spot_img
HomeĐầu tư - Kinh doanhTải biên bản/hợp đồng Đặt Cọc Mua Bán hàng hóa mới nhất

Tải biên bản/hợp đồng Đặt Cọc Mua Bán hàng hóa mới nhất

Trong mối quan hệ mua bán hàng hóa, không thể thiếu việc đặt cọc trước khi mua một món hàng hóa có giá trị cao. Từ đó mà việc đặt cọc mua bán hàng hóa trở thành điều mà hầu như ai cũng phải quan tâm tới dẫn tới sự ra đời của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Vậy hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Hãy cùng Maudon.net tìm hiểu về những nội dung có liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa dưới đây và tải về sử dụng miễn phí.

Hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa được hiểu là gì?

Hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa được hiểu là một văn bản nhằm giúp cho các bên ghi lại thỏa thuận trong việc đặt cọc mua bán hàng hóa. Việc đặt cọc mua bán hàng hóa bắt đầu từ khi các chủ thể muốn sở hữu những tài sản có giá trị cao hay giá trị sử dụng cao nên sẽ phải dùng việc đặt cọc trước cho loại hàng hóa đó.

Hợp đồng đặt cọc mua bán sẽ có nhiều loại khác nhau như: Hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, hợp đồng đặt cọc mua bán khách sạn, hợp đồng đặt cọc mua bán ô tô

Hop-dong-dat-coc-mua-ban-hang-hoa

Tải mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa 

Việc đặt cọc mua bán hàng hóa là một điều quan trọng chính vì thế để đảm bảo tính an toàn của việc mua bán hàng hóa thì mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa cần phải được sử dụng hình thức tải file word hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa và sử dụng.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC MUA BÁN HÀNG HÓA 

(Đặt cọc mua bán…..)

 

Tại địa chỉ số ... phường ..........., quận ...... thành phố ......... ,chúng tôi gồm có các bên dưới đây:

BÊN ĐẶT CỌC:  (Bên A)

Ông (Bà)/Tổ chức: ............................................................... 

Sinh ngày: ............................................................................ 

Chứng minh nhân dân/ ĐKKD số: ......... do cơ quan ......... cấp ngày .......... 

Hộ khẩu thường trú/trụ sở: ……………………….................. 

BÊN NHẬN ĐẶT CỌC:  (Bên B)

Ông (Bà)/Tổ chức: ................................................................ 

Sinh ngày: ............................................................................. 

Chứng minh nhân dân/ ĐKKD số: ......... do cơ quan  ......... cấp ngày .............. 

Hộ khẩu thường trú/trụ sở: …………………......................... 

Hai bên đồng ý thực hiện ký kết Hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau đây:

ĐIỀU 1: Tài sản đặt cọc

(Mô tả cụ thể các chi tiết về tài sản đặt cọc: nếu là tiền số tiền là bao nhiêu, mệnh giá như thế nào, nếu là vàng bạc hoặc kim khí quý khác thì nêu rõ số lượng, cân nặng, hình dáng……)

ĐIỀU 2: Thời hạn đặt cọc

Thời hạn đặt cọc là: ................., kể từ ngày ..........................  

ĐIỀU 3: Mục đích đặt cọc

Ghi rõ mục đích đặt cọc, nội dung thỏa thuận (cam kết) của các bên về việc bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.

ĐIỀU 4: Quyền và nghĩa vụ của bên A

Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Giao tài sản đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận;
  2. b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất tài sản đặt cọc;
  3. c) Các thỏa thuận khác ...

Bên A có các quyền sau đây:

  1. a) Nhận lại tài sản đặt cọc từ Bên B hoặc được trả khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);
  2. b) Nhận lại và sở hữu tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);
  3. c) Các thỏa thuận khác ...

ĐIỀU 5: Quyền và nghĩa vụ của bên B

Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Trả lại tài sản đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);
  2. b) Trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho Bên A (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);
  3. c) Các thỏa thuận khác ...

Bên B có các quyền sau đây:

  1. a) Sở hữu tài sản đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được).
  2. b) Các thỏa thuận khác ...

ĐIỀU 6: Việc nộp lệ phí công chứng

Lệ phí công chứng hợp đồng này do Bên ...... chịu trách nhiệm nộp. 

ĐIỀU 7: Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 8: Cam đoan của các bên

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

Các cam đoan khác...

ĐIỀU 9: Điều khoản cuối cùng

Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này;

Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên hoặc người làm chứng;

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày…/…/…/; Hợp đồng được lập thành … bản, mỗi bên giữ… bản.

Bên A

(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Bên B

(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

 

Nội dung chính có trong hợp đồng đặt cọc mua bán 

Trong hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa, cần phải hoàn thiện nhưng phần sau:

1. Phần thông tin của các bên tham gia hợp đồng

  • Người làm hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa phải hoàn thiện những thông tin liên quan đến bên đặt cọc mua hàng hóa trong mẫu hợp đồng gồm: Họ và tên, ngày sinh cụ thể (bao gồm năm sinh, tháng sinh), CMND/CCCD hiện đang sử dụng của người đặt cọc mua bán hàng hóa ngoài ra còn có hộ khẩu thường trú và địa chỉ liên hệ của người đặt cọc mua bán hàng hóa đó;
  • Thông tin về bên nhận cọc mua bán hàng hóa cũng được viết tương tự với những thông tin của bên đặt cọc mua hàng hóa đã được đề cập ở trên.

