Quyền kháng cáo là quyền lợi cơ bản phổ biến của công dân khi cho rằng cơ quan pháp quyền chưa đưa ra phán quyết đúng theo luật pháp, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân, và công dân sử dụng quyền này thông qua các mẫu đơn kháng cáo.
Kháng cáo là gì?
Kháng cáo là một quyền tố tụng quan trọng trong hệ thống pháp luật, cho phép các bên liên quan trong một vụ án phản đối bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
Quyền này được thực hiện thông qua việc nộp đơn kháng cáo, trong đó người kháng cáo biểu thị sự không đồng ý của mình với phán quyết của tòa án và yêu cầu xét xử lại tại cấp phúc thẩm.
Theo pháp luật Việt Nam, thời hạn để nộp đơn kháng cáo là 15 ngày kể từ khi bản án được tuyên bố. Đối tượng có quyền kháng cáo bao gồm bị cáo, bị hại, người đại diện hợp pháp của họ, và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Thủ tục kháng cáo đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý để đảm bảo rằng quyền lợi hợp pháp của các bên được bảo vệ một cách công bằng và minh bạch nhất.
Top mẫu đơn kháng cáo chuẩn xác nhất – mới nhất!!
Tải ngay một số mẫu đơn kháng cáo hình sự, dân sự… được tải nhiều nhất tại maudon.net.
1. Mẫu đơn kháng cáo hành chính
Mẫu số 24-HC (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP
ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......, ngày..... tháng ...... năm......
ĐƠN KHÁNG CÁO
Kính gửi: Tòa án nhân dân (1) .............................................
Người kháng cáo: (2)....................................................................................
Địa chỉ: (3)....................................................................................................
Số điện thoại (nếu có):........................., số fax (nếu có).........................
Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ...................................................................
Là: (4)............................................................................................................
Kháng cáo: (5)...............................................................................................
Lý do của việc kháng cáo: (6).......................................................................
.....................................................................................................................
Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây: (7) .....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có: (8)
1...................................................................................................................
2...................................................................................................................
3...................................................................................................................
Người kháng cáo (9)
2. Mẫu đơn kháng cáo hình sự
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------
……, ngày….. tháng …… năm……
ĐƠN KHÁNG CÁO
Kính gửi: Toà án nhân dân (1).............................................................................
Người kháng cáo: (2) ..................................... Sinh năm.....................................
Địa chỉ: (3) ...........................................................................................................
..............................................................................................................................
Là: (4) ..................................................................................................................
Kháng cáo: (5).......................................................................................................
...............................................................................................................................
Lý do của việc kháng cáo: (6)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét, giải quyết những vấn đề sau đây: (7)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có: (8)
1. ............................................................................................................................
2. ............................................................................................................................
3...........................................................................................................................
Người kháng cáo (9)
(Ký tên hoặc điểm chỉ)
Họ và tên
Hướng dẫn sử dụng mẫu đơn kháng cáo về hình sự:
(1) Ghi tên Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án.
- Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Y, tỉnhX );
- Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội). Cần ghi địa chỉ cụ thể của Toà án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).
(2) Nếu người kháng cáo
- Đối với cá nhân, thì ghi họ và tên, năm sinh của cá nhân đó;
- Đối với người kháng cáo là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó và ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện).
(3) Trường hợp người kháng cáo là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú của cá nhân (ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T);
- Trường hợp người kháng cáo là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H).
(4) Ghi tư cách pháp lý của người kháng cáo
Ví dụ: Ghi rõ là Bị cáo, Người bị hại, Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan……..trong vụ án hình sự……….ghi rõ, vụ án gì, ví dụ: “ Trộm cắp tài sản” “ Cố ý gây thương tích”………
(5) Ghi cụ thể ngày, tháng, năm của bản án và Tòa án đã xét xử sơ thẩm
- Trường hợp kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật thì ghi kháng cáo toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm, vụ án gì, ngày, tháng, năm của bản án và Tòa án đã xét xử sơ thẩm ví dụ; Kháng cáo toàn bộ Bản án hình sự sơ thẩm vụ án “Trộm cắp tài sản” ngày 23/5/2009 của Tòa án nhân dân huyện H tỉnh T
- Trường hợp kháng cáo một phần bản án thì ghi rõ kháng cáo phần nào của bản án, ví dụ: kháng cáo phần bồi thường thiệt hại của Bản án hình sự sơ thẩm vụ án “Cố ý gây thương tích” ngày 29/5/2009 của Tòa án nhân dân huyện H tỉnh T
(6) Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo : căn cứ kháng cáo
(7) Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết ví dụ như :
- Yêu cầu giảm mức hình phạt
- Yêu cầu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại.
- ………………………………
(8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có:
- Biên lai, giấy biên nhận…;
- Bản sao giấy khai sinh….
