spot_img
HomeLý lịch - Cá nhânTải mẫu đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc...

Tải mẫu đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch

Tải ngay đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận thôi quốc tịch Việt Nam. Tìm hiểu điều kiện, thủ tục, hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch.

Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam là gì?

➤ Thôi quốc tịch là việc một công dân yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi mà mình đang mang quốc tịch cho phép bản thân được thôi quốc tịch. Trường hợp công dân Việt Nam nộp đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được chấp nhận thôi quốc tịch Việt Nam nếu hồ sơ đáp ứng được điều kiện để thôi quốc tịch.

➤ Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam là mẫu văn bản do cá nhân có quốc tịch Việt Nam viết và gửi lên Sở Tư Pháp nơi cư trú hoặc trụ sở của Việt Nam ở nước ngoài để đề nghị được thôi quốc tịch Việt Nam.

Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam là mẫu chung TP/QT-2020-ĐXTQT.1 được ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BTP để sử dụng cho người Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam và người Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài.

Tai-ngay-don-xin-thoi-quoc-tich-Viet-Nam

Điều kiện để xin thôi quốc tịch Việt Nam

Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam sẽ không được chấp thuận khi thuộc các trường hợp chưa được thôi quốc tịch Việt Nam dưới đây:

  • Đang nợ các khoản thuế thuế đối với nhà nước hoặc đang thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với pháp nhân, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
  • Đang nằm trong diện truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Đang chấp hành theo quyết định của bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam;
  • Đang bị tạm giữ, tạm giam để chờ thi hành án;
  • Đang chấp nhận thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hành vi vi phạm bị đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh;

Người xin thôi quốc tịch Việt Nam cũng không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc vào trường hợp dưới đây:

  • Có hành vi làm phương hại đến danh dự, lợi ích quốc gia của Việt Nam.
  • Là cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin hoãn thi hành án.

Tải mẫu đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch

Mẫu đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam là mẫu chung TP/QT-2020-ĐXTQT.1 được ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BTP để sử dụng cho người Việt Nam đã thành niên (trên 18 tuổi) và mẫu chung TP/QT-2020-ĐXTQT.2 để sử dụng cho người Việt Nam chưa thành niên (dưới 18 tuổi).

1. Mẫu đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam mẫu 1

Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam mẫu TP/QT-2020-ĐXTQT.1

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

Mẫu TP/QT-2020-ĐXTQT.1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM

 

Kính gửi: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Họ, chữ đệm, tên : ………………………………………….. Giới tính:……………… Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………… Nơi sinh : ………………………………………………………………………………..

Nơi đăng ký khai sinh : ………………………………………………………………… Quốc tịch nước ngoài (nếu có) : ……………………………………………………….. 

Số Hộ chiếu Việt Nam:………………..do ,

cấp ngày……….tháng………năm………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân:……………………..…….số:…………… do:…………………………………..…., cấp ngày……….tháng………năm………… Nơi cư trú hiện nay: ……………………………..………………………...……………

…………………………………………………………………………………………... Ngày, tháng, năm xuất cảnh (nếu có) : ………/………/……………

Nơi cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh (nếu có) : …………………………….……

……………………………………………………………………………………….…...

Sau khi tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch, tôi tự nguyện làm Đơn này kính xin Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép tôi được thôi quốc tịch Việt Nam.

Lý do xin thôi quốc tịch Việt Nam:

…………………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………………...

Tôi cũng xin thôi quốc tịch Việt Nam cho con chưa thành niên sinh sống cùng tôi có tên dưới đây (nếu có) :

Con thứ nhất:

Họ, chữ đệm, tên:………………………………………….………Giới tính:…………. Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………… Nơi sinh : ……………………………………………………………………………….. Nơi đăng ký khai sinh : ……………………………………………………………… Quốc tịch hiện nay : …………………………………………………………............. Số Hộ chiếu Việt Nam:………………..do ,

cấp ngày……….tháng………năm………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (nếu có):……………………...số:……… do:…………………………………..…., cấp ngày……….tháng………năm………… Nơi cư trú: ………………………………..……………………………………………..

…………………………………………………………………………………………...

Con thứ hai:

Họ, chữ đệm, tên::………..…………………………………… Giới tính:……………. Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………… Nơi sinh : ………………………………………………………………………………..

Nơi đăng ký khai sinh : ………………………………………………………………… Quốc tịch hiện nay : …………………………….………………………………............. Số Hộ chiếu Việt Nam:………………..do ,

cấp ngày……….tháng………năm………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (nếu có):……………………số:…………… do:…………………………………..…., cấp ngày……….tháng………năm………… Nơi cư trú: ……………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………...

