spot_img
HomeViệc làm - Nhân sựDownload Mẫu Hợp đồng đào tạo Nghề tóc, Salon tóc - mới!

Download Mẫu Hợp đồng đào tạo Nghề tóc, Salon tóc – mới!

Hợp đồng đào tạo nghề tóc là một văn bản quan trọng trong quá trình học nghề tại các tiệm làm tóc, salon tóc và các trung tâm đào tạo. Hợp đồng đào tạo nghề tóc không chỉ giúp người học nghề hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, mà còn giúp họ tránh được những rủi ro như việc đào tạo không đảm bảo hoặc bị lợi dụng. 

Việc hiểu rõ và lập một hợp đồng đào tạo nghề tóc phù hợp là vô cùng quan trọng. Nếu các bạn đang tìm kiếm mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc đầy đủ nhất, hãy tham khảo ngay mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc dưới đây tại Maudon.net nhé!

Hợp đồng đào tạo nghề tóc là gì?

Hợp đồng đào tạo nghề tóc, giống như các hợp đồng thương mại khác, là một biên bản thể hiện sự thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ giữa người muốn học nghề tóc và người đứng đầu trung tâm hoặc chủ salon dạy nghề tóc.

Hợp đồng này được lập trên cơ sở pháp lý, đưa ra những quy định rõ ràng về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng. Khi cả hai bên đã chấp nhận và ký kết, hợp đồng mới có hiệu lực.

Hợp đồng đào tạo nghề tóc là gì?

Ngoài ra, hợp đồng còn là cơ sở để giải quyết những tranh chấp có thể phát sinh, như việc đào tạo không đảm bảo hoặc bị lợi dụng. Trong trường hợp không thể thống nhất cách giải quyết, hợp đồng có thể được sử dụng như một căn cứ pháp lý để tòa án đưa ra phán quyết.

Việc hiểu rõ và lập một hợp đồng đào tạo nghề tóc phù hợp là vô cùng quan trọng để đảm bảo quyền lợi của cả hai bên.

Hợp đồng đào tạo học viên làm tóc có quan trọng không?

Ngày nay, việc lựa chọn một trung tâm dạy nghề tóc không chỉ dựa trên những tiêu chí như cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy, và nội dung học. Một yếu tố quan trọng khác cần được xem xét kỹ lưỡng là việc có một hợp đồng đào tạo nghề tóc rõ ràng.

Hợp đồng này giúp bảo vệ quyền lợi của cả học viên và cơ sở đào tạo khi có những tình huống phát sinh, tranh chấp và mâu thuẫn.

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dạy nghề tóc, có rất nhiều trung tâm đào tạo mọc lên để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, không phải tất cả các trung tâm đều cung cấp chất lượng đào tạo tốt. Nếu không có hợp đồng, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc đòi hỏi quyền lợi của mình, đặc biệt khi số tiền để theo học không phải là ít.

Do đó, một hợp đồng với nội dung rõ ràng, minh bạch sẽ giúp bạn đòi quyền lợi và giải quyết tranh chấp sau này.

Mặt khác, nếu học viên có các hành vi phạm với quy định của cơ sở đào tạo, thì căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng, các biện pháp xử lý phù hợp sẽ được áp dụng.

Hợp đồng đào tạo nghề tóc không chỉ là một công cụ bảo vệ quyền lợi mà còn là một phương tiện để đảm bảo rằng cả học viên và cơ sở đào tạo đều tuân thủ các quy định và cam kết của mình.

Tải ngay mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc mới nhất

Tải mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc tại Maudon.net.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ CẮT TÓC

Số:05/HĐĐT

-Căn cứ Bộ Luật Dân sự 2015;

-Căn cứ Luật Lao động 2012;

-Và các quy định, văn bản pháp luật liên quan đang hiện hành.

Hôm nay, ngày 22 tháng 10 năm 2019, tại Trung tâm đào tạo nghề tóc……….., hai bên chúng tôi gồm:

I.Bên Đào tạo nghề (Bên A):Trung tâm đào tạo nghề tóc………………………..

Trụ sở chính:…………………………………………………………………….

Họ và tên người đại diện:…………………………..-Chức vụ: …………………

CMND:…………………………ngày cấp:……………….Nơi cấp:………….

Điện thoại:…………………………………

FAX:…………………………………….

GCNĐKHĐGDNN số:…………………………………………………………

Mã số thuế:……………………………………………..

