spot_img
HomeĐầu tư - Kinh doanhMẫu hợp đồng mua bán hải sản tươi sống, hải sản đông...

Mẫu hợp đồng mua bán hải sản tươi sống, hải sản đông lạnh

Khi thực hiện mua bản thuỷ sản, hải sản tươi sống hay hải sản đông lạnh, nhằm đảm bảo quyền lợi và hạn chế rủi ro các bên tham gia cần cùng nhau lập hợp đồng mua bán hải sản.

Dưới đây Maudon.net sẽ đem đến cho bạn đọc cách nhìn nhận đầy đủ và chính xác nhất về hợp đồng mua bán hải sản.

Như thế nào là hợp đồng mua bán thuỷ hải sản?

Hợp đồng mua bán hải sản là mẫu hợp đồng được cá nhân, tổ chức lập nên thỏa thuận với nhau và sử dụng để ghi lại sự thỏa thuận của các bên, theo đó, bên bán sẽ tiến hành chuyển quyền sử dụng thuỷ sản là một số lượng hải sản nhất định cho bên mua còn bên mua thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bên bán. 

Hợp đồng mua bán hải sản được thể hiện hình thức văn bản nhằm đảm bảo không có rủi ro. Các bên trong hợp đồng lập hợp đồng mua bán thuỷ hải sản trong quá trình ký kết, thực hiện thỏa thuận, đưa ra điều khoản đảm bảo quyền lợi của mỗi bên và chấm dứt hợp đồng.

Tai-mau-hop-dong-mua-ban-thuy-san

Tải  mẫu hợp đồng mua bán thuỷ sản tươi sống, đông lạnh

Hợp đồng mua bán thuỷ sản hay hợp đồng mua bán hải sản như đã nói ở trên có đối tượng thực hiện hợp đồng là các loại thuỷ, hải sản.

Theo đó, bên bán sẽ tiến hành thực hiện việc giao hải sản cho bên mua và bên mua sẽ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả tiền mua bán hải sản đối với bên bán để trở thành chủ sở hữu hợp pháp của thuỷ sản hay của việc mua bán hải sản ấy.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Hà Nội, Ngày…..tháng…..năm……

HỢP ĐỒNG MUA BÁN THUỶ SẢN

  • Căn cứ: Bộ luật dân sự số: 91/2015/QH13 được quốc hội ban hành ngày 24/11/2015
  • Căn cứ: nhu cầu và khả năng của các bên

Hôm nay ngày….tháng….năm…..tại địa chỉ……., chúng tôi bao gồm:

Bên A: Công ty TNHH A

Địa chỉ trụ sở:……………………

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….

Hotline:…………………                 Số Fax (nếu có):…………

Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà: Nguyễn Văn A  Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại liên hệ:………………………….

Bên B: Công ty TNHH B

Địa chỉ trụ sở:………………..

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….

Hotline:……………               Số Fax (nếu có):……………………

Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà: Nguyễn Văn B  Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại liên hệ:…………………

Cùng bàn bạc và thống nhất những thoả thuận sau đây:

Điều 1. Nội dung hợp đồng

Bên A đồng ý bán số lượng hải sản được liệt kê dưới đây cho Bên B trong thời gian từ ngày…./…../…… đến hết ngày…/…./….. tại địa điểm……………

STT

Chủng loại

Đặc điểm

Chất lượng

Số lượng

Giá tiền

Tổng (VNĐ)

Ghi chú

1

             

2

             

3

             

4…

 

 

 

 

 

 

 

Điều 2. Tiêu chuẩn chất lượng

            -Sản phẩm bên A cung cấp đảm bảo đáp ứng đạt chuẩn chứng nhận VietGap hoặc ASC, BAP.

            – Sản phẩm bên A đảm bảo không chứa các chất gây hại cho sức khoẻ con người, hoặc dưới ngưỡng cho phép.

Điều 3. Tình trạng bảo quản, quy chuẩn đóng gói

3.1 Quy chuẩn đóng gói

            Bên A cần thực hiện các quy chuẩn đóng gói sau đây:

            +Hàng thủy sản ướp đá (ướp lạnh): Thùng xốp, được phép quấn băng dính để gia cố đảm bảo chắc chắn nhưng không được dán che nhãn mác; vị trí in nhãn mác trên nắp hoặc thành thùng đều được nhưng phải thống nhất 1 vị trí, in ngay ngắn, chữ không được nhòe, dễ đọc; phải in trước khi đóng gói sản phẩm.

