spot_img
HomeHợp đồng lao độngHợp đồng thử việc - Có bắt buộc ký hợp đồng thử...

Hợp đồng thử việc – Có bắt buộc ký hợp đồng thử việc không?

Hợp đồng thử việc là gì? Tổng hợp các thông tin quan trọng cho nhân sự về hợp đồng học việc và thử việc. Quy định ký kết và chấm dứt hợp đồng thử việc. Tải miễn phí: hợp đồng thử việc, hợp đồng học việc và thử việc…

Hợp đồng thử việc là gì?

Hợp đồng thử việc là một loại hợp đồng lao động được ký kết giữa nhà tuyển dụng và người lao động khi người lao động gia nhập công ty. 

Hợp đồng thử việc - Có bắt buộc ký hợp đồng thử việc không?
Mục đích của loại hợp đồng này chính là để nhà tuyển dụng xem xét, thử nghiệm khả năng, thái độ làm việc của người lao động. Sau quá trình thử việc trung bình khoảng 1, 2 tháng nhân sự thử việc sẽ được đánh giá xem năng lực họ có phù hợp với vị trí công việc, môi trường làm việc tại doanh nghiệp hay không. 

Tương tự như các loại hợp đồng khác, hợp đồng thử việc cũng chứa các điều khoản, điều kiện, quy định cụ thể mà nhà tuyển dụng và nhân sự thử việc cần tuân theo. 

>> Xem thêm: Hợp đồng lao động thời vụ – Tải mẫu hợp đồng miễn phí!

Tải mẫu hợp đồng thử việc bản mới nhất

Tham khảo mẫu hợp đồng thử việc bản mới nhất dành cho nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng và nhân sự thử việc có thể thỏa thuận các điều khoản phù hợp trước khi bắt đầu chính thức ký kết hợp đồng.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

 

HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC

Chúng tôi gồm:

Một bên là Ông: …………..…………………………

Chức vụ: ……………………………………………………………

Đại diện cho: …………………………………...………………..…

Địa chỉ: …………………………………...………………..….……

Một bên là: …………………………………...………………..……

Sinh ngày ....... tháng ........ năm .......……………………………

Nghề nghiệp:………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú tại:…………………………………...………

Mang CMND số: ........... do CA ........ cấp ngày ...... tháng ...... năm ...........

Thoả thuận ký kết Hợp đồng thử việc và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1: Ông (bà) ........... làm việc theo loại Hợp đồng thử việc có thời gian là 03 tháng kể từ ngày .... tháng .... năm .... đến ngày .... tháng .... năm ..............

Tại địa điểm: …………………………………...……………….

Chức danh chuyên môn: .................. Chức vụ: ...................

Công việc phải làm:

- Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn dưới sự quản lý, điều hành của Ban Giám đốc (và các cá nhân được bổ nhiệm và uỷ quyền của Ban Giám đốc);

- Phối hợp với các bộ phận khác trong Công ty để phát huy hiệu quả công việc;

- Những công việc khác theo nhu cầu kinh doanh của Công ty và theo lệnh của Ban Giám đốc (và các cá nhân được bổ nhiệm và uỷ quyền của Ban Giám đốc)

Điều 2: Chế độ làm việc:

- Thời giờ làm việc: 48 giờ/tuần (sáng từ 8h đến 12h, chiều từ 13h30' đến 17h30');

- Được cấp phát những dụng cụ: Cần thiết theo yêu cầu công việc

- Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3: Nghĩa vụ và các quyền lợi của người lao động:

  1. Quyền lợi:

- Phương tiện đi lại làm việc: Cá nhân tự túc;

- Mức lương thử việc:

- Phụ cấp: Tự túc

- Hình thức trả lương: Trả 01 lần vào ngày 15 hàng tháng;

- Nghỉ hàng tuần: 01 ngày (Chủ Nhật)

- Chế độ đào tạo: Theo quy định của Công ty và yêu cầu công việc. Trong trường hợp NV được cử đi đào tạo thì NV phải hoàn thành khoá học đúng thời hạn, phải cam kết sẽ phục vụ lâu dài cho Công ty sau khi kết thúc khoá học và được hưởng nguyên lương; các quyền lợi khác như người đi làm. Nếu sau khi kết thúc khóa đào tạo mà nhân viên không tiếp tục hợp tác với Công ty thì nhân viên phải hoàn trả lại 100% phí đào tạo và các khoản chế độ đã được nhận trong thời gian đào tạo.

