spot_img
HomeXây dựng - Nhà đấtTìm hiểu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai - Tải...

Tìm hiểu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai – Tải mẫu ngay

Thế nào là tranh chấp đất đai ? Hòa giải tranh chấp đất đai? Tải biên bản hòa giải tranh chấp đất đai miễn phí. Hướng dẫn viết biên bản hòa giải theo quy định.

Tìm hiểu tranh chấp đất đai và hòa giải tranh chấp đất đai?

Tranh chấp đất đai có thể được hiểu là việc tranh chấp về quyền sở hữu đất đai giữa hai hay nhiều bên tham gia tranh chấp, căn cứ theo Luật Đất đai 2013 tại Khoản 24, Điều 3. 

Hòa giải tranh chấp đất đai là việc người dân nhờ vào sự giúp đỡ của cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết tình trạng tranh chấp đất đai dựa trên pháp luật có tính công bằng và thuyết phục nhất, nhằm giúp người dân giải quyết vấn đề và hạn chế việc để lại hệ lụy sau này.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai từ phía người dân, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tổ chức Hội đồng hòa giải và trả kết quả hòa giải cho người yêu cầu hòa giải tranh chấp.

Dưới đây Maudon.net sẽ giới thiệu đến mọi người nhưng thông tin liên quan đến biên bản hòa giải tranh chấp đất đai, có mẫu tải miễn phí.

Bien-ban-hoa-giai-tranh-chap-dat-dai.jpg

Tải miễn phí mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai được cơ quan chức năng lập nên sau khi tổ chức các cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai, dựa trên Điều 100 Luật Đất đai 2013 và căn cứ vào Điều 18 thuộc Nghị định số 43/2014/NĐ-CP 2014 và những căn cứ luật pháp khác nhằm đưa ra quyết định cuối cùng giải quyết việc tranh chấp đất đai.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

        ỦY BAN NHÂN DÂN

.............................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

................., ngày............tháng.........năm................

BIÊN BẢN

Hoà giải tranh chấp đất đai giữa ông (bà)……………. với ông (bà) ….

Căn cứ theo đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đề ngày …. của ông (bà) …. Địa chỉ …. …….

Hôm nay, hồi….giờ….ngày……tháng…..năm…, tại……………, thành phần gồm có:

Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai:

– Ông (bà) ………………….. Chủ tịch Hội đồng, chủ trì

– Ông (bà)………………………………..chức vụ…… ……..………

– Ông (bà)………………………………..chức vụ…… ……..………

Bên có đơn tranh chấp:

– Ông (bà)…………..chức vụ………….., đơn vị…………. (nếu là tổ chức).

– Ông (bà)…………………………Số CMND………………….

Địa chỉ nơi ở hiện tại:  …………………………….

Người bị tranh chấp đất đai: .

– Ông (bà)……………….chức vụ……………, đơn vị……….. (nếu là tổ chức).

-Ông (bà)…………………………Số CMND……………..

Địa chỉ nơi ở hiện tại:  …………………………………………

Người có quyền, lợi ích liên quan (nếu có):

– Ông (bà)………………..chức vụ……………., đơn vị…………. (nếu là tổ chức).

– Ông (bà)…………………………Số CMND………………….

Địa chỉ nơi ở hiện tại:  ………………………………………. .

Nội dung:

– Người chủ trì: Nêu rõ lý do hoà giải, giới thiệu thành phần tham dự hoà giải, tư cách tham dự của người tranh chấp, người bị tranh chấp và các cá nhân, tổ chức có liên quan. Công bố nội dung hoà giải, hướng dẫn các bên tham gia hoà giải, cách thức hoà giải để đảm bảo phiên hoà giải có trật tự và hiệu quả.

– Cán bộ địa chính báo cáo tóm tắt kết quả xác minh (lưu ý không nêu hướng hòa giải).

–  Ý kiến của các bên tham gia hoà giải:

+ Ý kiến phát biểu của người tranh chấp (nêu nội dung, yêu cầu hoà giải, tài liệu chứng minh …);

+ Ý kiến phát biểu của người bị tranh chấp (phản biện lại ý kiến của người có đơn tranh chấp, tài liệu chứng minh, yêu cầu …);

+ Ý kiến của người có liên quan;

+ Ý kiến của các thành viên Hội đồng hoà giải.