            +Đối với hàng đông lạnh, bao bì là thùng các-tông, sản phẩm được đóng gói bằng nilon trước khi cho vào thùng.

            +Đối với hàng tươi sống, phải đựng trong khay nhựa (cua) và thùng xốp (đối với tôm hùm) hoặc vật liệu khác để phù hợp với điều kiện sống của hàng thủy sản.

            Về nhãn in trên bao bì phải thống nhất tại một vị trí đối với một loại hàng hóa và phải được in trước khi đóng gói hàng hóa. Nhãn mác từng loại hàng hóa phải thể hiện đầy đủ tên khoa học, tên thường gọi và các thông số khác theo quy định, in trên thành và nắp đều được; riêng thông số ngày sản xuất và số lô được phép đóng dấu sau khi in cho phù hợp với ngày sản xuất và số lô của lô hàng nhưng phải rõ nét, không được nhòe mờ; phần số đóng dấu phải cùng kích cỡ về chữ theo nhãn, đóng dấu ngay ngắn; tuyệt đối không được dán nhãn mác dưới mọi hình thức; nhãn mác phải in ngay ngắn, chữ không được nhòe, dễ đọc; phải in trước khi đóng gói sản phẩm. Đối với hàng tươi sống phải bảo quản, đựng trong khay nhựa phải in nhãn chìm trên tấm nhựa của khay 

3.2 Tình trạng bảo quản

            Để đảm bảo chất lượng hàng hoá tốt nhất bên A cần đảm bảo bảo quản thuỷ sản như sau:

  1. Bảo quản thủy sản trong kho lạnh

            Sản phẩm thuỷ sản đông lạnh trước khi đưa vào bảo quản ở kho lạnh phải đạt nhiệt độ – 180C ở tâm sản phẩm, được bao gói phù hợp và ghi nhãn theo quy định.

            Trong điều kiện bảo quản sản phẩm thuỷ sản, nhiệt độ kho lạnh phải đạt ổn định ở – 200C ± 20C; nhiệt độ tâm sản phẩm phải đạt –180C hoặc thấp hơn.
b. Bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa ra vào kho lạnh
            Quá trình bốc dỡ và vận chuyển sản phẩm ra hoặc vào kho lạnh phải sử dụng thiết bị phù hợp để bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm nhẹ nhàng, nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tránh sự tăng nhiệt độ trong kho
Đối với xe lạnh dùng để chuyên chở sản phẩm thuỷ sản phải có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ và đảm bảo nhiệt độ không khí bên trong đạt – 180C hoặc thấp hơn.

Điều 4. Địa điểm và phương thức thực hiện

            Toàn bộ số hải sản đã được xác định tại Điều 1 Hợp đồng này sẽ được Bên A giao cho Bên B tại địa điểm…………………….  qua … đợt, cụ thể từng đợt như sau:

– Đợt 1. Vào ngày……/…./….. Bên A có trách nhiệm bàn giao…………

– Đợt 2. Vào ngày..…/…../….. Bên A có trách nhiệm bàn giao……………

Việc giao- nhận số hải sản trên phải được Bên A giao trực tiếp cho:

Ông………………………..                               Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

Và ngay khi nhận được số hải sản trong từng lần mà Bên A giao tới theo thỏa thuận, Ông…………… có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, chủng loại, tình trạng của số hải sản đã được giao, lập văn bản xác nhận việc đã nhận số lượng hải sản đã nhận cùng tình trạng khi nhận vào Biên bản/…. và giao Biên bản…. trực tiếp cho:

Ông………………………..                               Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

Trong thời gian… ngày, kể từ ngày Bên B nhận được số hải sản đã ghi nhận theo Biên bản/…, Bên B có quyền tiến hành kiểm tra và được phép trả lại/………………… nếu ….… của số hải sản đã nhận không đúng thỏa thuận/……………….. đồng thời yêu cầu Bên A……………..

Điều 5. Hoàn trả hàng không đạt tiêu chuẩn

            Trường hợp sau khi bên B nhận hàng phát hiện sản phẩm của bên A không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, phát hiện các chất cấm trong sản phẩm. Bên B có quyền hoàn trả toàn bộ hàng hoá yêu cầu bên A giao lại sản phẩm đạt chuẩn, hoặc hoàn lại toàn bộ số tiền đã thanh toán trước đó.