- Những thoả thuận khác: ………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………..

  1. Nghĩa vụ:

- Hoàn thành những nội dung đã cam kết và những công việc trong Hợp đồng;

- Nộp văn bằng, chứng chỉ bản sao y chứng thực có thời hạn trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp ( có học hàm cao nhất theo đúng chức danh chuyên môn) cho Công ty ngay khi ký hợp đồng thử việc này.

- Chấp hành nọi quy lao động, an toàn lao động, kỷ luật lao động…..

- Tuyệt đối không sử dụng khách hàng của công ty đê trục lợi cá nhân;

- Trong thời gian hiệu lực hợp đồng và trong vòng 24 tháng kể từ khi nghỉ việc tại Công ty nhân viên không được phép : Cung cấp thông tin, tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty ra ngoài, không được phép hợp tác, sản xuất, kinh doanh, làm đại lý sử dụng, tiết lộ thông tin về khách hàng, mặt hàng, sản phẩm tương tự của Công ty cho bất kỳ tổ chức cá nhân nào nhằm phục vụ công việc riêng cho mình mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản từ phía công ty.Trường hợp bị phát hiện – Cá nhân đó sẽ bị khởi tố trước pháp luật.

Điều 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động:

  1. Nghĩa vụ:

- Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều khoản trong hợp đồng;

- Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng này.

- Bảo quản văn bằng, chứng chỉ gốc( nếu có ) cho nhân viên trong thời gian hiệu lực hợp đồng.

- Hoàn trả lại văn bằng, chứng chỉ gốc (nếu có) cho nhân viên sau khi nhân viên đã hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết tại hợp đồng thử việc này.

  1. Quyền hạn:

- Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc);

- Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng thử việc, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, và nội quy lao động của Công ty.

Điều 5: Điều khoản thi hành:

- Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng thử việc này thì áp dụng theo quy định của nội quy lao động và pháp luật lao động;

- Hợp đồng thử việc này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản và có hiệu lực kể từ ngày .... tháng .... năm ....

Hợp đồng làm tại:.........................

Người lao động

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người sử dụng lao động

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

(Hợp đồng này chỉ mang tính chất tham khảo)

Có bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc không?

Hiện nay chưa có bất kỳ một quy định chính thức nào về việc bắt buộc ký hợp đồng thử việc. Tuy nhiên đa số doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng loại hợp đồng này để sàng lọc chất lượng nhân sự.

Hợp đồng thử việc chỉ được xem là một văn bản mô tả thể hiện thỏa thuận giữa nhân sự mới và nhà tuyển dụng.

Nhìn chung, việc ký hợp đồng thử việc cũng sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân sự mới. Mà đây còn được xem như một thước đo để nhân sự đánh giá xem vị trí tại công ty và môi trường công ty có phù hợp với họ sau 1 – 2 tháng thử việc hay không. 

Hơn nữa, đa số các doanh nghiệp hiện nay đều chi trả 85% đến 90% lương thử việc dựa trên lương dành cho nhân sự chính thức. Chính vì vậy, trong trường hợp nhân sự không đồng ý ký hợp đồng thử việc thì ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi sau này. 

Thông tin về việc gia hạn hợp đồng thử việc

Gia hạn hợp đồng thử việc không phải là việc quá hiếm hoi hiện nay trên thị trường tuyển dụng nhân sự. 