Số tài khoản:…………………………………-Ngân hàng…….chi nhánh…………

II.Bên Được Đào tạo nghề ( Bên B):

Họ và tên:…………………………………………………..

CMND:……………………..ngày cấp:…………………nơi cấp:……………….

HKTT:……………………………………………………

Điện thoại:…………………………………………….

Nghề nghiệp hiện tại:………………………………

Số tài khoản:………………………….ngân hàng…….chi nhánh……………

Hai bên thỏa thuận, ký kết Hợp đồng đào tạo nghề cắt tóc gồm những điều khoản sau đây:

Điều 1 :Đối tượng, mục tiêu chính của Hợp đồng

1.Bên A( Trung tâm đào tạo nghề tóc……………….)  thực hiện việc đào tạo nghề cắt tóc, Bên B(Anh/Chị………………) đống ý học nghề cắt tóc mà bên A đào tạo. Tất cả các kỹ năng sơ cấp của nghề cắt tóc bao gồm cả lý thuyết và thực hành nghề được đào tạo.

2.Bên A phải thực hiện việc đào tạo đúng với các tiêu chuẩn, nội dung và phương pháp đào tạo nghề sơ cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.Bên B phải đảm bảo được kiến thức, kỹ năng, đáp ứng yêu cầu về nội dung, trình độ trang bị đầy đủ tiêu chuẩn hành nghề the quy định pháp luật về Dạy nghề.

Điều 2:Chế độ học nghề

1.Thời gian học nghề:…..Giờ, …Ngày,…..Tháng,……năm.

-Bắt đầu học nghề:ngày….tháng…..năm……

-Kết thúc học nghề:ngày…tháng…năm…….

2.Thời gian học trong ngày:

-Sáng từ:..giờ đến…giờ

-Chiều từ…giờ đến…giờ

-Tối từ…..giờ đến….giờ

3.Căn cứ vào thời gian học trong ngày, Bên B phải làm một bản đăng kí ngày, giờ cho lịch làm việc tuần sau cho Bên A vào ngày thứ sáu hoặc thứ 7 của tuần này để Bên A có thể nắm rõ và sắp xếp kịp thời.Trường hợp Bên B không đăng ký lịch mà không thông báo trước khoảng thời gian là…….cho bên A thì buổi học hôm nghỉ sẽ tính là nghỉ không lý do và Bên A sẽ không chịu trách nhiệm cho những buổi nghỉ như vậy của Bên B.Trường hợp Bên B đăng ký lịch mà không đến học thì phải chịu phạt vi phạm và bồi thường theo phần Phạt vi phạm và Bồi thường trong Hợp đồng đào tạo nghề cắt tóc này.Trường hợp Bên A nếu đã có lịch mà không thể bố trí kịp thời người dạy cho người học nghề thì cũng phải chịu trách nhiệm phạt vi phạm và bồi thường.

4.Chế độ ngày nghỉ:

-Bên B sẽ thực hiện việc được đào tạo từ: Thứ 2 đến Thứ 6 bình thường

Sẽ được nghỉ:

-Thứ 7, Chủ Nhật các tuần;

-Các ngày lễ trong năm;

-Những ngày nghỉ được quy định cho người lao động trong Luật Lao Động 2012;

-Trường hợp Bên B nghỉ đã có thông báo bằng văn bản cho bên A và đã được bên A chấp thuận.Thời gian nghỉ không quá…..ngày.

-Sự kiện bất khả kháng:Đối với trường hợp này thì Bên B thông báo cho bên A không quá….ngày cho đến khi khắc phục được hoặc sự kiện bất khả kháng kết thúc, biến mất.

5.Đào tạo cơ bản và chuyên sâu:

-Được học một lớp chuyên ngành nâng cao:..buổi/..ngày;

-Có thẻ học viên;

-Được phát tài liệu lý thuyết và vào phòng thực hành.

-Nếu Bên B có khả năng cũng như nhu cầu thì Bên A có thể tạo điều kiện cho người học viên được tham gia và tập huấn tại các cơ sở bên nước ngoài.Tất cả chi phí đi lại, học tập, sinh hoạt sẽ do Bên A chi trả.

-Nếu hết Hợp đồng đào tạo học việc, xét thấy năng lực Bên B có thể đáp ứng được thì Bên A có thể ký Hợp đồng lao động với Bên B.

