Hợp đồng dịch vụ là gì? Đặc điểm pháp lý của hợp đồng dịch vụ theo quy định mới nhất. Thông tin về các quy định và lưu ý quan trọng về hợp đồng dịch vụ. Tải miễn phí: hợp đồng dịch vụ, mẫu hợp đồng dịch vụ với cá nhân…
Tìm hiểu về khái niệm dịch vụ?
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm “dịch vụ”. Tuy nhiên, mọi định nghĩa đều đồng thuận về việc coi dịch vụ là kết quả của lao động, không mang hình thức vật thể, với quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời để đáp ứng nhu cầu của cả sản xuất và tiêu dùng.
Một cách tiếp cận tổng quan định nghĩa sản phẩm dịch vụ là một lĩnh vực kinh tế thứ ba trong nền kinh tế quốc dân, bao gồm nhiều hoạt động kinh tế nằm ngoài hai lĩnh vực chính là nông nghiệp và công nghiệp.
Tóm lại dịch vụ đại diện cho những sản phẩm kinh tế bao gồm công việc lao động về thể chất, quản lý, kiến thức, khả năng tổ chức và kỹ năng chuyên môn, phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân và tổ chức.
Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng gì?
Hợp đồng dịch vụ là một thỏa thuận pháp lý giữa 2 hoặc nhiều bên, trong đó 1 bên (người cung cấp dịch vụ) cam kết cung cấp một loạt các dịch vụ cụ thể cho bên kia (người thuê dịch vụ) theo các điều khoản và điều kiện cụ thể.
Mục tiêu của hợp đồng dịch vụ là xác định rõ những gì được mong đợi từ dịch vụ, quy định trách nhiệm của cả 2 bên và thiết lập cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp có thể phát sinh.
Mẫu hợp đồng dịch vụ chuẩn nhất
Tham khảo mẫu hợp đồng dịch vụ được cập nhật mới nhất. Bạn có thể linh hoạt điều chỉnh các thông tin trong hợp đồng để phù hợp với các thỏa thuận giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ ...
Số:…./20…./HĐDV
Hôm nay, ngày …. tháng ... năm …….., Tại ……………………………..
Chúng tôi gồm có:
BÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ (BÊN A):…………………………………
Địa chỉ:………………………………… …………………
Điện thoại:………………………………… ………………
Fax:…………………………………… ……………..
Mã số thuế:………………… …………………………
Tài khoản số:…………………… ……………
Do ông (bà):………… ……………………………………
Chức vụ:………………… …… làm đại diện.
BÊN CUNG ỨNG DỊCH VỤ (BÊN B):…………………………………………
Địa chỉ:……………………………………
Điện thoại:………………… ……………………
Mã số thuế:…… ………………………
Tài khoản số:…………… ……………………………
Do ông (bà):………………………… ……………………
Chức vụ:…………………… ………… làm đại diện.
Hai bên thống nhất và ký kết hợp đồng này với các điều khoản sau đây:
Điều 1: Đối tượng của Hợp đồng
Bên B tư vấn và thực hiện ………….. theo yêu cầu của bên A với nội dung chi tiết nêu tại Điều 2 và với Phí tư vấn nêu tại Điều 3 của Hợp đồng này.
Điều 2. Phạm vi tư vấn; Phương thức tư vấn và Thời hạn hợp đồng
2.1 Phạm vi tư vấn:
Phạm vi tư vấn gồm các công việc sau đây:
– Tư vấn sơ bộ và giải đáp thắc mắc cho Bên A trước khi tiến hành ……………….;
– Tư vấn và tiến hành các thủ tục cần thiết để thực hiện các công việc ……………… …. đối với ………………..….;
2.2 Phương thức tư vấn:
– Tư vấn trực tiếp cho Bên A [ ]
– Tư vấn bằng văn bản cho Bên A [ ]
2.3 Thời hạn tư vấn: Thời hạn tư vấn được tính từ thời điểm ký hợp đồng đến thời điểm hai bên ký biên bản thanh lý hợp đồng.