Điều 6. Chứng từ, hoá đơn

            -Bên A cần đưa ra toàn bộ các chứng từ liên quan đến sản phẩm như: giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của bộ Y tế, giấy chứng minh nguồn gốc xuất xứ, giấy chứng nhận VietGap,…cho bên B khi kí hợp đồng này.

            -Bên A phải chuyển hoá đơn giá trị gia tăng cho bên B muộn nhất là 5 ngày sau khi bàn giao hàng đợt 2.

Điều 7. Đặt cọc

Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., Bên B có trách nhiệm giao cho Bên A số tiền là………………..VNĐ (Bằng chữ:…………….. Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc Bên B sẽ mua toàn bộ số hải sản đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này mà Bên A giao tới theo đúng nội dung thỏa thuận, trừ trường hợp…………..

            -Trong trường hợp Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ mà Bên B không mua/không nhận/… theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là……………. VNĐ) để…………….

            -Trong trường hợp Bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ dẫn đến Hợp đồng không được thực hiện/… thì Bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho Bên B và bồi thường một khoản tiền tương đương cho Bên B để…………………

            -Trong trường hợp hai bên tiếp tục thực hiện việc mua-bán, Bên A có quyền nhận số tiền trên để bù trừ nghĩa vụ thanh toán của Bên B/…

Điều 8. Thanh toán và cách thức thanh toán

8.1 Tổng giá trị hợp đồng là: ………….(VND) ( Bằng chữ:……………..)

( Giá trên đã bao gồm 10% thuế VAT)

8.2 Bên B thanh toán cho bên A như sau:

– Đặt cọc số tiền là: …………….. theo như Điều 7 của hợp đồng này.

– Số tiền còn lại bên B sẽ hoàn tất thanh toán cho bên A sau khi bên A bàn giao sản phẩm theo Điều 4 của hợp đồng này và hoá đơn giá trị gia tăng của bên B.

8.3 Cách thức thanh toán

            Bên B thanh toán bằng cách chuyển khoản cho bên A theo tài khoản hưởng thụ sau:

            -Chủ tài khoản: Nguyễn Văn A

            -Tài khoản số: 142134794787 tại ngân hàng Vietcombank

            -Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của các bên

9.1 Quyền và nghĩa vụ bên A

-Bên A chịu trách nhiệm với chất lượng thuỷ sản, bàn giao đúng số lượng và chủng loại như đã nêu ra ở điều 1.

-Bên A có trách nhiệm giao hàng đúng ngày của từng đợt theo Điều 4 của hợp đồng này.

– Bên A cam kết trung thực, chính xác những thông tin mà bên A đưa ra đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.

9.2 Quyền và nghĩa vụ của bên B

– Bên B có trách nhiệm thanh toán đầy đủ đúng ngày theo Điều 7 và Điều 8 của hợp đồng này.

– Bên B cam kết thực hiện Hợp đồng này bằng thiện chí.

Điều 10. Phạt vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp

            -Trường hợp bên A giao hàng chậm 5 ngày trở lên so với thoả thuận, Bên B phạt bên A 10% giá trị hợp đồng.

            -Trường hợp sản phẩm của bên A không như cam kết, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc có chứa chất cấm kể cả không gây thiệt hại. Bên B phạt bên A 50% giá trị hợp đồng. Nếu gây thiệt hại bên A chịu bồi thường toàn bộ về việc gây thiệt hại trực tiếp.

– Trong trường hợp, đến ngày thanh toán mà Bên B không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ cho Bên A. Thì Bên B phải chịu phạt theo lãi suất ngân hàng Vietcombank trên số tiền chậm trả, đồng thời thanh toán toàn bộ số tiền thù lao gốc cho Bên A.

-Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện ít  nhất là …. lần và phải được lập thành…….. (văn bản). Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Điều 11. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi có một trong các căn cứ sau:

– Hai bên có thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng;

– Hợp đồng không thể thực hiện do có vi phạm pháp luật;

– Hợp đồng không thể thực hiện do nhà nước cấm thực hiện;

– Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ……….. được ghi nhận trong Hợp đồng này và bên bị vi phạm có yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng.