Điều 3:Hình thức thanh toán, giá trị Hợp đồng đào tạo nghề cắt tóc

-Với trường hợp Bên A tuyển Bên B vào học việc với mục đích làm việc cho Bên A thì Bên B sẽ không phải đóng học phí cho Bên A, trừ một số khoản phải bồi thường do lỗi hoàn toàn của Bên B.

-Với trường hợp Bên B không có mục đích làm cho Bên A thì học phí sẽ theo một đơn giá cố định.

+Giá trị học phí tạm tính:…………………..VNĐ ( Bằng chữ:…………………..).

Chi tiết có phụ lục kèm theo ( Phụ lục số 02- Đơn giá tiền học phí đào tạo chi tiết).

-Giá trị Hợp đồng đào tạo nghề cắt tóc đã bao gồm Thuế GTGT…% là giá trọn gói bao gồm tất cả công việc như:chi phí đào tạo,chi phí cho người dạy, trường,lớp, máy, vật liệu thực hành, tiền lương(nếu có), tiền đóng BHXH,BHYT cho người học trong thời gian đi học.Thêm cả những chi phí nhứ:Điện, nước, thuê địa điểm( nếu có ), và các chí, lệ phí khác.

-Trường hợp phát sinh thêm những đồ dùng có trong phụ lục Hợp đồng đào tạo nghề cắt tóc thì giá trị phát sinh được tính theo đơn giá trong phụ lục Hợp đồng.Trường hợp phát sinh thêm được Bên A chấp nhận mà không có trong phụ lục hợp đồng thì đơn học phí sẽ được làm mới và phải được Bên A phê duyệt.

-Tiền cọc, tam ứng:…………………….VNĐ( Bằng chữ:……………………….)

Để đảm bảo Hợp đồng đào tạo nghề cắt tóc, Bên B thực hiện việc đặt cọc và sẽ được trả lại khi thời gian đào tạo kết thúc trong Điều 2 Hợp đồng này).

-Hình thức thanh toán:Chuyển khoản

Người nhận:………………- Giám đốc:trung tâm đào tạo nghề tóc………………….

Số tài khoản:…………………………, Ngân hàng:………..chi nhánh…………

Đồng tiền thanh toán:Việt Nam Đồng

Nếu sử dụng ngoai tệ để thanh toán thì thống nhất cơ quan tiến hành quy đổi tiền tệ là Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam.

-Tiền lương(nếu có):Xét trong quá trình học việc, nếu Bên B làm tốt và tạo được ra sản phẩm thì Bên A có thể xem xét trả một khoản tiền tương ứng với mức chung mà Trung tâm quy định:

+Trường hợp cụ thể:Nếu như Bên B thực hiện việc hoàn thành công việc cắt tóc cho 1 khách hàng thì bên A có thể trả số tiền=…% giá trị bình thường niêm yết một lần theo giá tiền chung.

+Nếu như Bên B thực hiện việc mua bán có lợi cho trung tâm thì với từng sản phẩm Bên B giao dịch thì Bên A thanh toán =…% trên từng sản phẩm.

Điều 4:Những cam kết phải thực hiện sau khi kết thúc Hợp đồng đào tạo nghề

Ngoài trường hợp Bên B không muốn làm cho Bên A thì sẽ không phải đóng học phí, và không phải cam kết làm việc cho bên A.

Còn với việc Bên B thỏa thuận hợp đồng lao động với Bên A thì việc cam kết bao gồm:

-Sau khi kết thúc đào tạo nghề, Bên B phải cam kết thời gian làm việc cho công ty:…..năm.

-Bên B cam kết sẽ thực hiện đúng theo những nội dung có trong Hợp đồng lao động( nếu có).

-Căn cứ vào HĐLĐ sẽ cam kết thì Bên A cũng có những cam kết về công việc, thời gian, địa điểm, lương, thưởng,bảo hiểm, chế độ nghỉ cho người lao động là Bên B.

Điều 5:Bảo đảm thực hiện Hợp đồng đào tạo nghề cắt tóc

1.Trong thời hạn .. ngày, kể từ ngày có hiệu lực của Hợp đồng đào tạo nghề cắt tóc này, Bên B phải nộp phí, lệ phí tạm ứng( nếu có ), bản sao CMND,bản sao HKTT và các giấy tờ hành chính khác cho Bên A và tất cả các giấy tờ đều đươc xác thực ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.Sau khi kết thúc thời gian học việc mà Bên B không có nhu cầu tiếp tục làm việc cho bên A thì Bên A hoàn trả lại học phí và những giấy tờ ở trong khoản 1 điều này.

