Tải mẫu CV cho thực tập sinh chưa có kinh nghiệm, mẫu CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm… Cách tạo CV đơn giản và lưu ý khi viết kinh nghiệm trong CV.
Cách làm CV cho thực tập sinh, sinh viên mới ra trường
CV là công cụ quan trọng giúp sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm hoặc thực tập sinh ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Với những ai chưa biết cách làm CV, Maudon.net sẽ giúp bạn biết rõ các nội dung cần thể hiện sẽ giúp bạn dễ dàng trình bày bản thân và gây ấn tượng tốt hơn.
>> Xem thêm: Mẫu giấy giới thiệu thực tập.
1. Phần thông tin thực tập sinh, sinh viên trong CV xin việc
Trong phần này, cần trình bày rõ ràng và ngắn gọn các thông tin cơ bản như: Họ tên, địa chỉ email, số điện thoại và liên kết đến các hồ sơ trực tuyến như LinkedIn hoặc website cá nhân (nếu có).
Đối với sinh viên mới ra trường hoặc thực tập sinh chưa có kinh nghiệm, nên sử dụng email chuyên nghiệp và thông tin liên hệ rõ ràng để nhà tuyển dụng dễ dàng liên lạc. Tránh sử dụng những email thiếu nghiêm túc hoặc biệt danh không phù hợp.
2. Mục tiêu nghề nghiệp CV xin việc của sinh viên, thực tập sinh
Phần mục tiêu nghề nghiệp trong mẫu CV cho thực tập sinh chưa có kinh nghiệm là vị trí bạn thể hiện mong muốn và định hướng tương lai. Hãy nhấn mạnh những giá trị bạn có thể mang lại cho công ty thay vì chỉ nêu lợi ích cá nhân. Sinh viên mới ra trường nên tập trung vào tinh thần cầu tiến, sẵn sàng học hỏi và phát triển kỹ năng chuyên môn.
Ví dụ: “Mong muốn tích lũy kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực tiếp thị số để đóng góp vào sự phát triển của công ty.”
3. Liệt kê quá trình học tập btrong CV xin viện của sinh viên
Quá trình học tập nên được trình bày theo thứ tự thời gian từ gần nhất đến xa nhất.
- Liệt kê tên trường, chuyên ngành, thời gian học, cùng với các thành tích học tập (nếu có) như học bổng, đề tài nghiên cứu, hoặc các khóa học ngắn hạn liên quan đến vị trí ứng tuyển;
- Đối với mẫu CV cho sinh viên chưa ra trường, bạn có thể bổ sung các thông tin về những dự án học tập hoặc hoạt động ngoại khóa có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Điều này giúp nhà tuyển dụng thấy được sự năng động và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế của bạn, ngay cả khi bạn chưa có kinh nghiệm làm việc chính thức.
>> Tải miễn phí: Mẫu đơn xin việc làm – chuyên nghiệp, gây ứng tượng.
4. Cách ghi kinh nghiệm làm việc cho sinh viên, thực tập sinh
Kinh nghiệm làm việc trong mẫu CV cho thực tập sinh chưa có kinh nghiệm không nhất thiết phải là công việc full-time. Bạn có thể liệt kê các công việc part-time, thực tập hoặc dự án đã tham gia. Dưới đây là ba phần quan trọng cần chú ý:
➤ Giải thưởng, thành tích, học bổng: Ghi rõ các giải thưởng hoặc học bổng bạn đã đạt được như “Học bổng khuyến khích học tập năm 2023” hay “Giải Nhì Nghiên cứu Khoa học cấp trường”. Điều này thể hiện bạn là người có thành tích và nỗ lực trong học tập.
➤ Kỹ năng: Liệt kê các kỹ năng như giao tiếp, làm việc nhóm, tin học văn phòng hay sử dụng công cụ chuyên ngành. Sinh viên chưa có kinh nghiệm nên nhấn mạnh vào kỹ năng mềm và các phần mềm liên quan để tạo điểm nhấn.
➤ Sở thích: Chọn lọc những sở thích hỗ trợ công việc.
Ví dụ: nếu ứng tuyển vị trí tiếp thị, có thể nhắc đến viết lách, chụp ảnh hoặc tham gia các sự kiện. Điều này sẽ giúp các bạn sinh viên nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Lưu ý khi viết CV cho sinh viên, thực tập sinh chưa có kinh nghiệm
Đối với sinh viên mới ra trường hoặc người chưa có kinh nghiệm làm việc, việc tạo dựng một CV thu hút là bước đầu tiên để tiếp cận nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số lưu ý của Maudon.net sẽ giúp bạn xây dựng một bản CV chuyên nghiệp và ấn tượng hơn.
1. Lưu ý về hình thức trình bày của CV
➤ Trình bày CV rõ ràng, đẹp mắt: Bố cục CV cần được phân chia rõ ràng, dễ nhìn với các tiêu đề và gạch đầu dòng hợp lý. Hãy sử dụng các font chữ đơn giản, chuyên nghiệp như Arial hoặc Times New Roman.
