Trong chương trình giáo dục đại học, cao đẳng, thực tập tốt nghiệp là một trong những điều kiện bắt buộc của sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học để có thể tốt nghiệp.
Việc thực tập mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên trước khi chính thức tham gia vào lực lượng lao động cũng như là cơ hội để sinh viên có thể trau dồi, học hỏi thêm kinh nghiệm. Kết thúc kỳ thực tập, sinh viên sẽ nộp báo cáo thực tập cho giảng viên để đánh giá quá trình này.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp là gì?
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp là một bản tổng kết ghi lại toàn bộ quá trình thực tập của sinh viên bao gồm các nhiệm vụ đã làm, kiến thức, kỹ năng đã học hỏi và trải nghiệp áp dụng lý thuyết vào công việc thực tế tại đơn vị mà sinh viên tham gia thực tập cũng như những kết quả đạt được;
- Sau khi hoàn thành bản báo cáo vào cuối kỳ thực tập, sinh viên sẽ nộp cho người hướng dẫn để tiếp tục hoàn thiện và nộp về trường theo quy định;
- Hiện nay không có mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp cố định mà sẽ tùy vào mỗi trường, mỗi khoa có yêu cầu riêng về nộ dung, hình thức, do đó, sinh viên sẽ cần tham dự các buổi hướng dẫn tại trường để đảm bảo không bỏ lỡ thông tin quan trọng nào. Sinh viên lưu ý không làm sai mẫu do nhà trường quy định để tránh việc bị trừ điểm hoặc bài báo cáo thực tập không được chấp nhận;
- Những nội dung quan trọng cần có trong một bài báo cáo tốt nghiệp sẽ bao gồm: thông tin về trường, tên của đơn vị mà sinh viên thực tập, người hướng dẫn, họ tên sinh viên, thời gian tham gia thực tập, đề tài lựa chọn, nội dung bài báo cáo, nhận xét của người hướng dẫn…
>> Xem ngay: Đơn đề nghị bảo vệ luận án tốt nghiệp.
Thời gian nộp báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Quá trình thực tập là một cơ hội giúp các bạn sinh viên có những trải nghiệm thực tế về ngành học của mình vào công việc, đây là thời gian mà các bạn trau dồi thêm kỹ năng, kiến thức để nhanh chóng làm quen và hòa nhập với môi trường làm việc;
- Thời gian thực tập tốt nghiệp sẽ do trường và khoa quy định cụ thể thường sẽ là 3 tháng, 10 tuần… Nhà trường cũng sẽ quy định về thời gian sinh viên sẽ nộp báo cáo sau khi kết thúc kỳ thực tập. Điều này cũng sẽ tùy vào công việc và tính chất mà thời gian thực tập sẽ được đưa ra phù hợp.
>> Tham khảo: Cách làm sơ yếu lý lịch xin việc làm.
Tham khảo tải mẫu báo cáo thực tập thực tế
Báo cáo thực tập bao gồm những nội dung nào?
Các nội dung thường có trong bài báo cáo thực tập của sinh viên bao gồm:
Thông tin tổng quan về cơ sở mà sinh viên chọn thực tập:
- Tên cơ sở, địa chỉ chính xác nơi thực tập;
- Lịch sử hình thành và phát triển của công ty;
- Thông tin về bộ máy tổ chức, cơ cấu vận hành;
- Sản phẩm, mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh của công ty.
Cơ sở lý thuyết về đề bài:
Sinh viên chọn một vấn đề hiện doanh nghiệp đang gặp phải, tóm tắt về các kiến thức, lý thuyết mà mình đã học và có thể áp dụng vào công việc thực tế để giải quyết những vấn đề xảy ra.
Các bạn sinh viên cần đưa ra cơ sở lý thuyết liên quan và phù hợp với tình huống đã gặp để đảm bảo có được mức độ tin cậy cao.
Nội dung nghiên cứu, thực hành tại cơ sở thực tập:
Sau khi nêu các cơ sở lý thuyết cũng như đề cập tới những vấn đề liên quan mà sinh viên đã gặp trong quá trình thực tập, tại mục này sinh viên sẽ trình bày cụ thể hơn về các nội dung mà mình đã làm trong thời gian thực tập như:
- Mô tả các công việc, nhiệm vụ được giao;
- Cách thức, quy trình giải quyết các công việc;
- Kết quả hoàn thành công việc.
Những kiến thức đã áp dụng trên công việc thực tế:
- Tại phần này, sinh viên sẽ tổng hợp và phân tích những công việc thực tế nào mà mình có thể áp dụng kiến thức đã học tại trường một cách chi tiết: quy trình, cách thức thực hiện, mức độ hiệu quả…
Ví dụ: Sinh viên thực tập vị trí Content Marketing tại một Agency quảng cáo, bạn đã đưa ra các nội dung, ý tưởng nào để có thể thu hút được khách hàng mục tiêu, đem tới các giá trị có ích cho khách hàng của doanh nghiệp?
- Để bài báo cáo thực tập được logic và sáng tạo hơn, sinh viên cũng nên nắm rõ cách trình bày, đưa ra vấn đề, giải quyết và có kết quả phù hợp.
