spot_img
HomeBiểu mẫuMẫu đơn, hồ sơMẫu đơn khởi kiện Tranh chấp đất đai có sổ đỏ và...

Mẫu đơn khởi kiện Tranh chấp đất đai có sổ đỏ và không sổ đỏ

Tải miễn phí file word mẫu đơn khởi kiện, khiếu nại tranh chấp đất đai. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất có sổ đỏ và không có sổ đỏ theo Luật Đất đai…

Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp có thể hiểu đơn giản là những xung đột hay mâu thuẫn phát sinh trong đời sống giữa những cá nhân, tổ chức trong các mối quan hệ xã hội như dân sự, lao động… Tranh chấp thường gắn liền với quyền và lợi ích mang tính hợp pháp của các bên.

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền cũng như nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Mau-don-tranh-chap-quyen-su-dung-dat

Phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai

Việc xác định tranh chấp là tranh chấp đất đai hay tranh chấp liên quan đến đất đai rất quan trọng vì nó liên quan đến quy trình, thủ tục ở các giai đoạn tiếp theo. Do đó, trước khi khiếu nại hay khởi kiện bạn cần xác định xem đó có phải là tranh chấp đất đai hay không.

Theo Luật Đất đai 2013 số 45/2013/QH13 Điều 3 Khoản 24 quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền cũng như nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Dựa vào đó, tranh chấp đất đai là những tranh chấp về việc xác định ai có quyền sử dụng đất (bao gồm cả tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất) mới là tranh chấp đất đai.

Có 3 dạng tranh chấp đất đai, bao gồm:

  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa các bên;
  • Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất giữa các bên;
  • Tranh chấp về mục đích sử dụng đất giữa các bên.

Việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai là rất quan trọng bởi vì quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đất đai là khác nhau.

>> Xem thêm: Cách làm hợp đồng mua bán đất.

Tải mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Khi đã xác định được vấn đề là tranh chấp đất đai thì tiếp đến bạn cần làm đơn khởi kiện tranh chấp đất đai hoặc các mẫu đơn liên quan khác và chuẩn bị các giấy tờ liên quan để chuẩn bị cho quá trình tiếp theo. 

1. Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là mẫu dùng để tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân đề nghị tòa án, thẩm phán giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai.

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai sẽ được sử dụng theo Mẫu số 23-DS theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP về biểu mẫu trong tố tụng dân sự.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……(1), ngày….. tháng …… năm…….

 

ĐƠN KHỞI KIỆN

                    Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……………………………………

Người khởi kiện: (3)

Địa chỉ: (4)

        Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………................................................. (nếu có)

Người bị kiện: (5)

Địa chỉ (6)

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………................................................. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)

Địa chỉ: (8)  

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………...(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : ………………………………............(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)

Địa chỉ: (10)

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..……............. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)

Người làm chứng (nếu có) (12)

Địa chỉ: (13)

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………...…….…......... (nếu có). 

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)

1

2

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)

 

              Người khởi kiện (16)

2. Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai là mẫu do bên yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai soạn thảo phù hợp với tình hình hiện tại và mong muốn giải quyết tranh chấp đất đai.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày…tháng…năm …..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn)

Họ và tên tôi là:

Sinh năm:

CMT số (thẻ căn cước số):

Ngày cấp:…………………………………..nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Nơi ở:

Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình của  ông (bà): …………………….. Nơi ở:

Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai như sau:

Cho đến nay, chúng tôi vẫn không thể hòa giải được với nhau để giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai đã được nêu bên trên. Vì vậy, gia đình tôi làm đơn này đề nghị Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) …………. tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai giữa hai bên gia đình chúng tôi đối với thửa đất số…. ......Loại đất…….....................hạng đất………................. địa chỉ

Yêu cầu cụ thể:

  • Yêu cầu cơ quan thẩm quyền tiến hành đo đạc lại diện tích và ranh giới thửa đất.
  • Lập biên bản hòa giải tranh chấp đất đai giữa hai bên gia đình chúng tôi.

Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn đề nghị và giải quyết sớm cho tôi.

Tôi xin cảm ơn!

Tài liệu có gửi kèm theo:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– ………………………………………… 

NGƯỜI LÀM ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(ký và ghi họ tên)

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Khi một trong các bên đã có giấy chứng nhận sử dụng đất (Sổ đỏ) hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Luật Đất đai 2013 số 45/2013/QH13 Điều 100 thì Tòa án nhân dân nơi xảy ra tranh chấp đất đai sẽ giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự như sau:

1. Chuẩn bị hồ sơ tranh chấp quyền sử dụng đất

Bộ hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ bao gồm:

  • Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai;
  • Các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100;
  • Các tài liệu chứng minh khác: Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 số 92/2015/QH13, người khởi kiện phải có tài liệu, căn cứ, chứng cứ để chứng minh yêu cầu khởi kiện đó;
  • Biên bản hoà giải có chữ ký của các bên tranh chấp và có xác nhận của UBND xã (UBND xã);
  • Các giấy tờ liên quan của nguyên đơn bao gồm: Sổ hộ khẩu; Thẻ căn cước công dân (CCCD) hoặc chứng minh nhân dân (CMND).

2. Nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai

Nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp. Nộp hồ sơ bằng 1 trong 3 cách thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án nơi có đất tranh chấp;
  • Gửi Tòa án bằng dịch vụ bưu chính, bưu điện;
  • Nộp trực tuyến (online) bằng phương thức điện tử (internet) qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

3. Tòa án thụ lý và giải quyết tranh chấp đấy đai đã có sổ đỏ

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ Tòa án sẽ yêu cầu bổ sung thông tin trong thời gian không quá 3 ngày làm việc.

Nếu hồ sơ đã được hoàn tất thì:

  • Tòa án gửi thông báo tạm ứng án phí.
  • Nguyên đơn nộp trước án phí/lệ phí tại cơ quan thuế theo thông báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp cho Tòa án.
  • Tòa án sẽ thụ lý vụ việc.

4. Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai

Thời gian xét xử tranh chấp đất đai là 6 tháng – Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 số 92/2015/QH13:

  • Thời gian chuẩn bị xét xử là 4 tháng;
  • Nếu vụ việc phức tạp có thể kéo dài không quá 2 tháng.

Trong thời gian chuẩn bị quy trình xét xử:

  • Tòa án sẽ tổ chức hòa giải;
  • Nếu hòa giải không thành thì vụ tranh chấp sẽ được Tòa án đưa ra xét xử sơ thẩm (nếu không bị tạm đình chỉ).

Sau khi có bản án của Tòa án xét xử sơ thẩm, các bên tranh chấp sẽ có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án và phải có căn cứ.

>> Xem thêm: Mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế.

Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Nếu tranh chấp đất đai giữa các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư với nhau thì sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất không sổ đỏ

Bộ hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai không có sổ đỏ sẽ gồm những giấy tờ như sau:

  • Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hoà giải có chữ ký của các bên tranh chấp và có xác nhận của UBND xã (UBND xã);
  • Trích xuất hồ sơ địa chính, bản đồ qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và những tài liệu làm bằng chứng, chứng cứ trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Tờ báo cáo đề xuất và bản dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành;
  • Các giấy tờ liên quan của nguyên đơn bao gồm: Thẻ căn cước công dân (CCCD) hoặc chứng minh nhân dân (CMND).

2. Chủ tịch UBND huyện thụ lý và giải quyết yêu cầu của vụ án

Chủ tịch UBND huyện giao trách nhiệm cho cơ quan tham mưu giải quyết yêu cầu vụ án. Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ sau:

  • Kiểm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức họp các sở, ngành liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết);
  • Hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch UBND ra  quyết định giải quyết tranh chấp.

4. Chủ tịch UBND huyện ra kết quả giải quyết

Chủ tịch UBND huyện ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp.

➤ Nếu đồng ý kết quả giải quyết tranh chấp thì tranh chấp kết thúc.

➤ Không đồng ý kết quả giải quyết thì:

  • Khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh;
  • Hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 của Quốc hội (khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Chủ tịch UBND  huyện).

➤ Thời hạn giải quyết sẽ không quá 45 ngày.

Các câu hỏi liên quan đến đơn khiếu nại tranh chấp đất đai

1.  Những tranh chấp nào không phải là tranh chấp đất đai?

Các tranh chấp sau không phải là tranh chấp đất đai:

  • Tranh chấp về mua bán/giao dịch quyền sử dụng đất, nhà ở.
  • Tranh chấp về quyền thừa kế là quyền sử dụng đất.
  • Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa hai vợ chồng khi ly hôn.

Những tranh chấp liên quan đến vấn đề đất đai thì chủ yếu do Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 quy định nên thủ tục giải quyết sẽ khác vì không giải quyết theo thủ tục của Luật Đất đai 2013 số 45/2013/QH13. 

2. Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải không?

Theo Luật Đất đai 2013 số 45/2013/QH13, Điều 200, khoản 1, khi các bên có tranh chấp thì:

Nhà nước khuyến khích tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Từ đó, nhà nước khuyến khích các bên hòa giải qua 2 hình thức:

  • Tự hòa giải;
  • Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở.

Theo Luật hòa giải cơ sở số 35/2013/QH13 của Quốc hội, tranh chấp đất đai được hòa giải ở cơ sở do Hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận và tự nguyện giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp với nhau.

3. Tôi có thể tải mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại đâu?

Bạn có thể ghé thăm Maudon.net để tải miễn phí file word mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai đầy đủ và chuẩn nhất. 

>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?