đó, bên mua và bên bán đều có quyền yêu cầu bên kia thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết;

Đặc điểm khác:

  • Chủ thể: Chủ thể chính của hợp đồng mua bán hàng hóa là thương nhân, gồm tổ chức, doanh nghiệp thành lập cơ sở hoạt động kinh doanh hợp pháp, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại độc lập và đều đã đăng ký kinh doanh ;
  • Các cá nhân, tổ chức không phải là thương nhân cũng có thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại, chủ thể không phải thương nhân và không nhằm mục đích sinh lợi trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo Luật Thương mại nếu lựa chọn áp dụng luật này.

Hình thức: Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc qua hành vi cụ thể của các bên. Trong một số trường hợp, pháp luật quy định hợp đồng phải được lập thành văn bản.

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán hải sản đông lạnh.

Download mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nội địa

Quy định về mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá cá nhân. doanh nghiệp

1. Quy định về đối tượng, mặt hàng trong hợp đồng mua bán hàng hoá

Theo quy định tại Điều 431 của Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 25 của Luật Thương mại 2005:

  • Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm những loại hàng hóa không bị cấm kinh doanh. Cụ thể, những hàng hóa bị cấm kinh doanh được liệt kê tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2020, bao gồm: ma túy, hóa chất, khoáng vật, mẫu vật động vật hoang dã, người, và pháo nổ;
  • Đối với những hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện theo quy định của Chính phủ, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hóa và các bên tham gia mua bán đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật yêu cầu.

2. Quy định về các hình thức trình bày của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, nội địa

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được lập bằng lời nói, văn bản hoặc qua hành vi cụ thể;
  • Tuy nhiên, đối với những loại hợp đồng mà pháp luật yêu cầu phải lập thành văn bản, được công chứng hoặc chứng thực, cần tuân thủ đúng các quy định này (ví dụ như hợp đồng mua bán nhà ở).

3. Tính pháp lý mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa

  • Thỏa thuận ban đầu: Hai bên cần thỏa thuận rõ ràng về các điều khoản và các điều kiện để ký kết hợp đồng như giá cả, thời gian giao hàng, các phương thức thanh toán, về chất lượng và số lượng hàng hoá được cần được thảo luận;
  • Tuân thủ pháp luật: Hợp đồng mua bán hàng hóa phải tuân theo các quy định pháp luật liên quan, bảo vệ quyền lợi của cả hai bên và đảm bảo tính hợp pháp của giao dịch;
  • Trách nhiệm giao hàng: Người bán phải đảm bảo giao hàng đúng như đã thỏa thuận trong hợp đồng, và hàng hóa phải đạt chất lượng đã cam kết;
  • Trách nhiệm thanh toán: Người mua phải thực hiện việc thanh toán đúng và đủ theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Trách nhiệm bảo hành: Nếu hợp đồng có điều khoản bảo hành, người bán phải tuân thủ và chịu trách nhiệm sửa chữa hoặc đổi trả hàng hóa không đạt chất lượng hoặc bị hỏng.

Ngoài ra, trong trường hợp phát sinh tranh chấp từ việc thực hiện hợp đồng, các bên có thể giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài hoặc hệ thống tư pháp.

Lưu ý:

Để đảm bảo tính minh bạch và tránh tranh chấp, việc soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa cần được thực hiện một cách cẩn thận và rõ ràng. Nên tìm đến sự tư vấn pháp lý từ luật sư hoặc chuyên gia pháp lý khi cần thiết.

>> Tham khảo thêm: Mẫu hợ đồng ủy thác mua bán hàng hóa.

 Download mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nội địa

Các câu hỏi liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá

1. Hợp đồng mua bán hàng hoá là loại văn bản gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận pháp lý giữa bên bán và bên mua, là cơ sở để xác định các điều kiện và quyền lợi liên quan đến việc mua bán hàng hóa.

Hợp đồng này bao gồm các điều khoản như sản phẩm cần mua, giá cả, điều kiện thanh toán, thời gian giao hàng, và điều khoản hủy bỏ hợp đồng, v.v.

2. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá gồm những gì?

Tuỳ vào địa điểm và các quy định, thoả thuận giữa các bên mà hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên đều cần phải có các nội dung cơ bản sau đây:

  • Mô tả chi tiết hàng hóa (đặc điểm, chất lượng, số lượng, yêu cầu kỹ thuật);
  • Thông tin bên bán và bên mua (tên, địa chỉ, thông tin liên hệ);
  • Giá cả, phương thức tính giá, thuế và phí kèm theo (nếu có);
  • Phương thức và thời hạn thanh toán: Cách thức và thời hạn thanh toán;
  • Thời gian, địa điểm, cách thức giao hàng;
  • Quyền lợi và nghĩa vụ của bên bán và bên mua;
  • Trách nhiệm khi thực hiện hoặc không thực hiện cam kết;
  • Hiệu lực và thời gian hoàn thành nghĩa vụ;
  • Trường hợp và điều kiện hủy bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng;
  • Cam kết bảo mật thông tin hợp đồng và kinh doanh;
  • Quy định bồi thường và phạt khi vi phạm hợp đồng;
  • Cơ chế và phương thức giải quyết tranh chấp.

3. Pháp luật có quy định gì về mặt hàng trong hợp đồng mua bán hàng hoá?

Theo quy định tại Điều 431 của Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 25 của Luật Thương mại 2005:

  • Những loại hàng hóa không bị cấm kinh doanh. Cụ thể, những hàng hóa bị cấm kinh doanh được liệt kê tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2020, bao gồm: ma túy, hóa chất, khoáng vật, mẫu vật động vật hoang dã, người, và pháo nổ;
  • Đối với những hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện theo quy định của Chính phủ, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hóa và các bên tham gia mua bán đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật yêu cầu.

Nội dung bài viết của Maudon.net về mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá và các vấn đề liên quan phía trên nhằm giúp các bạn có thể hiểu hơn về loại văn bản này. Nếu có câu hỏi nào thắc mắc về bài viết ở trên hoặc muốn được tư vấn, tham khảo các loại mẫu đơn thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Maudon.net để được tư vấn nhanh chóng, tận tình nhất nhé!

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?