Tờ trình xin phê duyệt là gì? Mẫu tờ trình xin phê duyệt mới nhất. Hướng dẫn chi tiết cách soạn thảo mẫu tờ trình xin phê duyệt và các thông tin quan trọng.
Thông tin về mẫu tờ trình xin phê duyệt
Tờ trình xin phê duyệt là văn bản chính thức được viết để đề xuất, giới thiệu hoặc yêu cầu sự chấp thuận từ cấp trên, một cơ quan quản lý, người ra quyết định hoặc các bên liên quan. Tùy thuộc vào ngữ cảnh và mục đích cụ thể mà mẫu tờ trình xin phê duyệt có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như doanh nghiệp, chính trị, giáo dục hoặc các tổ chức phi lợi nhuận.
Về cơ bản, mẫu tờ trình xin phê duyệt sẽ chứa các thông tin:
- Mục đích làm tờ trình xin phê duyệt;
- Giới thiệu vấn đề hoặc các đề xuất liên quan;
- Mô tả chi tiết tại sao cần thực hiện vấn đề, đề xuất trên;
- Phương pháp và kế hoạch triển khai;
- Mục ngân sách, chi phí thực hiện (nếu có);
- Dự báo các rủi ro và giải pháp kèm theo (nếu có);
- Kết luận và đề xuất từ người làm tờ trình xin phê duyệt;
- Ngày trình tờ trình và chữ kỳ của người soạn mẫu tờ trình xin phê duyệt.
Download mẫu tờ trình xin phê duyệt mới nhất
Tải mẫu tờ trình xin phê duyệt mới nhất tại Maudon.net.
Tên Cơ Quan ------ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ........, ngày ....... tháng ........ năm ........... |
TỜ TRÌNH XIN PHÊ DUYỆT
VỀ.......(1)...............
Kính gửi: .........................................(2).............................
............................................................................................
...........................................................................................
.............................................................................................
...............................................................................................
....................................................................................................
Nơi nhận: - Lưu văn thư - Như trên |
Thủ trưởng cơ quan/đơn vị (ký và ghi rõ họ tên) |
Bố cục của mẫu tờ trình phê duyệt
Mẫu tờ trình xin phê duyệt với bố cục cơ bản chia làm ba phần tương tự với các loại tờ trình thông dụng được sử dụng tại các cơ quan, tổ chức. Việc nắm được bố cục của mẫu tờ trình giúp người làm tờ trình cần nắm những thông tin gì trước khi bắt đầu soạn thảo mẫu tờ trình, cụ thể:
Phần lý do làm tờ trình xin phê duyệt
Tại phần mở đầu người soạn tờ trình xin phê duyệt cần nêu rõ lý do, mục đích kèm các vấn đề liên quan đến việc soạn thảo tờ trình trình lên cấp trên. Lý do nêu ra cần cụ thể, thuyết phục, phù hợp với quy định của tổ chức, doanh nghiệp nơi người làm tờ trình công tác.
Phần nêu ý kiến, đề xuất
Sau khi đã trình bày chính xác lý làm soạn thảo tờ trình thì tiếp theo chính là phần nêu ý kiến, đề xuất trình lên cấp trên. Đây cũng được xem là phần nội dung quan trọng nhất trong mẫu tờ trình xin phê duyệt.
Người soạn tờ trình cần nêu ý kiến từ góc độ chủ quan và khách quan để cho ban quản lý, người ra quyết định có cái nhìn tổng quan về lý do và vấn đề đang xảy ra. Tiếp theo đó hãy trình bày hướng đề xuất giải quyết, giải pháp cụ cho vấn đề được trình bày trong tờ trình.
- Phương pháp, kế hoach giải quyết, xử lý vấn đề;
- Ngân sách, chi phí triển khai, thực hiện để xử lý vấn đề;
- Các dự báo, dự đoán về rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp vấn đề không được duyệt, không được xử lý đúng kế hoạch.
Phần kiến nghị
Được xem là phần cuối của mẫu tờ trình xin phê duyệt, chính vì vậy người làm tờ trình cần sử dụng giọng văn cứng rắn, mang tính thuyết phục và mong muốn ban quản lý, cấp lãnh đạo sẽ xem xét duyệt tờ trình xin phê duyệt.
