spot_img
HomeXây dựng - Nhà đấtTải mẫu hợp đồng ủy quyền quản lý sử dụng nhà ở...

Tải mẫu hợp đồng ủy quyền quản lý sử dụng nhà ở mới nhất!

Hợp đồng uỷ quyền quản lý, sử dụng nhà ở là một trong những hợp đồng dân sự thông dụng. Cùng Maudon.net tìm hiểu kỹ hơn về nó trong bài viết dưới đây nhé!

Quy định uỷ quyền quản lý sử dụng nhà ở 

Ủy quyền là cơ sở pháp lý xác lập quyền đại diện theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện có thể được thiết lập thông qua ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện (đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quy định ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở

Theo Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về ủy quyền bao gồm các nội dung sau:

  • Cá nhân hoặc pháp nhân có thể ủy quyền cho một cá nhân hoặc pháp nhân khác để xác lập và thực hiện giao dịch dân sự thay mình;
  • Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân có thể thống nhất ủy quyền cho một cá nhân hoặc pháp nhân đại diện thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung;
  • Người từ 15 đến dưới 18 tuổi có thể được ủy quyền làm đại diện, trừ trường hợp pháp luật yêu cầu giao dịch đó phải do người từ 18 tuổi trở lên thực hiện;
  • Như vậy, theo quy định hiện hành, việc ủy quyền có thể áp dụng giữa các cá nhân và pháp nhân, với một số giới hạn nhất định đối với người dưới 18 tuổi khi tham gia giao dịch dân sự.

>> Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền cá nhân – Hướng dẫn cách ghi form giấy ủy quyền.

Tải hợp đồng uỷ quyền quản lý sử dụng nhà ở 

Tải mẫu hợp đồng uỷ quyền quản lý, sử dụng nhà ở tại Maudon.net.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ Ở

Bên ủy quyền (1):

Ông (Bà)

Sinh ngày………tháng..................năm.................................................................

Chứng minh nhân dân số:……………………….do………

cấp ngày.......tháng.......năm......

Cùng vợ (chồng) là Bà (Ông)

Sinh ngày         tháng..................năm.................................................................

Chứng minh nhân dân số:……………………….do……… 

cấp ngày.......tháng.......năm......

Cả hai ông bà cùng thường trú tại số:    đường...........................................

phường quận....................thành phố..................................(2)

Ông                  và Bà......................................................

là chủ sở hữu ngôi nhà số......... đường

phường.......................quận.................... thành phố      (3)

theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số:...................      ngày.......tháng.........năm...........do            cấp (4)

Bên được ủy quyền (1):

Ông (Bà)

Sinh ngày         tháng..................năm.................................................................

Chứng minh nhân dân số:……………………….do………

cấp ngày.......tháng.......năm......

Nơi thường trú tại số:

Bằng hợp đồng này, Bên ủy quyền đồng ý ủy quyền cho Bên được ủy quyền với những thỏa thuận sau đây:

Điều 1. Phạm vi ủy quyền

Bên ủy quyền ủy quyền cho Bên được ủy quyền quản lý, sử dụng toàn bộ ngôi nhà nêu trên. Nhân danh Bên ủy quyền, Bên được ủy quyền thực hiện các việc sau đây :

- Bảo quản và giữ gìn ngôi nhà, trong trường hợp ngôi nhà bị hư hỏng hoặc giảm sút giá trị, thì sửa chữa, khôi phục giá trị của ngôi nhà đó;

- Được khai thác công dụng, hưởng lợi tức từ ngôi nhà nêu trên và thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng ngôi nhà (5)

Điều 2. Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền là     kể từ ngày........tháng.......năm.........

Điều 3. Nghĩa vụ và quyền của bên ủy quyền

1. Bên ủy quyền có các nghĩa vụ sau đây :

- Giao ngôi nhà và cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc được ủy quyền;

- Chịu trách nhiệm về những việc đã giao cho bên được ủy quyền thực hiện;

- Thanh toán cho bên được ủy quyền các chi phí hợp lý khi thực hiện các việc được ủy quyền;

- Trả thù lao cho bên được ủy quyền với số tiền là          (nếu có);

- Chịu trách nhiệm nộp lệ phí công chứng hợp đồng ủy quyền này.

2. Bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc thuộc phạm vi ủy quyền .

Điều 4. Nghĩa vụ và quyền của bên được ủy quyền

1. Bên được ủy quyền có các nghĩa vụ sau đây:

- Bảo quản, giữ gìn các tài liệu, phương tiện đã được giao để thực hiện việc ủy quyền;

- Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho Bên ủy quyền về tiến độ và kết quả thực hiện;

- Giao cho Bên ủy quyền ngôi nhà và các tài liệu, phương tiện nêu trên khi hết thời hạn ủy quyền.