 

Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình.


Giấy tờ kèm theo:

  • ……………………………………………..

  • ……………………………………………..

  • ………………………………………….

……………, ngày …….. tháng ….. năm………..

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

2. Mẫu đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam mẫu 2

Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam mẫu TP/QT-2020-ĐXTQT.2

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

Mẫu TP/QT-2020-ĐXTQT.1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM

 

Kính gửi: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Họ, chữ đệm, tên : ………………………………………….. Giới tính:……………… Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………… Nơi sinh : ………………………………………………………………………………..

Nơi đăng ký khai sinh : ………………………………………………………………… Quốc tịch nước ngoài (nếu có) : ……………………………………………………….. 

Số Hộ chiếu Việt Nam:………………..do ,

cấp ngày……….tháng………năm………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân:……………………..…….số:…………… do:…………………………………..…., cấp ngày……….tháng………năm………… Nơi cư trú hiện nay: ……………………………..………………………...……………

…………………………………………………………………………………………... Ngày, tháng, năm xuất cảnh (nếu có) : ………/………/……………

Nơi cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh (nếu có) : …………………………….……

……………………………………………………………………………………….…...

Sau khi tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch, tôi tự nguyện làm Đơn này kính xin Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép tôi được thôi quốc tịch Việt Nam.

Lý do xin thôi quốc tịch Việt Nam:

…………………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………………...

Tôi cũng xin thôi quốc tịch Việt Nam cho con chưa thành niên sinh sống cùng tôi có tên dưới đây (nếu có) :

Con thứ nhất:

Họ, chữ đệm, tên:………………………………………….………Giới tính:…………. Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………… Nơi sinh : ……………………………………………………………………………….. Nơi đăng ký khai sinh : ……………………………………………………………… Quốc tịch hiện nay : …………………………………………………………............. Số Hộ chiếu Việt Nam:………………..do ,

cấp ngày……….tháng………năm………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (nếu có):……………………...số:……… do:…………………………………..…., cấp ngày……….tháng………năm………… Nơi cư trú: ………………………………..……………………………………………..

…………………………………………………………………………………………...

Con thứ hai:

Họ, chữ đệm, tên::………..…………………………………… Giới tính:……………. Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………… Nơi sinh : ………………………………………………………………………………..

Nơi đăng ký khai sinh : ………………………………………………………………… Quốc tịch hiện nay : …………………………….………………………………............. Số Hộ chiếu Việt Nam:………………..do ,

cấp ngày……….tháng………năm………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (nếu có):……………………số:…………… do:…………………………………..…., cấp ngày……….tháng………năm………… Nơi cư trú: ……………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………...

 

Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình.


Giấy tờ kèm theo:

  • ……………………………………………..

  • ……………………………………………..

  • ………………………………………….

……………, ngày …….. tháng ….. năm………..

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam

Công dân xin thôi quốc tịch Việt Nam cần nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú. Thời gian giải quyết hồ sơ là từ 75 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, bộ hồ sơ hợp lệ sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào người đi xin thôi quốc tịch thuộc vào những trường hợp nào bên dưới:

1. Công dân Việt Nam 

Công dân khi xin thôi quốc tịch Việt Nam cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam theo mẫu quy định cho người thành niên và chưa thành niên;
  • Mẫu bản khai lý lịch TP/QT-2020-BKLL;
  • Bản sao của hộ chiếu phổ thông Việt Nam, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

2. Người không thường trú 

Người Việt Nam không thường xuyên cư trú ở trong nước thì sẽ không phải nộp các giấy tờ sau:

  • Phiếu lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
  • Giấy xác nhận không có nợ khoản thuế do Cục thuế nơi bản thân người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp.

Tải mẫu đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch

3. Các trường hợp thuộc Khoản 2 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam

Nếu người xin thôi quốc tịch Việt Nam thuộc trường hợp quy định tại Luật Quốc tịch Việt Nam, thì phải nộp thêm các giấy tờ sau:

  • Giấy tờ chứng minh bản thân có quốc tịch nước ngoài;
  • Giấy tờ chứng minh việc bản thân đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài.