(9) Trường hợp người kháng cáo là cá nhân, thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ và tên của người kháng cáo đó;
- Trường hợp người kháng cáo là cơ quan, tổ chức kháng cáo, thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ và tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. /.
3. Mẫu đơn kháng cáo dân sự
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …… năm……
ĐƠN KHÁNG CÁO
Kính gửi: Tòa án nhân dân (1)
Người kháng cáo: (2)
Địa chỉ: (3)
Số điện thoại:………………………………/Fax:
Địa chỉ thư điện tử.........................................................................(nếu có)
Là:(4)
Kháng cáo: (5)
Lý do của việc kháng cáo:(6)
Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây:(7)
Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:(8)
1.
2.
3.
NGƯỜI KHÁNG CÁO(9)
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 54-DS:
(1) Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Y, tỉnh ĐN); nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội). Cần ghi địa chỉ cụ thể của Tòa án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).
(2) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người kháng cáo ủy quyền cho người khác thì ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo, nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì ghi họ tên của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền (ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện).
(3) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H).
(4) Ghi tư cách tham giá tố tụng của người kháng cáo (ví dụ: là nguyên đơn (bị đơn) trong vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản; là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Trần Văn Nam trú tại nhà số 34 phố X, quận H, thành phố Y theo uỷ quyền ngày…tháng…năm…; là người đại diện theo uỷ quyền của Công ty XNK A do ông Nguyễn Văn Nam – Tổng Giám đốc đại diện theo giấy uỷ quyền ngày…tháng…năm…).
(5) Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó (ví dụ: kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 01/2017/DS-ST ngày 15-01-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh H).
(6) Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo.
(7) Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.
(8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: 1) Bản sao Giấy xác nhận nợ; 2) Bản sao Giấy đòi nợ…).
(9) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người kháng cáo đó; nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Có mấy loại mẫu đơn kháng cáo thông dụng hiện nay?
1. Đơn kháng cáo dân sự
Đơn kháng cáo dân sự là một văn bản pháp lý phổ biến, thông qua đó người kháng cáo thể hiện sự không đồng tình với bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại.
Đơn này bao gồm các thông tin cơ bản như ngày tháng năm làm đơn, thông tin cá nhân của người kháng cáo, nội dung kháng cáo toàn bộ hoặc một phần của bản án, lý do kháng cáo, và yêu cầu cụ thể mà người kháng cáo muốn Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.
Ngoài ra, đơn kháng cáo cũng cần kèm theo các tài liệu, chứng cứ bổ sung để hỗ trợ cho lý do kháng cáo.
>> Xem thêm: Tổng hợp đơn thư pháp lý – Miễn phí.
2. Đơn kháng cáo hình sự
Đơn kháng cáo hình sự là một công cụ pháp lý quan trọng giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình tố tụng hình sự. Việc soạn thảo và nộp đơn kháng cáo đúng cách sẽ giúp tăng cơ hội thành công trong việc làm thay đổi quyết định của Tòa án sơ thẩm.
Bạn có thể sử dụng đơn kháng cáo hình sự khi:
- Bạn cho rằng Tòa án đã áp dụng sai quy định của pháp luật, đánh giá sai chứng cứ, hoặc không xem xét đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ;
- Bạn cảm thấy bản án đã gây thiệt hại cho danh dự, nhân phẩm, hoặc quyền lợi tài sản của bạn;
- Muốn làm rõ một vấn đề pháp lý: Nếu có những vấn đề pháp lý chưa được làm rõ trong quá trình xét xử sơ thẩm, bạn có thể sử dụng đơn kháng cáo để yêu cầu Tòa án cấp trên giải quyết.
3. Đơn kháng cáo hành chính
Đơn kháng cáo hành chính là một văn bản pháp lý mà một cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến một quyết định hành chính nào đó, không đồng ý với quyết định đó và muốn yêu cầu cấp phúc thẩm xem xét lại.
Bạn có thể cần làm đơn kháng cáo hành chính khi:
- Quyết định hành chính gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của bạn;
- Quyết định hành chính vi phạm pháp luật;
- Quyết định hành chính chưa đúng về mặt thủ tục.
Thủ tục kháng cáo hành chính có thể phức tạp và thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Việc giải quyết đơn kháng cáo cũng cần thời gian tuỳ vào quy mô, độ phức tạp vi phạm.
Quy định về người được quyền kháng cáo
Quyền kháng cáo là một quyền quan trọng trong tố tụng, cho phép các bên liên quan không đồng ý với quyết định của tòa án có thể yêu cầu cấp tòa án cấp trên xem xét lại. Tuy nhiên, quyền này không phải ai cũng có và tùy thuộc vào từng loại vụ án mà đối tượng có quyền kháng cáo sẽ khác nhau.
