Vấn đề vi phạm giao thông ở Việt Nam không hiếm gặp, vẫn là vấn đề thuộc về ý thức của người dân trong việc tuân thủ an toàn giao thông, tuân thủ luật pháp.
Nếu có hành vi vi phạm giao thông xảy ra, người dân có thể sẽ được yêu cầu viết bản tường trình vi phạm giao thông để cơ quan chức năng nắm bắt được thông tin và xử lý.
Bản tường trình vi phạm luật giao thông là loại văn bản gì?
Bản tường trình vi phạm luật giao thông là văn bản mà người vi phạm cần phải viết để mô tả chi tiết về hành vi vi phạm, hoàn cảnh và nguyên nhân, cũng như hậu quả của vi phạm, nhằm mục đích giải trình và thừa nhận trách nhiệm về việc vi phạm của mình trước cơ quan chức năng.
Nếu như người tham gia giao thông vì không tuân thủ luật giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thì bản tường trình sẽ là bước đầu tiên để đưa ra các xử lý phức tạp hơn, phải chịu trách nhiệm cho hành vi gây ra.
>> Xem thêm: Biên bản vi phạm giao thông – Mới nhất.
Tải mẫu bản tường trình vi phạm giao thông chuẩn xác nhất
Tải mẫu bản tường trình vi phạm giao thông miễn phí tại Maudon.net.
>> Tham khảo ngay: Đơn xin giảm nhẹ hình phạt giao thông.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________
BẢN TƯỜNG TRÌNH VI PHẠM GIAO THÔNG
Hôm nay, vào hồi………..giờ…… ngày……….tháng……. năm………..
Tại:……………………………………………………………
Chúng tôi gồm có:
1……………………………………Chức vụ: ………………………………….
2…………………………………….Chức vụ: …………………………………
3…………………………………….Chức vụ: …………………………………
Cùng lập biên bản về việc vi phạm luật giao thông:
Ngày, giờ xảy ra vi phạm:…………………………………………………………
Nơi xảy vi phạm:………………………………………………………………..
Diễn biến (nêu chi tiết): ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hậu quả: ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Cam đoan: Tôi/chúng tôi cam đoan những thông tin kê khai trên là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin này.
Biên bản/Bản tường trình được lập xong vào hồi:.…giờ…, ngày ….. tháng …. Năm …. tại ………………………………………………………
XÁC NHẬN |
NGƯỜI LẬP |
(Chữ ký và dấu của đơn vị tham gia bảo hiểm/cơ quan chủ quản hoặc chính quyền, công an nơi xảy ra vi phạm/người làm chứng) |
(Ký, ghi rõ họ, tên) |
Lưu ý các lỗi vi phạm và mức xử phạt theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP (áp dụng từ 01/01/2025)
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh, hãy tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định giao thông. Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, nhiều hành vi vi phạm đã bị xử phạt nặng hơn.
1. Đối với xe mô tô, xe gắn máy
Lỗi vi phạm | Nghị định 168/2024/NĐ-CP |
Nghị định 100/2019/NĐ-CP & Nghị định 123/2021/NĐ-CP |
Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông | 4 – 6 triệu đồng | 800.000 – 1 triệu đồng |
Điều khiển xe vượt quá tốc độ trên 20 km/h | 6 – 8 triệu đồng | 4 – 5 triệu đồng |
Điều khiển xe mô tô vào đường cao tốc | 4 – 6 triệu đồng | 2 – 3 triệu đồng |
Đi ngược chiều trên đường một chiều, lên vỉa hè | 4 – 6 triệu đồng | 2 – 3 triệu đồng |
Lạng lách, đánh võng | 8 – 10 triệu đồng | 6 – 8 triệu đồng |
Điều khiển xe có nồng độ cồn vượt quá 50-80 mg/100 ml máu hoặc 0,25-0,4 mg/l khí thở | 6 – 8 triệu đồng | 4 – 5 triệu đồng |
Điều khiển xe có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/l khí thở | 8 – 10 triệu đồng | 6 – 8 triệu đồng |
Gây tai nạn giao thông mà không dừng phương tiện, không giữ hiện trường, không trợ giúp nạn nhân | 8 – 10 triệu đồng | 6 – 8 triệu đồng |
2. Đối với ô tô
Lỗi vi phạm | Nghị định 168/2024/NĐ-CP |
Nghị định 100/2019/NĐ-CP & Nghị định 123/2021/NĐ-CP |
Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông | 18 – 20 triệu đồng | 4 – 6 triệu đồng |
Đi ngược chiều đường một chiều, có biển “Cấm đi ngược chiều” | 18 – 20 triệu đồng | 4 – 6 triệu đồng |
Không giảm tốc độ/nhường đường khi ra đường chính hoặc đường ưu tiên | 4 – 6 triệu đồng | 800.000 – 1 triệu đồng |
Chuyển hướng không nhường quyền cho người đi bộ, xe lăn | 4 – 6 triệu đồng | 300.000 – 400.000 đồng |
Mở cửa xe gây tai nạn giao thông | 20 – 22 triệu đồng | 400.000 – 600.000 đồng |
Vận chuyển hàng không chằng buộc an toàn | 18 – 22 triệu đồng | 600.000 – 800.000 đồng |
Không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của người điều khiển giao thông | 18 – 20 triệu đồng | 4 – 6 triệu đồng |
Cản trở, không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ | 35 – 37 triệu đồng | 4 – 6 triệu đồng |
Lạng lách, đánh võng, vượt tốc độ đuổi nhau trên đường | 40 – 50 triệu đồng | 10 – 12 triệu đồng |
Vi phạm nồng độ cồn 50-80 mg/100 ml máu hoặc 0,25-0,4 mg/l khí thở | 18 – 20 triệu đồng | 16 – 18 triệu đồng |
Chạy quá tốc độ trên 35 km/h | 12 – 14 triệu đồng | 10 – 12 triệu đồng |
Biển số xe không rõ chữ, số hoặc không đúng quy định | 22 – 26 triệu đồng | 4 – 6 triệu đồng |
Sử dụng điện thoại khi lái xe | 4 – 6 triệu đồng | 2 – 3 triệu đồng |
Điều khiển xe có gắn động cơ vào đường cao tốc | 12 – 14 triệu đồng | – |
Dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định trên đường cao tốc | 10 – 12 triệu đồng | 10 – 12 triệu đồng |
Đi ngược chiều trên đường cao tốc | 30 – 40 triệu đồng | 16 – 18 triệu đồng |
Lùi xe trên đường cao tốc | 30 – 40 triệu đồng | 16 – 18 triệu đồng |
Quay đầu xe trên đường cao tốc | 30 – 40 triệu đồng | 10 – 12 triệu đồng |
Nội dung có trong bản tường trình vi phạm luật giao thông
Một bản tường trình vi phạm luật giao thông đầy đủ và chính xác sẽ giúp cơ quan chức năng xác minh vụ việc và đưa ra quyết định xử lý đúng đắn.