4. Người từng tham gia lực lượng vũ trang Việt Nam

Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam trước đây từng là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ từng trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, cách chức, bãi nhiệm hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì cần phải nộp thêm giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, nghỉ việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên để xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không làm phương hại đến danh dự, lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam

Trình tự, thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam được ban hành tại Điều 29 Luật Quốc tịch Việt Nam và Điều 17 của Nghị định số 16/2020/NĐ-CP được thực hiện như sau:

1. Nộp hồ sơ tại Sở Tư Pháp

Người xin thôi quốc tịch Việt Nam cần phải đến nộp hồ sơ tại Sở Tư Pháp nơi cư trú. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam gồm có các loại giấy tờ sau:

  • Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam theo mẫu;
  • Bản sao giấy khai sinh;
  • Bản sao hộ chiếu Việt Nam;
  • Bản sao giấy tờ chứng minh quốc tịch nước ngoài (nếu có);
  • Bản sao giấy tờ chứng minh lý do xin thôi quốc tịch (nếu có).

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký khai sinh cho con.

2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Sau khi nhận được hồ sơ, Sở Tư Pháp sẽ kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì Sở Tư Pháp sẽ hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện. Nếu bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ Sở Tư Pháp sẽ điền vào sổ thụ lý và cấp phiếu thụ lý hồ sơ theo mẫu quy định cho bản thân người nộp hồ sơ.

3. Đăng thông báo về việc đề nghị thôi quốc tịch Việt Nam

Sở Tư Pháp có trách nhiệm đăng tải thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên một trang báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương trong vòng ba số liên tiếp, đồng thời gửi đăng lên trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư Pháp.

Thông báo trên Trang thông tin điện tử phải được lưu trữ trong thời gian ít nhất 30 ngày, tính từ ngày đăng thông báo.

4. Xác minh nhân thân

Trong thời hạn 20 ngày, tính từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư Pháp, cơ quan Công an của cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm đi xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư Pháp.

5. Thẩm tra hồ sơ

Trong vòng thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư Pháp sẽ có trách nhiệm hoàn tất bộ hồ sơ để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

6. Xem xét, đề xuất

Trong vòng thời hạn 05 ngày làm việc tính từ khi nhận được đề nghị của Sở Tư Pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thuộc cấp tỉnh có trách nhiệm cần phải xem xét cẩn thận, đưa ra kết luận và đề xuất ý kiến để gửi lại cho Bộ Tư Pháp.

Tải mẫu đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch

7. Kiểm tra hồ sơ

Trong vòng thời hạn 20 ngày, tính từ ngày nhận được văn bản đề xuất của phía Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư Pháp sẽ có trách nhiệm tiến hành hành kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được thôi quốc tịch Việt Nam thì Bộ trưởng thuộc Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ sẽ ký vào Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, đưa ra quyết định.

8. Xem xét, quyết định

Trong thời hạn 20 ngày, tính từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét bộ hồ sơ, đưa quyết định.

9. Thông báo kết quả

Sau khi có 1uyết định về cho thôi quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước sẽ gửi đăng Công báo, Bộ Tư pháp sẽ đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư Pháp.

10. Gửi thông báo kết quả

Trong vòng thời hạn 10 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp sẽ gửi thông báo kèm bản sao giấy Quyết định cho người được phép thôi quốc tịch Việt Nam, đồng thời gửi lại cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thụ lý hồ sơ để theo dõi, quản lý, thống kê các công việc đã giải quyết về quốc tịch;

Sau khi được thôi quốc tịch Việt Nam, bản thân người đó sẽ không còn được xem là công dân Việt Nam và không được hưởng các quyền lợi của một công dân Việt Nam.

Câu hỏi thường gặp về đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam

1. Tôi có thể xin thôi quốc tịch Việt Nam khi đang ở nước ngoài không?

Người xin thôi quốc tịch Việt Nam cần phải nộp hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam tại Cơ quan đại diện Việt Nam nơi cư trú ở nước ngoài vào thời điểm nộp hồ sơ. Trong trường hợp ở quốc gia đó không có Cơ quan đại diện Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc tại Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất.

>> Xem thêm: Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.

2. Có thể xin thôi quốc tịch Việt Nam khi chưa có quốc tịch nước ngoài không?

Công dân Việt Nam chỉ được phép thôi quốc tịch Việt Nam khi có quốc tịch nước ngoài. Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa có quốc tịch nước ngoài thì phải nộp giấy tờ chứng minh việc bản thân đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài.

3. Trong đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam, người xin thôi quốc tịch Việt Nam có cần phải ghi rõ lý do xin thôi quốc tịch?

Không bắt buộc. Theo Maudon.net người xin thôi quốc tịch Việt Nam có thể ghi rõ lý do xin thôi quốc tịch hoặc không cần ghi lý do.

Tuy nhiên, việc ghi rõ lý do xin thôi quốc tịch có thể sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền hiểu rõ hơn về nguyện vọng của người xin thôi quốc tịch và có căn cứ để xem xét, giải quyết hồ sơ.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?