2. Các điều khoản cần phải tuân theo trong hợp đồng đặt cọc

Sau khi hoàn thành thông tin trên về các bên tham gia mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa phải ghi kèm theo những điều khoản sau:

  • Thông tin của tài sản được sử hữu được đem ra mua bán đặt cọc hàng hóa;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa;
  • Điều khoản về các phương thức giải quyết các tranh chấp nếu có;
  • Cam đoan của các bên tham gia hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa;
  • Điều khoản cuối cùng đánh dấu mốc thỏa thuận trong hợp đồng của các bên.

Các điều khoản nói trên sẽ có sẵn trong bản hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa.

>> Tham khảo thêm: Tải mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa.

3. Điều khoản và phần kết hợp đồng

Sau khi đã hoàn thành những thông tin được đề cập phía trên và điều khoản các bên tham gia và ký điểm chỉ trên bản hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa ngoài ra việc quan trọng nhất là phải có lời chứng thực của công chứng viên để chứng thực hợp pháp cho bản hợp đồng việc đặt cọc mua bán hàng hóa.

Mục đích lập thành hợp đồng mua bán đặt cọc hàng hóa

Mục đích chính của hợp đồng mua bán hàng hóa là ghi lại thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực mua bán hàng hóa khi mà bên mua trả tiền cọc cho bên bán để giữ lại hàng hóa cho bản thân.

  • Khi cần mua bán một số lượng hàng hóa lớn nhằm mục đích chính cho việc kinh doanh, để đảm bảo tính an toàn cho giao dịch mua bán hàng hóa trên;
  • Việc lập hợp đồng đặt cọc sẽ có thể giúp các bên có điều kiện thỏa thuận chi tiết và rõ ràng hơn về đặt cọc cùng với các nghĩa vụ phát sinh quanh khoản tiền đặt cọc;
  • Các bên tham gia hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa có quyền thỏa thuận ghi nhận lại các điều khoản đặt cọc vào hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa đã được ký kết và cả giấy đặt cọc và được các bên tham gia trực tiếp xác nhận thông tin và ký rõ ràng;

Các trường hợp mà hợp đồng đặt cọc không có hiệu lực

Hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa sẽ vô hiệu nếu rơi vào các trường hợp sau đây:

  • Hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa sẽ bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái với đạo đức xã hội;
  • Vô hiệu lực do là hợp đồng giả tạo;
  • Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người chưa đủ tuổi vị thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hay người có khó khăn trong khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của bản thân, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định xác lập, thực hiện;
  • Do bị nhầm lẫn bởi một vấn đề hay bởi một hợp đồng nào khác;
  • Do bị cưỡng ép, hay đe dọa hay thậm chí là lừa dối;
  • Do người xác lập hợp đồng đặt cọc không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
  • Do không tuân thủ theo các quy định của pháp luật đưa ra.

Chính vì mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa là một mẫu văn bản phức tạp và có tính chất tài sản cao cho nên khi soạn thảo hợp đồng đặt cọc cần phải chú ý kỹ những vẫn đề được nêu trên để tránh phải gặp phải những sai lầm hay những hình phạt từ pháp luật.

Quy định về phí đặt cọc mua bán hàng hóa

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay không có bất kỳ quy định cụ thể nào cho mức phí đặt cọc mua bán hàng hóa. Việc đặt cọc mua bán hàng hóa sẽ được phụ thuộc bởi các yếu tố sau:

  • Giá trị của hàng hóa trong hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa;
  • Giá trị sử dụng của mẫu hàng hóa được đặt cọc;
  • Thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa;
  • Thời hạn giữ gìn sản phẩm cho đến khi thanh toán khoản phí cuối cùng.

Chung quy lại phí đặt cọc mua bán hàng hóa sẽ được các bên tham gia tự nhau bàn bạc và thỏa thuận sau đó đưa ra kết luận chung nhất và hợp lý nhất cho các bên tham gia, tuy nhiên việc đặt cọc mua bán hàng hóa cũng sẽ không được đặt cọc số tiền lớn hơn giá trị của hàng hóa.

Quy-dinh-ve-phi-dat-coc-mua-ban-hang-hoa

Một số câu hỏi liên quan đến mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa

1. Hàng hóa được đặt cọc mua bán gồm những loại nào?

Hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa sẽ có nhiều loại khác nhau như: Hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, hợp đồng đặt cọc mua bán khách sạn, hợp đồng đặt cọc mua bán ô tô…

>> Tham khảo thêm: Hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa được hiểu là gì?

2. Sau khi hoàn thành thông tin hợp đồng cần phải làm những gì?

Sau khi đã hoàn thành những thông tin được đề cập phía trên và điều khoản các bên tham gia và ký điểm chỉ trên bản hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa ngoài ra việc quan trọng nhất là phải có lời chứng thực của công chứng viên để chứng thực hợp pháp cho bản hợp đồng việc đặt cọc mua bán hàng hóa.

>> Tham khảo thêm: Những nội dung chính có trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

3. Phí đặt cọc mua bán hàng hóa là bao nhiêu?

Chung quy lại phí đặt cọc mua bán hàng hóa sẽ được các bên tham gia tự nhau bàn bạc và thỏa thuận sau đó đưa ra kết luận chung nhất và hợp lý nhất cho các bên tham gia, tuy nhiên việc đặt cọc mua bán hàng hóa cũng sẽ không được đặt cọc số tiền lớn hơn giá trị của hàng hóa.

>> Tham khảo thêm: Quy định về phí đặt cọc mua bán hàng hóa.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?