(Bên A được phép giữ lại một khoản tiền =….% số tiền học phí đã nộp của Bên B là khoản phí trách nhiệm)

Điều 6.Các loại bảo hiểm, bảo hành

1.Bên A phải đóng toàn bộ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế ,……cho Bên B.

2.Tất cả các thiết bị, dụng cụ của Bên A trước khi giao cho Bên B sử dụng, thực hành phải được bảo hành đều đặn và khi bàn giao cho Bên B thì Bên B có trách nhiệm kiểm tra tối đa là….ngày để báo với bên A biết và tất cả những vấn đê, hỏng hóc sau đó sẽ do lỗi Bên B và Bên B sẽ phải chịu phạt vi phạm hợp đồng.

3.Khi kết thúc Hợp đồng đào tạo nghề cắt tóc, với việc Bên B không tiếp tục cam kết làm cho Bên A thì với những khoản phí phát sinh liên quan đến việc chất lượng thiết bị, đồ dùng trong thời gian Bên B được đào tạo thì sẽ lấy kinh phí = Tiền học phi, tiền cọc ở Điều 3 Hợp đồng này để thanh toán.Nếu khoản phí cọc không đủ để thanh toán trên thực tế thì Bên B có trách nhiệm nộp bổ sung.

Điều 7:Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên

1.Quyền và nghĩa vụ của Bên Đào tạo ( Bên A):

-Soạn thảo Hợp đồng đào tạo ,các văn bản, tài liệu, nội quy cũng như phương hướng, nội dung nghề nghiệp cho Bên B thông qua.

-Cam kết đầu ra đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng về giáo dục nghề nghiệp trong các văn bản pháp luật liên quan đang hiện hành.

-Đảm bảo về số lượng, chất lượng cơ sở vật chất đạt đủ điều kiện về hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo các quy định hiện hành của pháp luật.

-Đưa ra thông tin,hồ sơ của những người trực tiếp thực hiện việc đào tạo và phải có nghĩa vụ cho người học việc biết được chất lượng,bằng cấp,kinh nghiệm của người dạy nghề và phải đúng theo các quy định pháp luật về tiêu chuẩn người dạy nghề trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

-Tổ chức kiểm tra và đánh giá chất lượng bao gồm lý thuyết và thực hành cho Bên B.Điều chỉnh và phải có phương pháp, lộ trình cụ thể đảm bảo kết quả đạt được như đã cam kết.

-Thu học phí,tiền cọc nếu Bên B sau Hợp đồng đào tạo nghề cắt tóc này không tiếp tục làm cho Bên A

-Hoàn trả học phí, tiền cọc khi Bên B tiếp tục ký mới hợp đồng lao động với Bên A.

-Đóng các loại bảo hiểm:BHXH, BHYT,….. cho Bên B trong quá trình đào tạo nghề.

-Làm lịch đăng ký tuần cho Bên B,thông báo về các thay đổi trong quá trình sắp xếp thời gian, lịch học, lớp học, người dạy nghề cho Bên B.

-Có quyền điều chuyển Bên B giữa các lớp học và thay đổi người dạy nghề tùy vào điều kiện và hoàn cảnh.

– Có các quyền kỉ luật, chấm dứt,yêu cầu bồi thường theo phần Phạt vi phạm và bồi thường trong Hợp đồng đào tạo nghề cắt tóc này.

2.Quyền và nghĩa vụ của Bên B

-Thông qua Hợp đồng đào tạo nghề do Bên A thực hiện, Bên B hoàn thiện những thủ tục và những giấy tờ pháp lý có xác nhận của chính quyền địa phương cho Bên B để hoàn thành hồ sơ.

-Tiến hành đóng học phí theo quy định của trung tâm và quy định các văn bản pháp luật về nộp học, lệ phí ở trung tâm nghề nghiệp.

-Được hoàn lại học phí trong trường hợp tiếp tục làm và kí kết Hợp đồng lao động đối với Bên A.

-Trong thời gian đào tạo,tuyệt đối chấp hành tất cả nội quy của Bên A đưa ra.

-Học tập và rèn luyện theo phương pháp và lộ trình phù hợp mà công ty yêu cầu.

-Mọi vật liệu, đồ dùng thực hành phục vụ cho việc học nghề Bên B có trách nhiệm kiểm tra, nếu có vấn đề phát sinh sau khi kiểm tra xong thì Bên B phải chịu trách nhiệm và phải bồi thường chi phí theo Bảng giá chi tiết vật liệu, đồ dùng.

-Bên B có quyền đóng góp ý kiến, xây dựng giúp hoàn thiện bản thân và có thể có lợi giúp trung tâm.

-Bên B phải đảm bảo trình độ văn hóa, sức khỏe, lí lịch,để có thể tiến hành việc đào tạo một cách tốt nhất.Tất cả hồ sơ trên sẽ nộp cùng lúc làm thủ tục về Hợp đồng đào tạo này.

-Bên B phải tuân theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của các người dạy nghề đã được trung tâm giao cho nhiệm vụ hướng dẫn và dạy nghề cho Bên B.Những yêu cầu hợp lý như cách học,cách thực hành, tiêu chuẩn chấm điểm, kĩ năng cần thiết khác,….

-Thực hiện việc đăng ký lịch theo tuần do Bên A đã làm thông báo.Mọi trường hợp đi muộn, nghỉ đều phải thông báo trước cho Bên A để họ có thể sắp xếp lịch khác.

– Được kiểm tra lý thuyết lẫn thực hành, đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng nghề nghiệp theo quy định của Trung tâm và quy định của Pháp luật về Giáo dục nghề nghiệp hiện hành.

-Có quyền cọ xát với những học viên khác, được học và làm trong môi trường chuyên nghiệp.Nếu đạt được tiêu chuẩn về kỹ năng sẽ được Bên A tạo điều kiện và kinh phí để ra nước ngoài học hỏi, tích lũy kinh nghiệm nâng cao tay nghề.

-Bên B không được phép chuyển giao cho bất kì một bên thứ ba nào về việc học thay hay bất kì hình thức ủy quyền khác nếu chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của Bên A.

-Bên B phải thông báo ngay cho Bên A biết về bất cứ nhầm lẫn, sai xót, khiếm khuyết trong bảng chi tiết hoặc tài liệu, văn bản liên quan đến phương pháp thực hành để Bên A có thể xử lý kịp thời.

-Trường hợp nghỉ dồn ngày lễ tết, thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên A và phải được sự chấp thuận của Bên A cũng bằng văn bản đúng về nghỉ lễ theo quy định của Pháp luật lao động.

– Có quyền sinh hoạt tại Trung tâm nhưng phải làm đơn đề nghị cho Bên A biết để sắp xếp chỗ sinh hoạt.

-Được trả lương nếu đã có thể thực hành nghề thật hoặc tạo ra sản phẩm có lợi cho công ty,quy định ở Điều 3 Hợp đồng đào tạo nghề cắt tóc này.

-Trường hợp Bên A yêu cầu dừng việc đào tạo mà không có lý do hoặc không thông báo trước cho Bên B tối đa…ngày thì Bên B có quyền từ chối và nếu ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ thì Bên A phải tiến hành bồi thường.

-Bên B có quyền chấm dứt hợp đồng trong trường hợp:Đi nghĩa vụ quân sự,lý do sức khỏe không thể tiếp tục được, hoặc do vi phạm về quy định và pháp luật của Trung tâm đào tạo.

Điều 8:Chấm dứt hợp đồng

1.Trường hợp Hợp đồng này chấm dứt hiệu lực khi :

– Do các bên thỏa thuận chấm dứt;

– Trường hợp Bên B:Đi nghĩa vụ quân sự, lý do sức khỏe không thể tiếp tục được, hoặc do vi phạm về quy định pháp luật;

-Do lỗi vi phạm của một trong hai bên làm cho Hợp đồng đào tạo nghề cắt tóc này khiến cho tạm ngừng Hợp đồng mà thời gian đã bị thời gian kéo dài quá…ngày,tính từ ngày tạm ngừng hai bên không đạt được sự thỏa thuận tiếp tục thực hiện Hợp đồng;

-Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trình tự, thủ tục thực hiện và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt này được thưc hiện theo quy định của Pháp luật về Hoạt động quản lý trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

Điều 9:Phạt vi phạm Hợp đồng đào tạo nghề cắt tóc và bồi thường

1.Sau khi kí Hợp đồng này, nếu bên nào tự ý đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ Hợp đồng thì phải chịu bồi thường ….% Giá trị Học Phí và tiền cọc tạm ứng.

2.Bên A vi phạm:

-Nếu Bên A không thực hiện đúng việc hoàn thiện Hợp đồng đúng theo tiêu chuẩn về Hợp đồng trong Bộ luật dân sự thì phải chịu mức phạt là:…..% Giá trị Học phí

-Nếu Bên A không thực hiên đúng về cơ sở vật chất, khối lượng và chất lượng đạt như đã cam kết thì phải chịu mức phạt là:…..% Giá trị học phí.

-Nếu Bên B nghỉ học mà không thông báo trước cho Bên A dẫn đến việc sai lịch thì phần phạt vi phạm sẽ được tính =…% Lương ngày nghỉ học của người thực hiện việc dạy nghề.

-Nếu Bên B làm hỏng dụng cụ,đồ nghề thì tính theo bảng giá chi tiết ở phụ lục số 2 để có thể tiến hành bồi thường.Nếu không có phụ lục thì Bên B sẽ thông báo cho Bên A và sẽ thanh toán theo mức giá thị trường trên từng sản phẩm.

3.Việc phạt vi phạm Hợp đồng đào tạo nghề cắt tóc này còn có thêm cả bồi thường thiệt hại của bên vi phạm Hợp đồng đối với bên bị vi phạm Hợp đồng.Bên vi phạm Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại thực tế mà bên kia phải gánh chịu.Việc xác định thiệt hại,phương thức bồi thường theo quy định của pháp luật.

4.Trường hợp Bên B học và làm không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng,số lượng theo Hợp đồng đã ký kết,đã bị Bên A nhắc nhở trực tiếp hoặc bằng văn bản mà không cải thiện trong thời gian đã đươc ấn định là…ngày thì Bên A có quyền chấm dứt Hợp đồng với Bên B.Sau khi tiến hành chấm dứt thì Bên A trả lại =….% Giá trị học phí và một phần……..tiền tạm ứng cho Bên B.

Điều 10:Giải quyết tranh chấp

1.Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có vướng mắc phát sinh, hai bên chủ động thông báo, gặp gỡ nhau để cùng phối hợp, giải quyết trên tinh thần hợp tác, thiện chí, tôn trọng nhau.

2.Nếu phát sinh tranh chấp mà hai bên không thể tự thỏa thuận giải quyết được thì một trong hai bên có thể đưa vụ việc tranh chấp ra Tòa Án nhân dân…………để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 11:Thỏa thuận khác

1.Hợp đồng đào tạo nghề cắt tóc này gồm có…trang, 1 phụ lục đính kèm, được lập thành .. bản bằng tiếng việt, có giá trị như nhau, Bên A giữ.. bản,Bên B giữ…bản.

2.Hợp đồng đào tạo nghề cắt tóc có hiệu lực từ giờ…..ngày…..tháng….năm…..

Và hết hiệu lực vào giờ…..ngày…..tháng….năm……

Đại diện bên A                                                              Đại diện Bên B

 


Nội dung hợp đồng đào tạo học viên làm tóc/salon tóc

Theo Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng đào tạo nghề tóc cần phải chi tiết hóa các điều sau: 

  • Xác định rõ tính chất là hợp đồng đào tạo nghề tóc;
  • Cơ sở và căn cứ pháp lý;
  • Nội dung cụ thể của đào tạo; 
  • Thời gian học; 
  • Chi phí học phí; 
  • Điều khoản về bồi thường trong trường hợp vi phạm; 
  • Trách nhiệm của trung tâm đào tạo;
  • Quyền và nghĩa vụ của học viên, cùng với quyền, nghĩa vụ và giới hạn của trung tâm đào tạo.

Download Mẫu Hợp đồng đào tạo Nghề tóc, Salon tóc - mới!

Khi ký kết hợp đồng, học viên sẽ được đảm bảo quyền lợi được thể hiện rõ trong hợp đồng, bao gồm: việc phân chia thời gian giữa học lý thuyết và thực hành, nội dung chương trình đào tạo, cũng như quyền tự do đưa ra ý kiến hợp lý trong quá trình học. 

Trung tâm đào tạo có thể chấm dứt hợp đồng nếu học viên vi phạm quy định của pháp luật hoặc các điều khoản cụ thể trong hợp đồng. Vì vậy, cần phải hiểu và nắm được các điều khoản trong hợp đồng, không chỉ học viên mà bên đào tạo cũng cần biết để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mình.

Cách soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề tóc 

Hợp đồng đào tạo nghề tóc là một văn bản quan trọng, vì vậy trong mẫu hợp đồng này chúng ta cần xác định rõ từng điều khoản để đảm bảo tính minh bạch và công bằng.

Cần xác định tên và địa chỉ của cả bên cung cấp đào tạo và bên học viên. Mục đích của quá trình đào tạo cũng cần được mô tả chi tiết, bao gồm những chương trình học cụ thể mà học viên sẽ được đào tạo.

Các vấn đề pháp lý trong hợp đồng: Trong trường hợp các trường, trung tâm đào tạo nghề chăm sóc tóc, căn cứ chính là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề, được cấp bởi Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại tỉnh hoặc địa phương.

Download Mẫu Hợp đồng đào tạo Nghề tóc, Salon tóc - mới!

Đối với các doanh nghiệp đăng ký hoạt động dạy nghề, quy định cơ sở pháp lý sẽ dựa vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty, do Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh hoặc địa phương cấp. Những tài liệu này chứng nhận và xác nhận rằng đơn vị đào tạo đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt động dạy nghề trong lĩnh vực chăm sóc tóc.

Điều quan trọng cần lưu ý tiếp theo là học phí và các chi phí liên quan. Yêu cầu cần phải mô tả cách thanh toán, có thể là trả đợt trước, trả theo từng kỳ, hoặc một lần, dưới các phương thức thanh toán nào cũng cần ghi rõ.

Hợp đồng cũng nên liệt kê chi tiết nghĩa vụ của cả bên cung cấp đào tạo và học viên, bao gồm cả giáo viên và học viên. Quy tắc về hủy bỏ và hoàn trả cũng cần được mô tả chi tiết, đồng thời điều này nên kèm theo các quy định về hành vi và kỷ luật.

An toàn thông tin cũng là một yếu tố quan trọng, đặc biệt là với thông tin cá nhân và thông tin đào tạo. Cuối cùng, hợp đồng cần chứa các điều khoản chung, bao gồm cả những quy định pháp lý và giải quyết tranh chấp.

Các câu hỏi liên quan đến hợp đồng đào tạo nghề tóc

1. Nếu cơ sở muốn tuyển người đào tạo để làm việc cho họ thì có được không?

Trong trường hợp cơ sở, salon làm tóc cần tuyển người vào đào tạo để làm việc cho chính họ, hợp đồng đào tạo nghề tuân theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 gồm các điều khoản sau:

  • Cam kết về thời hạn làm việc: cam kết về thời gian mà họ sẽ làm việc cho cơ sở, salon sau khi hoàn thành chương trình đào tạo;
  • Cam kết của doanh nghiệp: cam kết các điều kiện và các vị trí làm việc cụ thể có thể được xác định trong hợp đồng;
  • Thoả thuận về thời gian và tiền lương.

Nếu hợp đồng đào tạo được thực hiện theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp, cần tuân theo các quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014. Ngoài ra, thỏa thuận về thời điểm bắt đầu trả công và mức tiền công theo từng giai đoạn cụ thể cũng cần được mô tả chi tiết.

2. Có yêu cầu gì cho người đăng ký đào tạo nghề tóc không?

Nguyên tắc chung là người học nghề thường cần đạt độ tuổi từ 14 trở lên. Những người mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS cũng không được tham gia. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho người học nghề, cũng như bảo vệ cơ sở đào tạo nghề.

3. Có cần phải có hợp đồng đào tạo nghề tóc không?

Tất nhiên là cần phải có mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc. Hợp đồng này bảo vệ quyền lợi của học viên và cơ sở đào tạo trong các tình huống phát sinh, tranh chấp. Với sự phát triển của ngành dạy nghề tóc, việc lựa chọn trung tâm đào tạo đúng là quan trọng. Hợp đồng đào tạo không chỉ là công cụ bảo vệ quyền lợi mà còn đảm bảo tuân thủ quy định và cam kết của cả hai bên.

4. Nên tham khảo mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc ở đâu?

Tham khảo ngay mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc tại Maudon.net.

>> Tải hợp đồng đào tạo học viên làm tóc – Mới nhất!

Trên đây là phần hỗ trợ từ Maudon.net với các thông tin về hợp đồng đào tạo nghề tóc và các thông tin quan trọng liên quan. Mọi thắc mắc về các hợp đồng bạn có thể liên hệ Maudon.net để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất. 

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?