2. Bên được ủy quyền có các quyền sau đây:

- Yêu cầu Bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết để thực hiện công việc được ủy quyền;

- Được thanh toán các chi phí hợp lý để thực hiện các việc được ủy quyền nêu trên và được nhận thù lao như đã thỏa thuận.

Điều 5. Các thỏa thuận khác

Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ hợp đồng này phải lập thành văn bản trước khi đăng ký quyền sở hữu và phải được công chứng hoặc chứng thực mới có giá trị để  thực hiện (6).

Điều 6. Cam kết của các bên

Bên ủy quyền và Bên được ủy quyền chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cùng cam kết sau đây:

1. Đã khai đúng sự thật và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin về nhân thân đã ghi trong hợp đồng này.

2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả những nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng này; nếu bên nào vi phạm mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường cho bên kia hoặc cho người thứ ba (nếu có).

Điều 7. Điều khoản cuối cùng

1. Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng này, sau khi đã được nghe lời giải thích của Công chứng viên dưới đây.

2. Hai bên đã tự đọc lại hợp đồng này (7), đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng này.

Bên ủy quyền
(ký và ghi rõ họ và tên)

Bên được ủy quyền
(ký và ghi rõ họ và tên)

Chú thích

(1) - TRONG TRƯỜNG HỢP BÊN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LÀ CÁ NHÂN:

ÔNG (BÀ)

SINH NGÀY:     THÁNG..................NĂM.................................................................

CHỨNG MINH NHÂN DÂN SỐ:……………………….DO………

CẤP NGÀY.......THÁNG.......NĂM......

NƠI THƯỜNG TRÚ:

Nếu bên nào đó có từ hai người trở lên, thì lần lượt ghi thông tin của từng người như trên; nếu bên thuê là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì ghi hộ chiếu;

Nếu có đại diện, thì ghi họ tên, giấy tờ tùy thân và tư cách của người đại diện.

- Trong trường hợp bên giao kết hợp đồng là tổ chức

Tên tổ chức:

Tên viết tắt:

Trụ sở tại:

Quyết định thành lập số             ngày........tháng......năm.......của....................

Điện thoại:

Đại diện là Ông (Bà)

Chức vụ:

Chứng minh nhân dân số:……………………….do………

cấp ngày.......tháng.......năm......

Việc đại diện được thực hiện theo

(2) Trong trường hợp vợ chồng có địa chỉ thường trú khác nhau, thì ghi địa chỉ thường trú từng người và của cả hai người;

(3) Trong trường hợp ngôi nhà ở nông thôn thì ghi rõ từ xóm (ấp, bản),...;

(4) Ghi các thực trạng khác của ngôi nhà (nếu có) như: quyền sử dụng bất động sản liền kề của chủ sở hữu ngôi nhà theo quy định của Bộ luật Dân sự (từ Điều 278 đến Điều 283);

(5) Trong trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, thì ghi giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng của ngôi nhà đó;

(6) Ghi các thỏa thuận khác ngoài các thỏa thuận đã nêu;

(7) Trong trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị Công chứng viên đọc hợp đồng, thì ghi người yêu cầu công chứng đã nghe đọc hợp đồng.

 

Tìm hiểu các mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất nhà ở

1. Ủy quyền trong quản lý nhà ở

Luật Nhà ở 2014, theo Điều 155 có quy định, ủy quyền quản lý nhà ở là việc chủ sở hữu nhà ở giao cho cá nhân hoặc tổ chức khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong việc quản lý, sử dụng nhà ở. Việc ủy quyền này chỉ áp dụng đối với nhà ở đã có sẵn.

Nội dung, phạm vi và thời hạn ủy quyền do các bên tự thỏa thuận và được thể hiện trong hợp đồng ủy quyền. Nếu không có thỏa thuận về thời hạn, hợp đồng ủy quyền sẽ có hiệu lực trong vòng một năm kể từ ngày ký kết. Ngoài ra, bên ủy quyền có trách nhiệm thanh toán chi phí quản lý trừ khi có thỏa thuận khác.

>> Tham khảo: Giấy ủy quyền mua bán đất.

Ủy quyền trong quản lý, sử dụng nhà ở là gì?

2. Ủy quyền quản lý nhà trong trường hợp thuộc sở hữu chung

Điều 156, Luật Nhà ở 2014 quy định về việc ủy quyền đối với nhà ở thuộc sở hữu chung như sau:

Nếu nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất (tất cả các chủ sở hữu cùng có quyền ngang nhau), việc ủy quyền quản lý phải được sự đồng thuận của tất cả các chủ sở hữu.