➤ Độ dài CV hợp lý: Đối với mẫu CV cho thực tập sinh chưa có kinh nghiệm, CV không nên dài quá một trang A4. Hãy tập trung vào những nội dung chính yếu như học vấn, kỹ năng, hoạt động ngoại khóa.
➤ Sử dụng từ ngữ chuyên nghiệp: Tránh dùng từ lóng hoặc từ ngữ không phù hợp trong CV. Hãy lựa chọn các từ mang tính chuyên nghiệp, thể hiện được sự tự tin và năng lực của bạn.
2. Trả lời được các câu hỏi mà nhà tuyển dụng
Dù bạn là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, mẫu CV của bạn vẫn cần trả lời được những câu hỏi cơ bản mà nhà tuyển dụng quan tâm.
Ví dụ:
- Tại sao bạn phù hợp với vị trí này?
- Bản thân có những kỹ năng nào liên quan đến công việc? Nếu công ty tuyển bạn thì bạn có thể đóng góp gì cho công ty?
- Hãy làm rõ các điểm mạnh của bạn bằng cách nêu bật các thành tích học tập, các dự án mà bạn đã tham gia, hoặc kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm. Đối với CV cho người chưa có kinh nghiệm làm việc, bạn có thể nhấn mạnh vào sự nhiệt huyết, tinh thần học hỏi và khả năng thích nghi với môi trường làm việc của bản thân.
>> Tham khảo chi tiết: Câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp.
3. Chú trọng vào việc làm rõ các kỹ năng và thế mạnh
Vì chưa có kinh nghiệm làm việc, hãy tập trung vào việc mô tả rõ các kỹ năng mà bạn có. Hãy trình bày các kỹ năng quan trọng như tin học văn phòng, ngoại ngữ, giao tiếp, hoặc các kỹ năng chuyên môn bạn đã học được. Điều này sẽ giúp bạn tạo điểm nhấn cho CV của mình dù chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế.
Tải mẫu CV cho thực tập sinh, sinh viên chưa có kinh nghiệm
Một mẫu CV xin việc part-time hay xin việc, xin đi thực tập cho sinh viên hoặc thực tập sinh chưa có kinh nghiệm cần đảm bảo tính chính xác, trung thực và dễ đọc.
Bạn có thể tham khảo các mẫu CV cho sinh viên chưa ra trường tại các mẫu mà Maudon.net đã tổng hợp sau đây, bạn đọc có thể tham khảo để tìm cảm hứng và điều chỉnh cho phù hợp với bản thân.
1. Mẫu CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm
2. Mẫu CV cho thực tập sinh chưa có kinh nghiệm
3. Mẫu CV cho sinh viên xin việc part time
Cách làm CV xin việc cho sinh viên, thực tập sinh thêm thu hút
Để có một CV thu hút, sinh viên mới ra trường hoặc thực tập sinh chưa có kinh nghiệm cần chú ý một số mẹo nhỏ sau:
1. Ảnh trong CV nên là ảnh thẻ tiêu chuẩn
Sử dụng ảnh thẻ tiêu chuẩn với phông nền nghiêm túc, trang phục lịch sự giúp tạo ấn tượng tốt hơn so với ảnh selfie hoặc ảnh không rõ nét. Ảnh đẹp sẽ giúp CV của bạn trông chuyên nghiệp và gọn gàng hơn.
2. Đính kèm cùng với các minh chứng khác được nêu trong CV
Liệt kê giải thưởng, chứng chỉ, hoặc các dự án và đính kèm minh chứng như thư giới thiệu, giấy chứng nhận tham gia hoạt động ngoại khóa. Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng kiểm chứng thông tin và đánh giá đúng năng lực của bạn.
3. Sử dụng email làm việc, email chuyên nghiệp
Chọn email có họ tên và tránh biệt danh. Email nghiêm túc sẽ giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
4. CV trên mạng chỉ mang tính chất tham khảo
Các mẫu CV trên mạng chỉ là gợi ý. Hãy điều chỉnh nội dung theo điểm mạnh của bản thân, tránh sao chép nguyên bản để giữ được tính độc đáo và khác biệt trong CV của mình.
>> Tham khảo thêm: Bộ hồ sơ xin việc – Tải trọn bộ miễn phí.
Câu hỏi về mẫu CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm
1. Ngoài CV thì sinh viên cần nộp thêm gì trong hồ sơ xin thực tập?
Ngoài CV thì sinh viên cần nộp thêm một số giấy tờ, tài liệu sau để bổ swo cho hồ sơ xin thực tập:
- Mẫu đơn xin việc, đơn ứng tuyển dành cho sinh viên;
- Sơ yếu lý lịch xin việc (không phải sơ yếu lý lịch sinh viên);
- CV xin việc dành cho thực tập sinh, sinh viên;
- Giấy khám sức khỏe xin việc;
- Bản sao photo có công chứng CCCD/CMND, sổ hộ khẩu và giấy khai sinh;
- Bản sao photo có công chứng các bằng cấp, chứng chỉ liên quan;
- Ảnh thẻ (kích thước 3×4 hoặc 4×6).
>> Tải trọn bộ: Hồ sơ xin việc làm – Mới nhất.