Các mẫu tờ trình xin phê duyệt thông dụng
Tùy vào mục đích sử dụng sẽ có các loại tờ trình xin phê duyệt khác nhau. Tờ trình cũng là một loại giấy tờ được sử dụng phổ biến trường hợp cá nhân, nhóm cần trình bày vấn đề và xin duyệt một số hạng mục tại tổ chức, doanh nghiệp.
Một số mẫu tờ trình xin phê duyệt thông dụng:
- Tờ trình đề nghị khen thưởng;
- Tờ trình bổ nhiệm nhân sự;
- Tờ trình mua sắm trang thiết bị;
- Tờ trình đề nghị thanh toán;
- Tờ trình xin cấn trừ công nợ;
- Tờ trình xin kinh phí công đoàn.
Nhìn chung, các loại tờ trình xin phê duyệt đều sử dụng chung bổ cục. Vì vậy, khi làm tờ trình xin phê duyệt, người soạn tờ trình chỉ cần có mẫu tờ trình xin phê duyệt và nắm được bố cục chính xác của loại tờ trinh sẽ thực hiện được dễ dàng.
Lưu ý khi soạn thảo mẫu tờ trình xin phê duyệt
- Nội dung truyền đạt, trình bày lý do, kiến nghị cần mang tính chất hai chiều. Không truyền đạt góc nhìn mang tính chủ quan cá nhân vào tờ trình;
- Ngôn ngữ, văn phong sử dụng chữ viết cần mang tính chất hành chính, đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng, súc tích nhưng phải chính xác mục đích muốn trình bày;
- Đảm bảo tuyệt đối không phạm lỗi sai về chính tả: chữ viết thường, chữ viết hoa, dấu chấm, dấu phẩy;
- Cần định dạng văn bản: căn lề chuẩn, sắp xếp số thứ tự ưu tiên đảm bảo đúng với các vấn đề chính muốn trình bày;
- Ngoài phần lưu ý về bố cục nội dung khi soạn thảo tờ trình đã hướng dẫn bên trên, bạn cần lưu ý về hình thức trình bày, câu chữ trong khi soạn tờ trình;
- Về cơ bản, tờ trình là một loại giấy tờ thuộc văn bản hành chính theo quy định của pháp luật. Vì vậy, người soạn tờ trình cần tuân thủ quy định về công tác văn thư do Chính phủ ban hành;
- Không sử dụng văn nói trong nội dung tờ trình, chú ý sử dụng văn viết mang tính văn bản hành chính.
Các câu hỏi liên quan đến tờ trình xin phê duyệt
1. Mẫu tờ trình xin phê duyệt là gì?
Tờ trình xin phê duyệt là văn bản chính thức được viết để đề xuất, giới thiệu hoặc yêu cầu sự chấp thuận từ cấp trên, một cơ quan quản lý, người ra quyết định hoặc các bên liên quan.
Tùy thuộc vào ngữ cảnh và mục đích cụ thể mà mẫu tờ trình xin phê duyệt có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như doanh nghiệp, chính trị, giáo dục hoặc các tổ chức phi lợi nhuận.
2. Bố cục của mẫu tờ trình xin phê duyệt có bao nhiêu phần?
Mẫu tờ trình xin phê duyệt với bố cục cơ bản chia làm ba phần tương tự với các loại tờ trình thông dụng được sử dụng tại các cơ quan, tổ chức. Việc nắm được bố cục của mẫu tờ trình giúp người làm tờ trình cần nắm những thông tin gì trước khi bắt đầu soạn thảo mẫu tờ trình, cụ thể:
- Phần lý viết tờ trình xin phê duyệt;
- Phần nêu ý kiến, đề xuất;
- Phần kiến nghị.
3. Có bao nhiêu mẫu tờ trình xin phê duyệt hiện nay?
Tùy vào mục đích sử dụng sẽ có các loại tờ trình xin phê duyệt khác nhau. Tờ trình cũng là một loại giấy tờ được sử dụng phổ biến trường hợp cá nhân, nhóm cần trình bày vấn đề và xin duyệt một số hạng mục tại tổ chức, doanh nghiệp.
Một số mẫu tờ trình xin phê duyệt phổ biến có thể kế đến là: tờ trình xin phê duyệt khen thưởng, tờ trình xin phê duyệt bổ nhiệm cán bộ…
Trên đây là phần hỗ trợ từ Maudon.net với các thông tin về mẫu tờ trình xin phê duyệt và các thông quan quan trọng liên quan. Mọi thắc mắc về các mẫu tờ trình xin phê duyệt có thể liên hệ Maudon.net để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất.