spot_img
HomeHôn nhân - Gia đình - Trẻ emTải Tờ Khai Đăng Ký Nhận Cha Mẹ Con - Mẫu Tải...

Tải Tờ Khai Đăng Ký Nhận Cha Mẹ Con – Mẫu Tải Mới Nhất!

Tải miễn phí mẫu tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con trên Maudon.net, cách điền tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con. Hướng dẫn thủ tục nhận cha mẹ con đơn giản

Quyền nhận cha mẹ con của công dân theo pháp luật hiện hành

Theo quy định tại Điều 90, 91 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về quyền nhận cha mẹ và quyền nhận con chi tiết như sau:

  • Cha mẹ có quyền nhận con trong cả trường hợp con đã chết;
  • Con có quyền nhận cha, mẹ trong cả trường hợp cha, mẹ đã chết;.
  • Trong trường hợp người đã có chồng, vợ nhận con thì không cần sự đồng ý của người kia;
  • Con đã thành niên khi đăng ký nhận cha thì không cần sự đồng ý của mẹ. Con đã thành niên nhận mẹ thì không cần sự đồng ý của cha.

>> Xem thêm: Thủ tục đổi họ cho con.

Tải tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con mới nhất

Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con hiện hành được ban hành theo Thông tư 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp. Quy định theo một số điều của Luật hộ tịch năm 2014 và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ thi hành chi tiết như sau:

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM          

     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON


Kính gửi: ().......................................................................................................................................

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu:

Nơi cư trú: (2)

Giấy tờ tùy thân: (3)

Quan hệ với người nhận cha/mẹ/con: (4)

Đề nghị cơ quan công nhận người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên:

Ngày, tháng, năm sinh:

Giới tính:.....................................Dân tộc:...........................................Quốc tịch:

Nơi cư trú: (2)

Giấy tờ tùy thân: (3)

...................................... của người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên:

Ngày, tháng, năm sinh:

Giới tính:.....................................Dân tộc:...........................................Quốc tịch:

Nơi cư trú: (2)

Giấy tờ tùy thân: (3)

Tôi cam đoan việc nhận.......................................nói trên là đúng sự thật, tự nguyện, không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

Làm tại..........................................ngày ............tháng............năm............ 

                                                                              Người yêu cầu

                                  (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

                                                                                                             

                                                                                                   

 

 Ý kiến của người hiện đang là mẹ hoặc cha(5)       

 

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký nhận cha, mẹ, con;

(2) Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004).

(4) Chỉ khai trong trường hợp người khai không đồng thời là người nhận cha/mẹ/con.

(5) Chỉ khai trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên hoặc người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, ghi ý kiến của người cha nếu mẹ là người yêu cầu, ý kiến người mẹ nếu cha là người yêu cầu (trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự).

 (6) Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.

 

Thủ tục nhận cha mẹ con tại cơ quan có thẩm quyền

Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định việc chứng mình quan hệ cha, mẹ, con như sau:

Chứng cứ để chứng minh mối quan hệ cha, mẹ, con khi đăng ký nhận cha, mẹ, con:

➤ Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và Khoản 1 Điều 44 của Luật Hộ tịch, hồ sơ cần chuẩn bị cho thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2. Trường hợp không có đủ chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định thì các bên nhận cha, mẹ, con phải lập văn bản cam đoan về mối quan hệ giữa cha, mẹ, con và phải có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ này.

➤ Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:

1. Ủy ban nhân dân xã khu vực biên giới sẽ thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã với công dân của nước láng giềng đang thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam.

2. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con sẽ cần phải xuất trình giấy tờ theo các quy định, hồ sơ bao gồm các loại  giấy tờ sau đây:

  1. Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định hiện hành;
  2. Giấy tờ, các tài liệu, chứng cứ chứng minh quan hệ cha – con hoặc quan hệ mẹ – con;
  3. Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi ở thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
  4. Tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con.
  1. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đúng và đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch sẽ bắt đầu kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định.

Trong trường hợp cần phải xác minh thêm thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc.

Lưu ý:

Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có bất kỳ tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch sẽ ghi chép nội dung vào Sổ hộ tịch, sau đó cùng người có yêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã sẽ ký và cấp cho mỗi bên 1 bản chính trích lục hộ tịch.