– Kết luận: Trên cơ sở các ý kiến tại phiên hoà giải và thông tin, tài liệu thu thập được, người chủ trì kết luận các nội dung sau:

+ Diện tích đất đang tranh chấp có hay không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

+ Những nội dung đã được các bên tham gia hoà giải thoả thuận, không thoả thuận. Trường hợp không thoả thuận được thì ghi rõ lý do;

+ Hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất trong trường hợp hoà giải không thành.

+ Trường hợp hòa giải thành thì ghi rõ trong Biên bản: Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp không có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành hôm nay thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân (cấp xã) sẽ tổ chức thực hiện kết quả hòa giải thành.

Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận; Biên bản được lập thành … giao cho người tranh chấp, người bị tranh chấp mỗi người một bản và lưu tại UBND … một bản.

         
 

Người chủ trì

(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Người ghi biên bản

(ký, ghi rõ họ tên)

 

Chủ tịch Hội đồng hòa giải

(Ký và ghi rõ họ tên)

Các bên tranh chấp

(Ký và ghi rõ họ tên)

Các thành viên tham gia hòa giải

(Ký và ghi rõ họ tên)

Khái niệm về biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

Biên bản hòa giải đất đai là một tài liệu pháp lý quan trọng được lập ra trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai/tài sản gắn liền với đất thông qua hòa giải.

Mục đích của biên bản này là ghi chép lại toàn bộ quá trình hòa giải, bao gồm các yêu cầu và quan điểm của các bên liên quan, cũng như bất kỳ thỏa thuận hoặc giải pháp nào mà các bên đã đạt được.

Dựa trên biên bản hòa giải này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có được bằng chứng, cơ sở thực hiện các thủ tục sau hòa giải.

Nội dung trong biên bản hòa giải và tranh chấp đất đai

Nội dung cơ bản trong biên bản hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ và tên biên bản hòa giải tranh chấp đất đai giữa … và …;
  • Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai không có phần kính gửi.

 >> Tham khảo miễn phí: Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai.

1. Phần thông tin của các bên liên quan trong cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai

  • Ngày, tháng, năm lập thành biên bản hòa giải tranh chấp đất đai;
  • Thông tin về hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai: Họ và tên và chức vụ trong cuộc họp hòa giải sẽ gồm có chủ tịch hội đồng tức là người chủ trì sẽ làm người quan trọng nhất;
  • Thông tin về bên có đơn tranh chấp đất đai bao gồm: Họ và tên, nếu là tổ chức sẽ phải có chức vụ và tên đơn vị, số CMND/CCCD, địa chỉ hiện tại;
  • Thông tin về người bị tranh chấp đất đai: Họ và tên, nếu là tổ chức sẽ phải có chức vụ và tên đơn vị, số CMND/CCCD, địa chỉ hiện tại;
  • Thông tin về người có quyền và lợi ích có liên quan đến hòa giải tranh chấp đất đai: Họ và tên, nếu là tổ chức sẽ phải có chức vụ và tên đơn vị, số CMND/CCCD, địa chỉ hiện tại.

2. Phần nội dung của biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

  • Người chủ trì: Nêu rõ lý do tiến hành hòa giải, giới thiệu các thành phần tham dự cuộc họp hoà giải, tư cách tham dự của các bên tranh chấp đất đai, người bị tranh chấp đất đai và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến hòa giải tranh chấp đất đai.

Công bố nội dung trong cuộc họp hoà giải tranh chấp đất đai, tiến hành hướng dẫn các bên tham gia hoà giải tranh chấp đất đai, cách thức thực hiện hòa giải để đảm bảo phiên hoà giải tranh chấp đất đai có trật tự và hiệu quả;

  • Cán bộ địa chính sẽ tiến hành việc báo cáo tóm tắt kết quả sau khi thực hiện xác minh về mẫu đất tranh chấp (lưu ý cán bộ địa chính sẽ không nêu hướng hòa giải);
  • Ý kiến của các bên trực tiếp tham gia hoà giải bao gồm:
    • Ý kiến phát biểu của phía người tranh chấp;
    • Ý kiến phát biểu của phía người bị tranh chấp đất đai;
    • Ý kiến của những người có liên quan đến vụ việc tranh chấp đất đai;
    • Ý kiến của các thành viên trong ban hội đồng hòa giải.
  • Kết luận của cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai: Dựa trên cơ sở những bằng chứng thu thập được, căn cứ pháp luật và ý kiến của tất cả các bên tham gia cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai mà người ngủ trì sẽ đưa ra quyết định phù hợp.

