Hướng dẫn 2 cách đăng ký tạm trú online trên Cổng dịch vụ công, khai báo tạm trú online trên ứng dụng VNeID – có hình ảnh minh hoạ. Miễn phí tải mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú mẫu CT01.
Khi nào cần đăng ký tạm trú?
Theo quy định tại Luật Cư trú 2020, công dân cần thực hiện đăng ký tạm trú khi:
- Chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác ngoài nơi thường trú để lao động, học tập hoặc mục đích khác trên 30 ngày, người dân phải đăng ký tạm trú;
- Nếu chuyển nơi ở khác với địa chỉ tạm trú đã đăng ký, cần đăng ký tạm trú mới, miễn là nơi ở mới không thuộc trường hợp bị cấm theo quy định.
Hướng dẫn 2 cách đăng ký tạm trú online
Hiện nay, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách đăng ký tạm trú online dưới đây:
- Đăng ký tạm trú online qua Cổng dịch vụ công;
- Khai báo tạm trú online trên ứng dụng VNeID.
Chi tiết thủ tục đăng ký tạm trú online thực hiện như sau:
1. Đăng ký tạm trú online qua Cổng dịch vụ công quốc gia
➨ Bước 1: Đăng nhập tài khoản trên website https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn
Trường hợp bài chưa có tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia có thể tham khảo chi tiết các bước đăng ký tài khoản tại bài viết sau của Maudon.net:
>> Xem thêm:
➨ Bước 2: Tại trang chủ ấn chọn “Thủ tục hành chính”, tìm chọn “Khai báo thông tin về cư trú” và chọn “Nộp hồ sơ”.
➨ Bước 3: Tại mục “Hồ sơ khai báo thông tin về cư trú” nhập thông tin người đăng ký tạm trú theo yêu cầu của hệ thống.
Lưu ý:
Tại phần thông tin cần điền về địa chỉ như số nhà, tên đường, phường… bạn cần nhập chính xác và chi tiết địa chỉ nơi mà mình sẽ đăng ký tạm trú. Khi đó mục “Nội dung đề nghị” hệ thống sẽ tự động cập nhật dựa trên thông tin bạn đã cung cấp.
➨ Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú online
- Tại mục “Hồ sơ đính kèm”, bạn cần tải lên các hồ sơ, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp;
- Tại mục “Hình thức nhận thông báo” và “Hình thức nhận kết quả” bạn sẽ chọn hình thức phù hợp với nhu cầu của mình;
- Chọn “Tôi xin chịu trách nhiệm… lời khai trên”;
- Cuối cùng nhấn chọn vào ô “Ghi và gửi hồ sơ”
- Kết quả hồ sơ đăng ký tạm trú sẽ được gửi về theo hình thức bạn chọn ở bước trên.
>> Xem thêm:
2. Khai báo tạm trú online trên ứng dụng VNeID
Ngoài cách đăng ký tạm trú online trên Cổng dịch vụ công, Maudon.net sẽ hướng dẫn cách khai báo tạm trú online trên điện thoại thông qua ứng dụng VNeID để bạn dễ dàng thực hiện. Chi tiết thủ tục thực hiện như sau:
➨ Bước 1: Mở ứng dụng VNeID trên điện thoại và tiến hành đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử mức 2.
➨ Bước 2: Tại trang chủ bạn ấn chọn “Thủ tục hành chính”, hệ thống chuyển tiếp đến trang tiếp theo bạn ấn chọn “Đăng ký tạm trú”.
➨ Bước 3: Xác thực tài khoản
Ứng dụng sẽ yêu cầu bạn chọn 1 trong 3 hình thức xác thực như hình sau. Bạn chỉ cần chọn hình thức phù hợp, thuận tiện nhất.
➨ Bước 4: Thực hiện khai báo tạm trú
- Ấn chọn “Tạo mới yêu cầu”;
- Ấn chọn “Bản thân” nếu bạn đăng ký tạm trú cho chính mình;
- Ấn chọn “Khai hộ” nếu bạn thực hiện đăng ký tạm trú thay cho người khác.
➨ Bước 5: Nhập thông tin của người đăng ký tạm trú
- Bạn cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân của người đăng ký tạm trú;
- Hoặc có thể quét mã QR Code trên thẻ căn cước công dân gắn chip, hệ thống sẽ tự động tích hợp thông tin cho bạn;
- Bấm chọn “Tiếp tục” để thực hiện các bước tiếp theo.
➨ Bước 6: Kiểm tra thông tin đăng ký tạm trú
Tại trang “Kiểm tra thông tin đăng ký tạm trú” bạn sẽ cần chọn các trường thông tin sau:
- Loại đăng ký tạm trú: chọn “Đăng ký tạm trú vào hộ đã có” hoặc chọn “Đăng ký lập hộ mới”;
- Hình thức xác nhận chủ hộ: chọn “Xin xác nhận qua VneID” hoặc “Xin xác nhận bằng văn bản giấy…”;
- Nhập thông tin chủ hộ hoặc thông tin chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp;
- Cuối cùng ấn chọn “Kiểm tra”.
Tùy trường hợp của bạn mà ấn chọn thông tin cho phù hợp.