1. Kháng cáo trong vụ án hình sự
- Bị cáo: Người bị kết án có quyền kháng cáo;
- Viện kiểm sát: Nếu cho rằng bản án có oan sai hoặc chưa đúng pháp luật, Viện kiểm sát có quyền kháng cáo;
- Người bị hại: Trong một số trường hợp, người bị hại có thể kháng cáo nếu cho rằng bản án chưa bảo vệ đầy đủ quyền lợi của mình.
2. Kháng cáo trong vụ án dân sự
- Đương sự: Bao gồm nguyên đơn và bị đơn trong vụ án;
- Người đại diện hợp pháp của đương sự: Ví dụ như người giám hộ cho người chưa thành niên;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện: Trong một số trường hợp đặc biệt.
3. Kháng cáo trong vụ án hành chính
- Đương sự: Người trực tiếp liên quan đến vụ án, thường là cá nhân, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định hành chính bị kháng cáo;
- Người đại diện hợp pháp của đương sự: Tương tự như trong vụ án dân sự.
Lưu ý:
- Quyền kháng cáo có thể bị hạn chế: Trong một số trường hợp, quyền kháng cáo có thể bị hạn chế hoặc không được thực hiện, ví dụ như khi kháng cáo không đúng thời hạn, không có căn cứ pháp lý, hoặc vụ án đã có hiệu lực pháp luật;
- Thủ tục kháng cáo: Mỗi loại vụ án sẽ có thủ tục kháng cáo khác nhau, bao gồm thời hạn kháng cáo, hồ sơ cần thiết, và cơ quan tiếp nhận đơn kháng cáo.
Vì vậy, để biết chính xác ai có quyền kháng cáo trong vụ án cụ thể của mình, bạn nên tham khảo ý kiến của luật sư hoặc tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật liên quan.
Các câu hỏi liên quan đến đơn kháng cáo
1. Kháng cáo có thể được hiểu như thế nào?
Kháng cáo là một quyền tố tụng quan trọng trong hệ thống pháp luật, cho phép các bên liên quan trong một vụ án phản đối bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
2. Nội dung cần có trong đơn kháng cáo gồm những gì?
Một đơn kháng cáo hiệu quả cần bao gồm những thông tin sau đây để đảm bảo rằng tòa án có thể xem xét và giải quyết vụ việc một cách đầy đủ:
Thông tin về người kháng cáo
- Họ và tên: Ghi rõ họ tên đầy đủ của người kháng cáo.
- Địa chỉ: Địa chỉ thường trú hoặc tạm trú cụ thể.
- Số điện thoại, email: Để tòa án có thể liên lạc khi cần thiết.
- Quan hệ với vụ việc: Nêu rõ vai trò của người kháng cáo trong vụ án (ví dụ: bị cáo, nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan).
Thông tin về đối tượng kháng cáo:
- Tên cơ quan, tổ chức: Chỉ rõ cơ quan, tổ chức đã ban hành quyết định bị kháng cáo.
- Số hiệu quyết định: Ghi rõ số hiệu và ngày ban hành quyết định.
Lý do kháng cáo: Nêu rõ những điểm mà người kháng cáo không đồng ý với quyết định của tòa án cấp dưới.
Căn cứ pháp lý
- Dẫn chứng các quy định pháp luật liên quan để chứng minh cho lập luận của mình;
- Chứng cứ: Liệt kê các chứng cứ cụ thể (giấy tờ, tài liệu, lời khai nhân chứng…) để hỗ trợ cho lý do kháng cáo;
Yêu cầu của người kháng cáo: Nêu rõ yêu cầu của người kháng cáo đối với tòa án phúc thẩm (ví dụ: hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định; sửa đổi bản án, quyết định). Dẫn chứng các quy định pháp luật để chứng minh cho yêu cầu của mình.
Danh sách tài liệu kèm theo: Liệt kê đầy đủ các tài liệu, chứng cứ đã nộp kèm theo đơn kháng cáo.
Ký và ghi rõ họ tên;
3. Quy định về thời gian đơn nộp kháng cáo là bao lâu?
Theo pháp luật Việt Nam, thời hạn để nộp đơn kháng cáo là 15 ngày kể từ khi bản án được tuyên bố. Đối tượng có quyền kháng cáo bao gồm bị cáo, bị hại, người đại diện hợp pháp của họ, và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Ở bài viết trên, Maudon.net đã cùng các bạn tìm hiểu về mẫu đơn kháng cáo và kèm theo những quy định, thông tin liên quan để bạn có cái nhìn đa chiều hơn. Nếu bạn đang cần hoặc có nhu cầu mong muốn được tư vấn, tham khảo các loại mẫu đơn thì hãy liên lạc ngay với Maudon.net qua thông tin số điện thoại, email để được tư vấn tận tình nhất nhé!