Phần kết luận và kiến nghị:
Sau khi hoàn thành các nội dung trên, sinh viên sẽ cần đưa ra kết luận cho bài báo cáo với các nội dung như:
- Điểm mạnh, điểm cần phát huy trong quá trình thực tập tại công ty;
- Những kiến thức, kinh nghiệm mà sinh viên đã tiếp thu và rút ra được qua những công việc đã làm tại công ty;
- Đưa ra các đề xuất đối với công ty về chủ đề mà sinh viên đã thực tập;
- Kiến nghị với nhà trường về những kiến thức, kỹ năng chuyên ngành chưa thể áp dụng vào công việc thực tế.
Tài liệu tham khảo:
Trong quá trình làm bài báo cáo, các dữ liệu, thông tin, biểu đồ mà sinh viên sử dụng từ các tài liệu, bài báo… của các tác giả nước ngoài hay Việt Nam đều phải được liệt kê trong mục này.
>> Xem thêm: Mẫu đơn xin việc làm – Mới nhất.
Lưu ý quan trọng trong cách viết báo cáo thực tập doanh nghiệp/công ty
Về văn phong và ngôn ngữ
Sinh viên hạn chế viết tắt, sử dụng từ ngữ chính xác, rõ ràng, không sai chính tả. Bài viết phải có trọng tâm, luận điểm, cách khai thác ý rành mạch.
Các trình bày bài báo cáo
Sinh viên sử dụng phông chữ thống nhất cho cả bài, size chữ vừa phải, căn chỉnh lề, đảm bảo bài viết dễ đọc, thống nhất, không gây rối mắt cho người đọc.
Bố cục, dàn ý
Sinh viên cần lập dàn ý trước khi bắt đầu làm bài báo cáo thực tập, sắp xếp các đề mục, luận điểm khoa học, dễ hiểu tránh việc làm cho bài trở nên rời rạc, không rành mạch, thống nhất.
Hình ảnh, bảng, biểu đồ
Sinh viên đánh số các hình ảnh, bảng, biểu đồ, ghi chú rõ ràng để người đọc dễ dàng hiểu và theo dõi, ngoài ra, đảm bảo ảnh minh họa rõ nét, không bị mờ, nhòe, bảng biểu rõ số…
Lưu ý: Không sử dụng quá nhiều hình ảnh, bảng, biểu đồ để lấp đầy báo cáo.
Tài liệu tham khảo khi làm bài
Sinh viên chọn tham khảo các thông tin đáng tin cậy, uy tín. Lưu ý phải trích nguồn và ghi tên tác giả đầy đủ.
Cách viết một bài báo cáo thực tập hoàn chỉnh nhất
Cấu trúc thông thường của một bài báo cáo thực tập bao gồm:
- Bìa báo cáo thực tập;
- Lời cảm ơn: sinh viên viết lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn, đơn vị thực tập, người hướng dẫn tại nơi thực tập,…;
- Danh mục các bảng biểu sử dụng trong bài;
- Danh mục các từ viết tắt sử dụng trong bài;
- Mục lục;
- Nội dung chính của bài báo cáo thực tập.
Hình thức của báo cáo thực tập tốt nghiệp
Để đảm bảo bài báo cáo chỉn chu, rõ ràng, các bạn sinh viên nên sử dụng thống nhất các định dạng trong suốt quá trình làm bài như:
- Bìa báo cáo bên ngoài cần in màu, đóng khung;
- Bìa báo cáo bên trong in giấy trắng;
- Khổ giấy A4;
- Đánh số trang trên mỗi trang báo cáo;
- Căn chuẩn lề trên, lề dưới;
- Hạn chế viết tắt, nếu sử dụng các từ viết tắt cần ghi vào danh mục các từ viết tắt ở đầu bài báo cáo;
- Đánh số tất cả hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ trong bài.
Các câu hỏi thường gặp mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp
1. Báo cáo thực tập tốt nghiệp là gì?
Báo cáo thực tập tốt nghiệp là một bản tổng kết ghi lại toàn bộ quá trình thực tập của sinh viên bao gồm các nhiệm vụ đã làm, kiến thức, kỹ năng đã học hỏi và trải nghiệp áp dụng lý thuyết vào công việc thực tế tại đơn vị mà sinh viên tham gia thực tập.
2. Những nội dung cần có trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp là gì?
Những nội dung cần có trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp bao gồm:
-
- Thông tin tổng quan về cơ sở mà sinh viên chọn thực tập;
- Cơ sở lý thuyết về đề bài;
- Nội dung nghiên cứu, thực hành tại cơ sở thực tập;
- Những kiến thức đã áp dụng trên công việc thực tế;
- Phần kết luận và kiến nghị;
- Tài liệu tham khảo.
3. Thời gian quy định nộp báo cáo thực tập là khi nào?
Thời gian thực tập tốt nghiệp sẽ do trường và khoa quy định cụ thể thường sẽ là 3 tháng, 10 tuần… Nhà trường cũng sẽ quy định về thời gian sinh viên sẽ nộp báo cáo sau khi kết thúc kỳ thực tập. Điều này cũng sẽ tùy vào công việc và tính chất mà thời gian thực tập sẽ được đưa ra phù hợp.