Thông thường các công ty sẽ yêu cầu nhân viên thử việc 1 – 2 tháng, nhân sự cấp cao sẽ thử việc 2 – 3 tháng. Trường hợp sau khoảng thời gian thử việc nhưng cấp lãnh đạo vẫn chưa đủ cơ sở để quyết định có nên tuyển nhân viên làm việc chính thức hay không thì họ có quyền gia hạn hợp đồng thử việc. 

Về vấn đề gia hạn hợp đồng thử việc, nhà tuyển dụng và nhân sự có thể thỏa thuận ngay từ ban đầu khi ký hợp đồng thử việc. Nhân sự có thể có quyền đồng ý hoặc từ chối gia hạn hợp đồng thử việc.

Với trường hợp nhân sự từ chối gia hạn thử việc nhà tuyển dụng có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ trách nhiệm thanh toán lương thử việc cho nhân sự.

Quyền và nghĩa vụ của nhà tuyển dụng trong hợp đồng thử việc

Nghĩa vụ của nhà tuyển dụng 

Nhà tuyển dụng cần đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ sau đây đối với nhân sự thử việc đã ký kết hợp đồng thử việc: 

  • Bảo đảm cung cấp đầy đủ mô tả công việc theo các điều khoản trong hợp đồng;
  • Đảm bảo thực hiện thanh toán, chi trả lương thưởng và các quyền lợi khác cho người lao động trong quá trình thử việc;
  • Thực hiện lưu trữ, bảo quản hồ sơ, thủ tục liên quan đến nhân sự thử việc trong suốt quá trình hiệu lực của hợp đồng;
  • Thực hiện hoàn trả các giấy tờ liên quan: hồ sơ cá nhân, bằng cấp cho người lao động thử việc khi kết thúc thời gian thử việc. 

Hợp đồng thử việc - Có bắt buộc ký hợp đồng thử việc không?

Quyền hạn của nhà tuyển dụng 

Để quá trình thử việc diễn ra suôn sẻ, thành công cũng như đánh giá đúng năng lực của nhân sự, nhà tuyển dụng cần: 

  • Chỉ đạo chi tiết nhân sự thử việc về các đầu việc liên quan theo hợp đồng thử việc;
  • Hỗ trợ, giúp đỡ người lao động trong quá trình thử việc để họ nhanh chóng thích nghi với môi trường và công việc;
  • Thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng trong trường hợp người lao động không thực hiện đúng các thỏa thuận đã đề ra trong hợp đồng.

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc không?

Cả nhân sự lẫn nhà tuyển dụng đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong khoảng thời gian thử việc. Tuy nhiên, để hợp tình và lý cả 2 bên cần thông báo đến bên còn lại khoảng 3 ngày. 

Một số lưu ý quan trọng khi 1 trong 2 bên đơn phương chấm dứt hợp đồng: 

  • Hợp đồng thử việc có thể được chấm dứt ngay lập trong ngày;
  • Cần xem xét kỹ các điều khoản chấm dứt hợp đồng trước thời hạn (nếu có). Một số công ty có thể thêm các điều khoản, điều kiện vào hợp đồng để phù hợp hơn với vị trí tuyển dụng;
  • Lưu ý về việc bàn giao các tài sản công về lại công ty trước khi chấm dứt hợp đồng chính thức;
  • Cả 2 bên cần đảm bảo quyền lợi cân bằng khi quyết định chấm dứt hợp đồng thử việc. 

Quy định về mức lương trong hợp đồng thử việc

Theo quy định của pháp luật, tiền lương trong thời gian thử việc phải tối thiểu 85% dựa trên mức lương của vị trí chính thức. Trường hợp các công ty chi trả dưới mức 85% được xem là vi phạm quy định pháp luật. 

Nhân sự thử việc có khả năng nhận được lương thử việc trên 85% thậm chí nhận 100% mức lương trong thời gian thử việc.