Điều 3. Phí và Phương thức thanh toán
Phí tư vấn: Phí tư vấn cho các công việc nêu tại các Điều 2 được tính trọn gói là ……………..….. (bằng chữ: ………………………..…….), đã/chưa bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng.
Thời hạn thanh toán phí tư vấn:
Phí tư vấn sẽ được Bên A thanh toán cho Bên B thành ………… đợt như sau:
Thanh toán đợt 1: Bên A sẽ thanh toán cho Bên B số tiền là:………….. (bằng chữ: ……………………………….….) tại ngày hai bên ký kết Hợp đồng này.
Thanh toán đợt 2: Bên A sẽ thanh toán cho Bên B số tiền còn lại là ………………………. (bằng chữ: ………………………………) sau khi bên B bàn giao kết quả theo yêu cầu cho bên A.
Cách thức thanh toán: Chuyển khoản hoặc tiền mặt
Đồng tiền thanh toán:………………………
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên
Ngoài các quyền và nghĩa vụ thuộc về từng bên được quy định tại các Điều khoản khác của Hợp đồng này, mỗi bên còn có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này, cụ thể như sau:
4.1 Quyền và nghĩa vụ của Bên A:
4.1.1 Quyền của Bên A
Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
4.1.2 Nghĩa vụ của Bên A
Cung cấp cho Bên B đầy đủ các thông tin và tài liệu kèm theo theo hướng dẫn của Bên B. Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác về các nội dung liệu cung cấp cho Bên B.
Thanh toán cho Bên B phí tư vấn đầy đủ, đúng thời hạn, đúng phương thức mà hai bên thống nhất tại Điều 3 của Hợp đồng.
Phối hợp kịp thời với Bên B trong việc tiến hành các hạng mục công việc yêu cầu sự có mặt bắt buộc của Bên A.
4.2 Quyền và nghĩa vụ của Bên B:
4.2.1 Quyền của Bên B
Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.
Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.
4.2.2 Nghĩa vụ của Bên B:
Thực hiện đúng và đủ các nội dung tư vấn đã quy định trong hợp đồng với Bên A.
Được nhận thanh toán đủ và đúng thời hạn từ Bên A phí tư vấn.
Bàn giao cho Bên A kết quả công việc với điều kiện Bên A tuân thủ quy định về việc thanh toán Phí tư vấn và phối hợp kịp thời với Bên B
Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc;
Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ;
Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung và chấm dứt hiệu lực của hợp đồng
5.1 Hợp đồng này sẽ được sửa đổi, bổ sung theo thoả thuận bằng văn bản có chữ ký xác nhận của hai Bên;
5.2 Hợp đồng này sẽ hết hiệu lực khi một trong các trường hợp sau xảy ra:
– Thời hạn của Hợp đồng đã hết nhưng không được gia hạn thêm;
– Một trong các Bên bị phá sản, giải thể. Trong trường hợp này, việc chấm dứt hiệu lực của Hợp đồng này sẽ được các Bên thoả thuận và thực hiện theo các quy định của pháp luật về giải thể và phá sản và các quy định pháp luật khác có liên quan;
– Bên A không thực hiện việc thanh toán theo như quy định tại Điều 4 của Hợp đồng này trong thời gian 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày Bên A có nghĩa vụ thanh toán cho Bên B theo như quy định tại Hợp đồng này. Trong trường hợp này, Bên B có toàn quyền tự động đơn phương chấm dứt Hợp đồng.
– Hợp đồng được chấm dứt trước thời hạn theo đề nghị bằng văn bản của các Bên. Trong trường hợp này, Bên đề nghị chấm dứt Hợp đồng phải gửi văn bản đề nghị cho Bên kia trước 15 (mười lăm) ngày. Thời điểm Hợp đồng được chấm dứt là 15 ngày sau, kể từ ngày gửi đề nghị chấm dứt Hợp đồng cho Bên kia. Hai bên sẽ lập biên bản thanh lý Hợp đồng.