Nếu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần (mỗi chủ sở hữu có một phần quyền riêng biệt), từng chủ sở hữu có thể ủy quyền quản lý phần sở hữu của mình, miễn là không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu khác.

Nếu muốn uỷ quyền thì phải có trách nhiệm thông báo cho các chủ sở hữu khác về việc ủy quyền, trừ khi người được ủy quyền đồng thời là một trong những chủ sở hữu chung.

Như vậy, việc ủy quyền quản lý nhà ở, đặc biệt là nhà ở thuộc sở hữu chung, phải tuân thủ các nguyên tắc nhằm đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên liên quan.

>> Tham khảo ngay: Mẫu hợp đồng mua bán đất đồng sở hữu.

Thời hạn hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở

Bộ luật Dân sự 2015 có quy định tại Điều 563, thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không có thỏa thuận cụ thể và pháp luật không có quy định riêng, hợp đồng ủy quyền mặc định có hiệu lực trong vòng 1 năm kể từ ngày xác lập.

Như vậy, thời hạn của hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở chủ yếu phụ thuộc vào sự thống nhất giữa các bên liên quan. Các bên có thể xác định thời gian cụ thể hoặc duy trì hợp đồng đến khi hoàn thành công việc được ủy quyền. Nếu không có thỏa thuận, hợp đồng sẽ tự động có hiệu lực trong 01 năm tính từ thời điểm ký kết.

Trường hợp được chấm dứt hợp đồng ủy quyền sử dụng nhà ở

Theo Điều 157 Luật Nhà ở 2014, hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Hợp đồng hết hạn hoặc nội dung ủy quyền đã hoàn thành;
  • Ngôi nhà được uỷ quyền quản lý nhà ở không còn;
  • Một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Điều 158 Luật Nhà ở 2014; Nếu có chi phí quản lý: Không cần báo trước, nhưng bên đơn phương chấm dứt phải thanh toán chi phí quản lý phát sinh và bồi thường (nếu có); Nếu không có chi phí quản lý: Phải thông báo trước ít nhất 30 ngày, trừ khi có thỏa thuận khác;
  • Cả hai bên phải thông báo cho bên thứ ba liên quan;
  • Phía được uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền quản lý đã mất;
  • Bên được ủy quyền mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án;
  • 2 bên đồng ý thoả thuận chấm dứt;

Câu hỏi liên quan đến giáy uỷ quyền sử dụng nhà ở

1. Khi nào cần thực hiện ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở?

Việc ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở thường cần thực hiện trong các trường hợp như:

  • Chủ sở hữu không thể tự mình quản lý nhà ở do bận rộn công việc, sống ở xa, hoặc không có khả năng quản lý;
  • Chủ sở hữu muốn thuê người khác quản lý nhà ở để đảm bảo hiệu quả sử dụng.

>> Xem thêm: Mẫu giấy quyết toán thuế TNCN – mẫu 08.

2. Hợp đồng ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở cần có những nội dung gì?

Hợp đồng ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở cần bao gồm các nội dung sau:

  • Thông tin về bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền;
  • Phạm vi ủy quyền;
  • Thời hạn ủy quyền;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Phí dịch vụ (nếu có);
  • Các điều khoản liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng.

>> Tải miễn phí: Mẫu giấy ủy quyền sử dụng nhà ở.

3. Hợp đồng ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở có phải công chứng không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, hợp đồng ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở không bắt buộc phải công chứng, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, việc công chứng hợp đồng có thể giúp tăng tính pháp lý và bảo đảm quyền lợi của các bên trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

4. Trách nhiệm của bên nhận ủy quyền khi quản lý, sử dụng nhà ở là gì?

Bên nhận ủy quyền có trách nhiệm thực hiện các công việc theo đúng phạm vi ủy quyền, bảo đảm sử dụng nhà ở đúng mục đích, bảo quản và giữ gìn nhà ở, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng nhà ở cho chủ sở hữu, và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có sai sót trong quá trình thực hiện công việc ủy quyền.

Ở bài viết trên, maudon.net đã cùng các bạn tìm hiểu về hợp đồng uỷ quyền quản lý, sử dụng nhà ở và đi kèm là những thông tin xoay quanh liên quan mà có thể bạn sẽ cần biết. Maudon.net có rất nhiều loại mẫu đơn đa dạng, nếu bạn đang có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ tư vấn thì đừng ngần ngại gửi tin nhắn cho chúng tôi nhé!

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?