Hầu hết các công ty hiện nay đều tạo điều kiện để nhân sự phát huy hết khả năng bằng việc đãi ngộ nhận 100% lương kèm theo các chính sách phúc lợi tương đương nhân sự chính thức đối với nhân sự tham gia quá trình thử việc tại công ty. 

Mức lương thử việc sẽ được chi trả vào ngày thanh toán lương theo quy định của từng công ty. Mức lương thử việc sẽ không tính vào lương đóng vào lương đóng bảo hiểm khi nhân sự đang trong quá trình thử việc. 

Lưu ý khi ký kết hợp đồng học việc và thử việc

Không chỉ riêng hợp học việc và đồng thử việc mà các bản hợp đồng lao động khác các bên liên quan cần kiểm tra chắc chắn các thông tin trong hợp đồng. Việc kiểm tra này đảm bảo các bên hiểu chính xác các thông tin đã thỏa thuận cũng như cam kết về trách nhiệm, nghĩa vụ được thực hiện khi đặt bút ký hợp đồng của nhà tuyển dụng và nhân sự.

Các bên cần lưu ý các thông tin sau khi đọc bản hợp đồng lao động thử việc: 

  • Thông tin về các bên liên quan: họ và tên, số điện thoại;
  • Mô tả công việc nhân sự đảm nhiệm trong quá trình thử việc;
  • Thông tin chính xác về phần trăm mức lương người lao động nhân được;
  • Nghĩa vụ của nhà tuyển dụng nhân sự thử việc;
  • Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc hợp đồng thử việc;
  • Trách nhiệm của nhân sự thử việc được thuê;
  • Bảo hiểm, phúc lợi và các chi phí hỗ trợ nhân sự thử việc;
  • Các quy định về việc chấm dứt hợp đồng thử việc.

Các câu hỏi liên quan đến hợp đồng thử việc

1. Hợp đồng thử việc là hợp đồng gì?

Hợp đồng thử việc là một loại hợp đồng lao động được ký kết giữa nhà tuyển dụng và người lao động khi người lao động gia nhập công ty. 

Mục đích của loại hợp đồng này chính là để nhà tuyển dụng xem xét, thử nghiệm khả năng, thái độ làm việc của người lao động. Sau quá trình thử việc trung bình khoảng 1, 2 tháng nhân sự thử việc sẽ được đánh giá xem năng lực họ có phù hợp với vị trí công việc, môi trường làm việc tại doanh nghiệp hay không. 

2. Có bắt buộc ký hợp đồng thử việc hay không?

Hiện nay chưa có bất kỳ một quy định chính thức nào về việc bắt buộc ký hợp đồng thử việc. Tuy nhiên đa số doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng loại hợp đồng này để sàng loc chất lượng nhân sự ổn định hơn.

Hợp đồng thử việc chỉ được xem là một văn bản mô tả thể hiện thỏa thuận giữa nhân sự mới và nhà tuyển dụng.

3. Quy định về gia hạn hợp đồng thử việc?

Về vấn đề gia hạn hợp đồng thử việc, nhà tuyển dụng và nhân sự có thể thỏa thuận ngay từ ban đầu khi ký hợp đồng thử việc. Nhân sự có thể có quyền đồng ý hoặc từ chối gia hạn hợp đồng thử việc. 

4. Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc không?

Cả nhân sự lẫn nhà tuyển dụng đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong khoảng thời gian thử việc. Tuy nhiên, để hợp tình và lý cả 2 bên cần thông báo đến bên còn lại khoảng 3 ngày. 

4. Tải mẫu hợp đồng phù hiệu ở đâu?

Tham khảo ngay mẫu hợp đồng thử việc tại:

>> Tải mẫu hợp đồng thử việc – Mới nhất!

Trên đây là phần hỗ trợ từ Maudon.net với các thông tin về hợp đồng thử việc và các thông tin quan trọng cần chuẩn bị. Mọi thắc mắc về các loại hợp đồng bạn có thể liên hệ Maudon.net để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất. 

 

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?