Điều 6. Giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này, các Bên trước hết sẽ giải quyết trên cơ sở đàm phán, thương lượng hoặc hoà giải. Nếu các Bên vẫn không đạt được thỏa thuận bằng đàm phán hoặc hòa giải, vụ việc sẽ được đệ lên Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Điều 7. Điều khoản cuối cùng
Hợp đồng này được lập thành (04) bốn bản gốc có giá trị pháp lý ngang nhau. Mỗi bên giữ (02) hai bản gốc. Hai bên đã đọc lại và thống nhất các nội dung, đồng thời ký xác nhận dưới đây.
BÊN CUNG ỨNG DỊCH VỤ |
BÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ |
Các loại hợp đồng dịch vụ phổ biến hiện nay
Nhìn chung, hiện nay có rất nhiều mô hình sử dụng hợp đồng dịch vụ như:
- Hợp đồng dịch vụ cung ứng: cung ứng nhân sự, cung ứng vật tư…;
- Hợp đồng dịch vụ tư vấn: tư vấn tâm lý, tư vấn kinh doanh…;
- Hợp đồng dịch vụ IT: tư vấn kiến thức, tư vấn sữa chưa…;
- Hợp đồng dịch vụ quảng cáo, tiếp thị: tiếp thị sản phẩm, tiếp thị dịch vụ…;
- Hợp đồng dịch vụ bảo trì: bảo trì điện máy, sửa chữa vận tải…;
- Hợp đồng dịch vụ nhân sự: tuyển dụng nhân sự, đào tạo nhân sự, quản lý nhân sự…;
- Hợp đồng dịch vụ sức khỏe: tư vấn sức khỏe, chăm sóc sức khỏe tại nhà…;
- Hợp đồng dịch vụ nghiên cứu và phát triển: dựa trên đề tài, chủ đề…;
- Hợp đồng dịch vụ sự kiện: tổ chức sự kiện, hội nghị, triển lãm…;
- Hợp đồng dịch vụ vận chuyển: vận chuyển hàng hóa, vận chuyển người.
Các loại hợp đồng dịch vụ trên đều có đặc điểm riêng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng dịch vụ và cung ứng dịch vụ.
Ai là người sử dụng hợp đồng dịch vụ?
Tất cả những ai có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc có tiềm lực cung ứng dịch vụ đều là đối tượng thường xuyên sử dụng loại hợp đồng này. Tất nhiên các loại dịch vụ cung ứng phải tuân theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Đặc điểm pháp lý của hợp đồng dịch vụ
Một hợp đồng dịch vụ chuẩn chỉnh và tuân thủ theo quy định hiện hành cần bao gồm các đặc điểm sau đây:
Đặc điểm dịch vụ cung cấp
Hợp đồng dịch vụ cần mô tả chi tiết về loại hình dịch vụ cung cấp cho bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Cụ thể, nếu dịch vụ cho thuê xe cần mô tả rõ loại xe, công năng xe…
Thời gian hợp đồng dịch vụ có hiệu lực
Tương tự như các loại hợp đồng khác, hợp đồng dịch vụ cần đảm bảo ghi rõ thời gian hiệu lực của hợp đồng dịch vụ bao gồm thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc dịch vụ.
Trường hợp hợp đồng không chứa thông tin hiệu lực khi xảy ra tranh chấp hợp đồng các bên liên quan sẽ không thể nào đảm bảo được quyền lợi khi không có thông tin chứng minh cụ thể.
Chi phí và cách thức thanh toán
Trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ các bên cần thống nhất đi đến thỏa thuận về chi phí dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ cũng như cách thức mà bên sử dụng dịch vụ chi trả cho bên còn lại.
Chi phí thanh toán sẽ bao gồm: chi phí dịch vụ, thuế và các chi phí khác theo thỏa thuận ban đầu.
Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan
Bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ cần tuân thủ trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết. Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm các bên đều phải được thỏa thuận và thống nhất thông qua quá trình đàm phán.
Các thông tin chính thức trên hợp đồng sẽ không được sửa xóa bất kỳ chi tiết nào khi các bên đã đặt bút ký kết.
Bên cung ứng dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ
Trong khuôn khổ hợp đồng cung ứng dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ, đại diện cho cá nhân hoặc tổ chức, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng cho bên sử dụng.