Lưu ý:
- Nếu chủ hộ và chủ sở hữu nhà nơi bạn đăng ký tạm trú là khác nhau thì ấn chọn “Thêm chủ sở hữu” và nhập thêm thông tin của chủ sở hữu.
➨ Bước 7: Nhập thông tin của người cùng đăng ký tạm trú nếu có
Tại mục “Thông tin thành viên cùng thay đổi” bạn ấn chọn nút “Thêm thành viên”, nhập thông tin hoặc quét mã QR code trên căn cước công dân của người cùng đăng ký tạm trú. Cuối cùng ấn chọn “Lưu” và “Tiếp tục”.
Lưu ý:
- Chỉ được thêm tối đa là 7 người cùng khai tạm trú online trên VNeID;
- Nếu khai báo tạm trú cho trẻ chưa thành niên thì cần nhập thêm thông tin cá nhân của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
➨ Bước 8: Kiểm tra thông tin đăng ký tạm trú
Bạn cần kiểm tra lại các thông tin đã khai báo;
- Chọn hình thức nhận kết quả;
- Tải lên hồ sơ chứng minh chỗ ở hợp pháp;
- Kiểm tra lệ phí nộp hồ sơ;
- Ấn chọn “Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật…”;
- Cuối cùng ấn “Gửi hồ sơ”.
➨ Bước 9: Thanh toán lệ phí đăng ký tạm trú online
Màn hình xuất hiện thông báo yêu cầu thanh toán, bạn ấn chọn “Thanh toán” để tiếp tục;
Sau đó ấn chọn “Tôi đã đọc Mục đích chia sẻ, xử lý dữ liệu…” và chọn “Xác nhận chia sẻ dữ liệu”.
Để hoàn tất thanh toán lệ phí đăng ký tạm trú bạn cần chọn hình thức thanh toán bằng: thẻ nội địa, tài khoản ngân hàng hoặc quét mã QR code.
Hoàn thành thanh toán xong, bạn cần ấn “Tiếp tục” đến khi ứng dụng thông báo thành công.
Kết quả đăng ký tạm trú của bạn sẽ được cơ quan có thẩm quyền gửi về ứng dụng VNeID.
>> Xem chi tiết: Cách khai báo tạm trú trên VNeID – tài khoản định danh điện tử.
Đăng ký tạm trú online cần lưu ý thông tin gì?
➨ Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ trước khi làm thủ tục đăng ký tạm trú online:
Về cơ bản, hồ sơ đăng ký tạm trú gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai về việc thay đổi thông tin cư trú hay còn gọi là giấy đăng ký tạm trú;
- Giấy tờ chứng minh về việc chỗ ở mới là hợp pháp (hợp đồng thuê nhà, giấy mượn nhà…).
>> Xem chi tiết: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
➨ Kiểm tra thông tin khai báo:
Trước khi nộp hồ sơ đăng ký tạm trú online trên Cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng VNeID, bạn cần kiểm tra kỹ và đảm bảo thông tin khai báo chính xác so với thực tế để tránh bị từ chối hồ sơ, gây mất thời gian và chi phí không cần thiết.
➨ Theo dõi kết quả thường xuyên:
Vì bạn làm thủ tục đăng ký tạm trú online nên kết quả sẽ được cập nhật trên Cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng VNeID. Do đó, hãy thường xuyên kiểm tra kết quả để kịp thời xử lý nếu có vấn đề phát sinh.
➨ Thời gian tạm trú:
Thời gian tạm trú là tối đa 24 tháng. Khi hết thời gian tạm trú bạn có thể gia hạn lại nhiều lần.
Không đăng ký tạm trú hoặc đăng ký tạm trú không đúng hạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng.
>> Xem thêm:
- Cách đăng ký tạm trú cho người nước ngoài – Hình thức online & trực tiếp.
- Tải mẫu đơn xin xác nhận tạm trú tạm vắng.
Câu hỏi thường gặp khi thực hiện đăng ký tạm trú online
1. Khi nào cần đăng ký tạm trú?
- Chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác ngoài nơi thường trú trên 30 ngày;
- Chuyển nơi ở khác với địa chỉ tạm trú đã đăng ký, cần đăng ký tạm trú mới.
>> Xem chi tiết: Khi nào cần đăng ký tạm trú?
2. Hướng dẫn các cách đăng ký tạm trú online?
Hiện bạn có 2 cách đăng ký tạm trú online là:
- Đăng ký tạm trú online qua Cổng dịch vụ công;
- Khai báo tạm trú online trên ứng dụng VNeID.
>> Xem chi tiết: Thủ tục đăng ký tạm trú online.
3. Đăng ký tạm trú online bao lâu sẽ có kết quả?
Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký tạm trú online thường không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ. Kết quả sẽ được thông báo qua tài khoản đăng ký của người khai báo.
Việc thực hiện cách đăng ký tạm trú online không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo bạn tuân thủ đúng quy định pháp luật. Dù chọn cách nào, hãy chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng và điền thông tin chính xác nhé!
Nếu bạn đang tìm mẫu giấy tạm trú cho người thuê nhà hay cần tải mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú CT01 đừng quên tham khảo ngay trên website Maudon.net để tải miễn phí và được hỗ trợ tận tình!