Điều 12. Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…/…./…..

Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng, hoặc…

Hợp đồng này được lập thành…. bản bằng tiếng Việt, gồm……. trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và Bên A giữ…. bản để…….., Bên B giữ…. bản để…….

 

Bên A

Bên B

 

Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng mua bán thuỷ sản

1. Phần đầu của hợp đồng mua bán thuỷ sản hay mua bán hải sản

Người làm hợp đồng mua bán thuỷ sảncần phải hoàn thiện những thông tin như thông tin của bên bán và bên mua bán hải sản, thông tin về loại hải sản giao dịch trong hợp đồng, các loại điều khoản và quy định có liên quan… Cụ thể:

➤ Trong trường hợp bên bán hải sản là một hay nhiều tổ chức thi những thông tin bao gồm: 

  • Tên tổ chức, địa chỉ cụ thể về trụ sở của tổ chức đó;
  • Mã số của doanh nghiệp tham gia hợp đồng mua bán hải sản;, 
  • Thông tin người đại diện theo pháp luật của tổ chức thực hiện việc bán thuỷ sản hay mua bán hải sản đó bao gồm họ và tên, địa chỉ và số điện thoại liên hệ, email…;

➤ Trong trường hợp người thực hiện việc bán thuỷ sản là cá nhân thì những thông tin cần ghi rõ sẽ là: 

  • Họ và tên, ngày tháng năm sinh của người bán thuỷ sản hay mua bán hải sản;
  • Giấy chứng minh nhân dân hay căn cước công dân của người bán thuỷ sản hay mua bán hải sản đó (ghi rõ ngày cấp và do ai cấp);
  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại của người bán thuỷ sản hay mua bán hải sản trong hợp đồng bán thuỷ sản hay mua bán hải sản; 
  • Số điện thoại liên hệ và địa chỉ email của người đó.

2. Phần thông tin về loại hải sản tham gia mua bán

Hợp đồng mua bán thủy sản cần nêu rõ về:

  • Chủng loại;
  • Đặc điểm;
  • Chất lượng;
  • Số lượng;
  • Giá tiền;
  • Tổng giá trị;
  • Ghi chú (nếu có).

Lưu ý: Trong hợp đồng mua bán hải sản phải cam kết chất lượng dựa trên những tiêu chí về về sinh an toàn thực phẩm có kèm theo Phụ lục.

3. Phần kết hợp đồng mua bán thuỷ sản hay mua bán hải sản

Sau khi đọc kĩ các điều khoản thể hiện trong hợp đồng, nếu 2 bên không có bổ sung thêm thông tin thì tiến hành ký xác nhận và hoàn thành hợp đồng mua bán thủy hải sản.

 Mẫu hợp đồng mua bán hải sản tươi sống, hải sản đông lạnh

Quy chuẩn đóng gói, nhãn mác và bảo quản cho hàng thuỷ hải sản

1. Quy chuẩn đóng gói về mua bán thuỷ, hải sản

Bên A sẽ cần phải thực hiện đầy đủ các quy chuẩn đóng gói sau đây:

➤ Đối với loại hàng thủy, hải sản ướp đá (ướp lạnh): Đóng gói bằng thùng xốp, được phép sử dụng thêm băng dính để có thể đảm bảo việc gia cố chắc chắn nhưng không được sử dụng băng keo để dán che nhãn mác; 

➤ Vị trí in nhãn mác trên nắp chai lọ đóng gói hoặc vị trí trên thành thùng đều có thể được nhưng vị trí phải thống nhất, in ngay ngắn, chữ ghi trên nhãn không được nhòe, đảm bảo phải dễ đọc; nhãn dán bắt buộc phải in trước khi đóng gói hàng thuỷ, hải sản;

➤ Đối với hàng thuỷ, hải sản là đồ đông lạnh, bao bì là thùng giấy carton, sản phẩm trước khi cho vào thùng phải được đóng gói bằng nilon để đảm bảo không rò rỉ nước;

➤ Đối với hàng hải sản tươi sống, phải được đựng trong khay nhựa (đối với sản phẩm là cua) và được đựng trong thùng xốp (đối với các hàng tôm hùm) hoặc đóng gói bằng các loại vật liệu khác để có thể phù hợp với điều kiện sống yêu cầu của hàng thủy sản.

2. Quy định về nhãn in trên bao bì các hàng thuỷ sản

➤ Về nhãn in trên bao bì bắt buộc phải được thống nhất tại một vị trí đối với một loại hàng hóa nhất định theo quy định và phải được in trước khi thực hiện việc đóng gói hàng hóa như đã nói ở trên; 

➤ Nhãn mác của từng loại hàng hóa khác nhau sẽ phải thể hiện đầy đủ được tên khoa học, tên thường gọi và các thông số có liên quan đến hàng hoá khác theo quy định, nhãn dán có thể được in trên nắp hoặc trên thành; 

➤ Riêng đối với những thông tin về thông số ngày sản xuất và số lô bên A có thể được phép đóng dấu sau khi in để đảm bảo phù hợp với ngày sản xuất của hàng hóa và số lô của lô hàng thuỷ, hải sản đó  nhưng phải rõ nét; 

➤ Phần số đóng dấu phải đảm bảo cùng kích cỡ với nhau về chữ theo nhãn và phải đóng dấu ngay ngắn; 

➤ Tuyệt đối bên thực hiện đóng gói không được phép dán nhãn mác dưới mọi hình thức; 

➤ Nhãn mác phải được bên đóng gói thuỷ sản in ngay ngắn, chữ không được nhòe, phải đảm bảo được tính dễ đọc; 

➤ Nhãn dán phải được in trước khi thực hiện việc đóng gói sản phẩm. 

Đối với hàng hải sản tươi sống phải bảo quản hải sản thật kỹ càng, đựng trong khay nhựa và phải in nhãn chìm trên tấm nhựa đựng sản phẩm của khay. 

3. Quy định về tình trạng bảo quản hàng thuỷ, hải sản

Để có thể đảm bảo được chất lượng cho hàng hoá tốt nhất bên A cần phải đảm bảo quy trình bảo quản thuỷ sản, hải sản như sau:

➤ Đối với thực hiện bảo quản thủy sản trong kho lạnh:

  • Sản phẩm thuỷ sản trong kho đông lạnh trước khi đưa vào bảo quản ở kho lạnh theo quy định phải đạt nhiệt độ – 180C ở tâm của sản phẩm, được bao gói một cách phù hợp và tiến hành ghi nhãn theo quy định;
  • Điều kiện để có thể bảo quản sản phẩm thuỷ sản, đối với nhiệt độ của kho lạnh phải đạt nhiệt độ ổn định ở – 200C ± 20c.

➤ Đối với việc thực hiện bốc dỡ, vận chuyển thuỷ, hải sản ra vào kho lạnh:

  • Quá trình bốc dỡ và vận chuyển vận chuyển thuỷ, hải sản ra hoặc vào kho lạnh phải được sử dụng thiết bị phù hợp để thực hiện việc bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm phải được thực hiện nhẹ nhàng, nhanh chóng, tránh trường hợp làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tăng nhiệt độ trong kho;
  • Đối với xe lạnh được dùng để thực hiện chuyên chở sản phẩm thuỷ sản phải đảm bảo có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ của sản phẩm và phải đảm bảo nhiệt độ không khí bên trong đạt tiêu chuẩn ở – 180C hoặc thấp hơn.

Quy-chuan-dong-goi-quy-chuan-nhan-mac-va-bao-quan-cho-thuy-hai-san

Một số câu hỏi liên quan đến hợp đồng mua bán thuỷ hải sản

1. Bảo quản hải sản đông lạnh như thế nào?

Đối với loại hàng thủy, hải sản ướp đá (ướp lạnh): Đóng gói bằng thùng xốp, được phép sử dụng thêm băng dính để có thể đảm bảo việc gia cố chắc chắn nhưng không được sử dụng băng keo để dán che nhãn mác.

2. Hợp đồng mua bán thuỷ hải sản có khó viết không?

Hợp đồng mua bán thuỷ sản hay mua bán hải sản cũng giống như những mẫu hợp đồng mua bán khác, khi làm hợp đồng hai bên tham gia hợp đồng mua bán thuỷ sản hay mua bán hải sản phải cần hoàn thiện những thông tin bắt buộc để bản hợp đồng trở nên hoàn thiện và hợp pháp. 

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng mua bán thuỷ sản.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?