Tải Tờ Khai Đăng Ký Nhận Cha Mẹ Con - Mẫu Tải Mới Nhất!

➤ Căn cứ theo Điều 44 Luật Hộ tịch 2014 về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:

1. Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con sẽ phải nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha – con hoặc mẹ – con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. 

Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài sẽ phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu tương đương để chứng minh về nhân thân.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ giấy tờ hợp lệ, công chức làm công tác hộ tịch sẽ thực hiện xác minh và niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 7 ngày liên tục.

Đồng thời cũng sẽ gửi văn bản đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong vòng thời gian 7 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Phòng Tư pháp sẽ báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để tiến hành quyết định về việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu đã đủ điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ giải quyết.

4. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt đầy đủ; công chức làm công tác hộ tịch sẽ ghi vào Sổ hộ tịch, và cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ thực hiện cấp trích lục cho các bên.

>> Tham khảo thêm: Thủ tục làm giấy khai sinh online.

Tải Tờ Khai Đăng Ký Nhận Cha Mẹ Con - Mẫu Tải Mới Nhất!

Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con?

Căn cứ Điều 43 Luật Hộ tịch 2014, quy định Ủy ban nhân dân cấp huyện tại nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con sẽ có thẩm quyền thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con đối với các trường hợp:

  • Giữa công dân Việt Nam với nhau; 
  • Giữa công dân Việt Nam hiện đang cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài; 
  • Giữa các công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài với nhau; 
  • Giữa công dân Việt Nam có đồng thời quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; 

Giữa người nước ngoài với người nước ngoài mà một hoặc cả hai bên đang thường trú tại Việt Nam.

Hướng dẫn cách điền tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con chi tiết

  • Mục “Kính gửi”: Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con tại nơi cư trú

Ví dụ: Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh.

  • Mục “Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu”: Ghi họ, tên đệm, tên của người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con;
  • Mục “Nơi cư trú”: Ghi rõ địa chỉ thường trú; nếu không có địa chỉ đăng ký thường trú thì điền địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có địa chỉ đăng ký tạm trú thì điền địa chỉ nơi đang sinh sống;
  • Mục “Giấy tờ tùy thân”: Ghi thông tin chi tiết về giấy tờ tùy thân: hộ chiếu, căn cước công dân hoặc giấy tờ thay thế;

Ví dụ: CMND số 00123… do Công an Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 01/01/2023.

  • Mục “Quan hệ với người nhận cha/mẹ/con”: Chỉ ghi trong trường hợp người khai không đồng thời là người nhận cha/mẹ/con.

To-khai-dang-ky-nhan-cha-me-con-moi-nhat

Các câu hỏi thường gặp khi về tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con

1. Tôi có thể tải tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con ở đâu?

Bạn có thể tham khảo và tải về tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con miễn phí tại Maudon.net

2. Tôi có thể nộp giấy tờ xác nhận cha con đến cơ quan nào để được giải quyết?

Căn cứ theo Điều 43 Luật Hộ tịch 2014, các chứng cứ chứng minh mối quan hệ cha con sẽ nộp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận.

3. Tôi muốn làm thủ tục nhận con để đăng ký khai sinh cho bé, thủ tục nhận con sẽ như thế nào?

Để thực hiện thủ tục nhận con, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  1. Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định hiện hành;
  2. Giấy tờ, các tài liệu, chứng cứ chứng minh quan hệ cha – con hoặc quan hệ mẹ – con;
  3. Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi ở thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
  4. Tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con.

Sau khi có đầy đủ giấy tờ, bạn sẽ nộp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, các công chức làm công tác hộ tịch sẽ xác minh giấy tờ và niêm yết việc nhận cha con. Đồng thời, cũng sẽ gửi văn bản đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha con niêm yết trong vòng thời gian 7 ngày liên tục. Nếu đã đủ điều kiện theo quy định, phòng Tư pháp sẽ báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để tiến hành quyết định về việc đăng ký nhận cha con.

Lưu ý: Khi đăng ký nhận cha con, các bên phải có mặt đầy đủ; công chức làm công tác hộ tịch sẽ ghi vào Sổ hộ tịch, và cùng các bên

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?