Trong suốt thời kỳ thực hiện hợp đồng, bên cung ứng dịch vụ có trách nhiệm tự tổ chức thực hiện các công việc đã thỏa thuận. Khi hợp đồng đến hạn, bên cung ứng dịch vụ cũng phải chịu trách nhiệm thông báo đến bên sử dụng dịch vụ.
Bên cung ứng dịch vụ có đầy đủ quyền lợi yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết.
Bên cung ứng dịch vụ có quyền đề xuất bên sử dụng dịch vụ thanh toán tiền công theo quy định trong hợp đồng dịch vụ.
Bên sử dụng dịch vụ
Bên sử dụng dịch vụ cam kết trả tiền thù lao cho bên cung ứng dịch vụ dựa trên kết quả công việc đã được hoàn thành, theo các điều khoản và điều kiện quy định trong hợp đồng.
Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng dịch vụ đòi hỏi thông tin từ bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu và thông tin liên quan cho bên cung ứng dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý.
Trong quá trình thực hiện dịch vụ, nếu có những sai sót từ phía bên cung ứng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ có quyền yêu cầu sửa chữa sai sót đó, đảm bảo tính chính xác và đúng đắn của công việc thực hiện.
Lưu ý quan trọng khi ký kết hợp đồng dịch vụ
Không chỉ riêng bản hợp đồng dịch vụ mà các bản hợp đồng lao động khác các bên liên quan cần kiểm tra chắc chắn các thông tin trong hợp đồng. Việc kiểm tra này đảm bảo các bên hiểu chính xác các thông tin đã thỏa thuận cũng như cam kết về trách nhiệm, nghĩa vụ được thực hiện khi đặt bút ký hợp đồng.
Các bên cần lưu ý các thông tin sau khi đọc bản hợp đồng dịch vụ
- Thông tin về các bên liên quan: họ và tên, số điện thoại;
- Mô tả chi tiết dịch vụ cung cấp;
- Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc hợp đồng dịch vụ;
- Chi phí và cách thức thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên khi ký hợp đồng dịch vụ.
Các câu hỏi liên quan đến hợp đồng dịch vụ
1. Dịch vụ là gì?
Dịch vụ đại diện cho những sản phẩm kinh tế bao gồm công việc lao động về thể chất, quản lý, kiến thức, khả năng tổ chức và kỹ năng chuyên môn, phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân và tổ chức.
2. Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng gì?
Hợp đồng dịch vụ là một thỏa thuận pháp lý giữa hai hoặc nhiều bên, trong đó một bên (người cung cấp dịch vụ) cam kết cung cấp một loạt các dịch vụ cụ thể cho bên kia (người thuê dịch vụ) theo các điều khoản và điều kiện cụ thể.
Mục tiêu của hợp đồng dịch vụ là xác định rõ những gì được mong đợi từ dịch vụ, quy định trách nhiệm của cả hai bên, và thiết lập cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp có thể phát sinh.
3. Có bao nhiêu loại hợp đồng dịch vụ?
Về cơ bản có rất nhiều loại hợp đồng dịch vụ, các loại hợp đồng dịch vụ trên đều có đặc điểm riêng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng dịch vụ và cung ứng dịch vụ.
4. Ai là đối tượng sử dụng hợp đồng dịch vụ?
Tất cả những ai có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc có tiềm lực cung ứng dịch vụ đều là đối tượng thường xuyên sử dụng loại hợp đồng này. Tất nhiên các loại dịch vụ cung ứng phải tuân theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
5. Tải miễn phí hợp đồng dịch vụ ở đâu?
Tham khảo ngay mẫu hợp đồng dịch vụ tại:
>> Tải mẫu hợp đồng dịch vụ – Mới nhất!
Trên đây là phần hỗ trợ từ Maudon.net với các thông tin về hợp đồng dịch vụ và đặc điểm pháp lý của hợp đồng dịch vụ. Mọi thắc mắc về các loại hợp đồng bạn có thể liên hệ Maudon.net để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất.