spot_img
HomeKhiếu nại - Tố cáoĐơn kháng cáo là gì? Cách làm đơn kháng cáo - Mẫu...

Đơn kháng cáo là gì? Cách làm đơn kháng cáo – Mẫu 54-DS

Tải  mẫu đơn kháng cáo thuộc mẫu 54-DS Nghị quyết 01/2017. Cách viết đơn kháng cáo về bản án. Hướng dẫn thủ tục kháng cáo bản án – quyết định dân sự.

Đơn kháng cáo là gì?

Đơn kháng cáo là mẫu đơn thể hiện sự không đồng tình của người nhận bản án, dẫn đến mong muốn kháng cáo các quyết định sơ thẩm của Tòa án, đề nghị Tòa án cung cấp phúc thẩm xem xét lại lần nữa các bản án, quyết định;

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, khi người kháng cáo có đầy đủ các bằng chứng chứng minh rằng Tòa án đã vi phạm quy định của luật tố tụng khi đưa ra bản án sơ thẩm trái với thủ tục tố tục hoặc nội dung bản án trái với sự thật khách quan, thì người kháng cáo có thể viết đơn kháng cáo để đề nghị việc sơ thẩm lại vụ án.

Tai-mien-phi-don-khang-cao-mau-54-DS-nghi-quyet-01_2017 (1)

Tải đơn kháng cáo mẫu 54-DS Nghị quyết 01/2017

Dưới đây là mẫu đơn kháng cáo số 54-DS được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP, quý độc giả có thể tham khảo mẫu word mà Maudon.net đã soạn bên dưới.

>> Xem thêm: Top mẫu đơn kháng cáo thông dụng.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----***----

……, ngày….. tháng …… năm……

 

ĐƠN KHÁNG CÁO

 

Kính gửi: Tòa án nhân dân  …………………………………….....................................

Người kháng cáo: ……………………………...............................................................

Địa chỉ: ……………………………………................................................................... 

Số điện thoại: ……………………………………………………………………............ 

Địa chỉ thư điện tử: .................................................................. (nếu có)

Là: ………………………….............................................................................. 

Kháng cáo: ……………………………............................................................. 

Lý do của việc kháng cáo: …………………………………....................................... 

Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây: …………………….... 

Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có: ……………………………..

  1. ............................................................................................................................…………………
  2. ....................................................................................................................................................... 
  3. ....................................................................................................................................................... 

NGƯỜI KHÁNG CÁO

(Ký tên)

Hướng dẫn cách viết đơn kháng cáo

Một đơn kháng cáo gồm có các nội dung chính sau:

  • Thời gian viết đơn kháng cáo;
  • Họ tên, địa chỉ; số điện thoại, email (nếu có) của người kháng cáo;
  • Chỉ ra mong muốn kháng cáo toàn bộ hoặc một phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
  • Lý do cho việc kháng cáo và yêu cầu của người viết kháng cáo;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết kháng cáo.

Cách viết chi tiết cho một đơn kháng cáo như sau:

➤ Quốc hiệu và tiêu ngữ: Cần ghi ở đầu văn bản, căn giữa dòng văn bản, quốc hiệu cần viết hoa toàn bộ, tiêu ngữ cần viết hoa chữ cái đầu tiên. Quốc hiệu và tiêu ngữ là nội dung cần có ở mọi văn bản và thể hiện được tính pháp lý của văn đó;

➤ Ngày làm đơn kháng cáo: Cần ghi đầy đủ thứ, ngày, tháng, năm, điền thêm giờ, phút nếu có;

➤ Tên đơn: Tên đơn kháng cáo cần viết hoa toàn bộ, căn giữa dòng văn bản;

➤ Kính gửi: Ở đây cần điền tên của Tòa án nhân dân nơi đưa ra bản án.

Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện T, Tòa án nhân dân tỉnh…

➤ Thông tin người kháng cáo:

  • Tên: Cần viết hoa các chữ cái đầu tiên của họ và tên của người kháng cáo hoặc đại diện của người kháng cáo được ủy quyền thường là luật sư biện hộ của vụ án;
  • Địa chỉ: Điền địa chỉ thường trú hiện tại của người làm đơn kháng cáo;
  • Số điện thoại: Điền số điện thoại của người kháng cáo, hoặc có thể điền số điện thoại của luật sư biện hộ vụ án;
  • Thư điện tử: Có thể điền thư điện tử của người kháng cáo hoặc thư điện tử của luật sư biện hộ.

➤ Là: Ở đây cần ghi tư cách tham gia tố tụng của người làm đơn kháng cáo.

Ví dụ: Là nguyên đơn (bị đơn) trong vụ án về tranh chấp hợp đồng cho thuê thiết bị; là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Nguyễn Văn A trú tại nhà số 34 phố D, quận T, thành phố B theo như uỷ quyền ngày…tháng…năm…; là người đại diện theo uỷ quyền của Công ty TNHH C do ông Nguyễn Văn A – Tổng Giám đốc đại diện theo như giấy uỷ quyền ngày…tháng…năm…

➤ Kháng cáo: Ghi cụ thể kháng cáo bản án nào, quyết định sơ thẩm nào hoặc phần nào trong bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực về pháp luật đó.

Ví dụ: Kháng cáo một phần ở mục 1.a bản án dân sự sơ thẩm số 02/2023/DS-ST ngày 05-02-2023 của Tòa án nhân dân thành phố B).

Lý do của việc kháng cáo: Ghi lý do cụ thể cho việc kháng cáo như nội dung trái với sự thật, vi phạm thủ tục ban hành bản án;

Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây: Nêu cụ thể từng vấn đề mà người viết đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm phải giải quyết. Ví dụ như: Yêu cầu sửa lại bản án, Yêu cầu hủy bỏ bản án, tiến hành việc tái sơ thẩm vụ án, Bác bỏ bỏ một phần bản án là không có hiệu lực…;

Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có: Trường hợp có có các tài liệu bổ sung liên quan thì cần phải ghi đầy đủ tên của các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh cho việc kháng cáo của bản thân là có căn cứ và hợp pháp. Ví dụ: Tài liệu kèm theo bao gồm: 1) Bản sao giấy cho vay tài sản, 2) Bản sao giấy xác nhận cho vay tài sản, 3)…;

➤Người làm đơn: Người kháng cáo cần ký tên hoặc điểm chỉ, ghi rõ họ tên.

Đơn kháng cáo là gì? Cách làm đơn kháng cáo - Mẫu 54-DS

Thủ tục kháng cáo bản án, kháng cáo quyết định dân sự

1. Những lưu ý trong quá trình soạn thảo đơn kháng cáo

Cần xác định được cụ thể phạm vi và căn cứ để kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và trình bày chính xác, đúng phần nội dung quan trọng này trong đơn kháng cáo.

Sau khi nộp đơn kháng cáo, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung nội dung kháng cáo thông qua mẫu đơn về yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo. Việc sửa đổi, bổ sung này sẽ không bị giới hạn bên trong phạm vi kháng cáo ban đầu nếu chưa đến thời hạn kháng cáo. Tuy nhiên,một khi hết thời hạn kháng cáo, việc thay đổi, bổ sung kháng cáo sẽ không thể vượt quá được phạm vi kháng cáo ban đầu.

Do đó, để tránh mất nhiều thời gian, gia tăng quá trình tố tụng và tránh được trường hợp bị vượt quá khỏi phạm vi kháng cáo ban đầu, người làm đơn kháng cáo nên chuẩn bị kỹ càng nội dung kháng cáo, chứng cứ kháng cáo liên quan và thể hiện ở trong đơn kháng cáo ngay từ đầu.

Trường hợp đương sự hay người đại diện hợp pháp của đương sự ủy quyền cho người khác đại diện cho mình viết kháng cáo thì phải thể hiện được đầy đủ các thông tin liên quan đến bên được ủy quyền, bên ủy quyền và phải đính kèm văn bản ủy quyền có công chứng, chứng thực, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập trước Tòa án có sự chứng thực của Thẩm phán hoặc một cá nhân được Chánh án Tòa án phân công.

Người kháng cáo phải gửi các tài liệu, chứng cứ bổ sung hợp pháp (nếu có) kèm theo đơn kháng cáo để có hiệu lực chứng minh sai sót của bản án. Do đó, trong những trường hợp người kháng cáo có tài liệu, chứng cứ bổ sung thì cần phải cung cấp cho Tòa án sơ thẩm để chứng minh việc đưa ra yêu cầu kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

2. Thủ tục nộp đơn kháng cáo

Thời hạn để kháng cáo đối với các bản án của Tòa án cấp sơ thẩm tối đa là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; và đối với các quyết định về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm thì tối đa là 07 ngày kể từ ngày cá nhân nhận được bản án, quyết định đó.

Trường hợp cá nhân, người đại diện ủy quyền hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức không có mặt tại phiên Tòa hoặc không có mặt khi Tòa tuyên án mà đưa ra được lý do chính đáng cho việc vắng mặt thì thời hạn kháng cáo sẽ được bắt đầu tính từ ngày nhận được bản án hoặc bản án đưa ra được niêm yết.

Theo đó, người kháng cáo cần phải lưu ý đến thời hạn này để việc nộp đơn kháng cáo không quá thời hạn và khiến tòa Tòa án từ chối thụ lý đơn kháng cáo;

Phương thức nộp đơn kháng cáo: đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ban hành bản án sơ thẩm hoặc quyết định. Người kháng cáo có thể nộp đơn kháng cáo kèm theo các tài liệu, chứng cứ đến Tòa án với 03 phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp đơn kháng cáo tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án thông qua các dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức thư điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án nơi ban hành sơ thẩm (nếu có).

Kết quả nộp đơn kháng cáo: Sau khi tiếp nhận đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm sẽ có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận đã nhận đơn kháng cáo cho người viết kháng cáo. Tiếp đó, Tòa án sẽ kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, mà Tòa án sẽ đưa ra một trong các quyết định sau: 

  • Đưa ra yêu cầu người kháng cáo nêu rõ lý do và xuất trình các tài liệu, chứng cứ chứng minh (nếu có) nếu đơn kháng cáo bị quá hạn;
  • Yêu cầu người kháng cáo cần phải sửa đổi, bổ sung cho đơn kháng cáo;
  • Tiến hành việc thụ lý, xem xét lại bản án;
  • Trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp người kháng cáo không được quyền kháng cáo, không viết lại, sửa đổi, bổ sung cho đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án hoặc không nộp lệ phí tạm ứng án phí phúc thẩm trong thời hạn quy định;
  • Trong trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ được chấp thuận, nếu cá nhân không thuộc trường hợp được miễn hoặc không cần phải nộp lệ phí tạm ứng án phí phúc thẩm thì trong vòng thời hạn 10 ngày, bắt đầu từ ngày nhận được thông báo của Tòa án cấp sơ thẩm về việc nộp  tạm ứng án khoản phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp lệ phí tạm ứng án phí phúc thẩm và phải cung cấp biên lai thu tiền cho Tòa án cấp sơ thẩm để đơn kháng cáo được tiến hành việc thụ lý.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến kháng cáo bản án

1. Ai là người có quyền viết đơn kháng cáo?
Người có quyền kháng cáo là đương sự, cá nhân đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện. Đây là những người có quyền khởi kiện theo quy định trong Điều 271, thuộc Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

>> Tham khảo thêm: Cách viết đơn kháng cáo.

2. Thời hạn của việc kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm là bao lâu?

Thời hạn của việc kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án và 07 ngày đối với việc quyết định sơ thẩm kể từ ngày cá nhân nhận bản án.

>> Tham khảo thêm: Thủ tục nộp đơn kháng cáo.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?