Cuối cùng các bên đồng thuận và ký xác nhận bao gồm: Người chủ trì, người ghi biên bản, Chủ tịch Hội đồng hòa giải, các bên tranh chấp và cuối cùng là các thành viên trực tiếp tham gia hòa giải tranh chấp đất đai.

Lưu ý khi yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai

  • Hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ quan UBND xã, phường, thị trấn nơi có mẫu đất bị tranh chấp là điều bắt buộc, nếu không tiến hành việc hòa giải tranh chấp sẽ không thể khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị hòa giải tới cơ quan UBND thuộc cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết được (căn cứ theo quy định từ khoản 2 Điều 202 của Luật Đất đai ban hành năm 2013 và khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết vào 04/2017/NQ-HĐTP);
  • Hội đồng hòa giải chỉ đưa ra những hướng dẫn, giúp đỡ các bên trực tiếp tranh chấp đất đai đạt được thỏa thuận và tự nguyện tiến hành giải quyết tranh chấp với nhau mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai chứ không có quyền đưa ra quyết định ai đúng, ai sai;
  • Cơ quan UBND cấp xã phải tổ chức cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai trong thời gian là không quá 45 ngày, bắt đầu kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết hòa giải tranh chấp đất đai;
  • Kết quả của hòa giải tranh chấp đất đai là thành hoặc không thành. Kết quả hòa giải bắt buộc phải được lập thành biên bản và phải có chữ ký xác nhận của các bên và có xác nhận của đơn vị cơ quan UBND xã, phường, thị trấn nơi có mẫu đất đang xảy ra tranh chấp;
  • Nếu việc hòa giải thành mà có bất kỳ thay đổi hiện trạng về ranh giới của thửa đất hay bất kỳ thay đổi về người sử dụng đất thì cơ quan UBND xã, phường, thị trấn tổ chức hòa giải tranh chấp mẫu đất phải gửi biên bản hòa giải đến cho Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với các tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình hay cá nhân với nhau;
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường trình cơ quan chức năng UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương quyết định và tiến hành công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất tranh chấp và cấp mới Giấy chứng nhận đất bao gồm (Sổ đỏ, Sổ hồng).
  • Các bên tham gia đều có quyền thay đổi ý kiến của bản thân mình: Sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày xác lập nên biên bản hòa giải tranh chấp đất đai thành mà các bên tranh chấp có ý kiến được lập bằng văn bản với những nội dung khác với những nội dung đã được thống nhất trước đó trong biên bản hòa giải thành.

Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn bắt buộc phải tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để tiến hành xem xét giải quyết với ý các kiến bổ sung của người dân và phải lập nên biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Nhung-diem-can-luu-y-ve-viec-yeu-cau-hoa-giai-tranh-chap-dat-dai

Một số câu hỏi có liên quan biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

1. Hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

Hòa giải tranh chấp đất đai là việc người dân nhờ vào sự giúp đỡ của cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết tình trạng tranh chấp đất đai và giải quyết vấn đề cho người dân theo những hướng xử lý dựa vào pháp luật có tính công bằng và thuyết phục nhất và nhằm hạn chế việc để lại hệ lụy sau này.

>> Tham khảo thêm: Hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

2. Các bên tham gia ký kết biên bản hòa giải tranh chấp đất đai gồm những ai?

Các bên đồng thuận và ký xác nhận bao gồm: Người chủ trì, người ghi biên bản, Chủ tịch Hội đồng hòa giải, các bên tranh chấp và cuối cùng là các thành viên trực tiếp tham gia hòa giải tranh chấp đất đai.

>> Tham khảo thêm: Nội dung trong biên bản hòa giải và tranh chấp đất đai.

3. Nộp đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai bao lâu thì được tổ chức họp hòa giải?

Cơ quan UBND cấp xã phải tổ chức cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai trong thời gian là không quá 45 ngày, bắt đầu kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết hòa giải tranh chấp đất đai.

>> Tham khảo thêm: Những điểm cần lưu ý về việc yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?