Dưới đây là những nội dung cơ bản mà bạn cần ghi rõ trong bản tường trình:
Thông tin chung:
- Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại: Của người lập bản tường trình (có thể là người chứng kiến, người bị hại hoặc người gây ra vi phạm);
- Thời gian, địa điểm: Xác định rõ thời gian và địa điểm xảy ra vụ việc;
- Đối tượng liên quan: Ghi rõ họ tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của các bên liên quan (người điều khiển phương tiện, người đi bộ, người bị hại…);
- Phương tiện: Ghi rõ loại phương tiện, biển số xe, đặc điểm nhận dạng của các phương tiện liên quan.
Diễn biến sự việc:
- Trình tự sự việc: Mô tả chi tiết các hành động, sự kiện xảy ra từ đầu đến cuối;
- Nguyên nhân vụ việc: Phân tích các yếu tố dẫn đến việc vi phạm luật giao thông;
- Hậu quả: Ghi rõ những thiệt hại về người và tài sản (nếu có), mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Kết thúc: Cam kết những lời khai ở trên hoàn toàn chính xác, không có hành vi gian dối và chấp nhận mọi hình phạt thích hợp cho hành vi của bản thân. Ký tên người viết, đồng chi, cơ quan chức năng tiếp nhận biên bản,,,,
Cách viết bản tường trình vi phạm luật giao thông chi tiết
Một bản tường trình tiêu chuẩn thường bao gồm các phần sau:
Phần đầu:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ: Viết in hoa, chính giữa trang;
- Địa điểm, thời gian lập bản tường trình: Ghi rõ nơi và thời điểm bạn viết bản tường trình;
- Tên văn bản: “BẢN TƯỜNG TRÌNH VỀ VIỆC…” (ví dụ: “BẢN TƯỜNG TRÌNH VỀ VIỆC VI PHẠM LUẬT GIAO THÔNG”).
Phần nội dung:
- Họ tên, địa chỉ, số điện thoại của người lập bản tường trình;
- Họ tên, địa chỉ, số điện thoại của các bên liên quan (nếu có);
- Thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc;
- Các phương tiện tham gia (biển số, loại xe).
Diễn biến sự việc:
- Mô tả chi tiết quá trình xảy ra vụ việc, từ đầu đến cuối;
- Nêu rõ hành vi vi phạm cụ thể của từng bên;
- Nếu có nhân chứng, ghi rõ họ tên và lời khai của nhân chứng;
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm (ví dụ: chạy quá tốc độ, không tuân thủ tín hiệu giao thông…).
Hậu quả:
- Mô tả các thiệt hại về người và tài sản (nếu có);
- Ảnh hưởng của vụ việc đến giao thông và cộng đồng;
- Đính kèm các bằng chứng như hình ảnh, video, biên bản… (nếu có).
Phần kết:
- Trách nhiệm: Nhận biết và thừa nhận trách nhiệm của bản thân (nếu có);
- Đề xuất: Đề xuất các biện pháp khắc phục hậu quả và phòng tránh vi phạm trong tương lai;
- Lời cam kết: Cam kết không tái phạm và chấp hành các quyết định của cơ quan chức năng.
Phần cuối:
- Ký và ghi rõ họ tên: Người lập bản tường trình ký tên và ghi rõ họ tên;
- Ngày tháng: Ghi rõ ngày tháng lập bản tường trình.
Câu hỏi liên quan đến bản tường trình vi phạm giao thông
1. Vi phạm giao thông là những hành vi như thế nào?
Vi phạm giao thông được hiểu là các hành vi không tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, từ đó gây nguy hiểm cho an toàn công cộng.
Các hành vi vi phạm giao thông phổ biến bao gồm việc không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, lưu thông ngược chiều, chạy quá tốc độ quy định, không đội mũ bảo hiểm, và vi phạm nồng độ cồn.
Các hành vi đó điều có khả năng gây ra nguy hiểm về tính mạng và tài sản, nên việc xử lý nghiêm, thường xuyên rà soát, kiểm tra bằng lái, giấy phép được tiến hành thường xuyên.
>> Xem thêm: Lỗi vi phạm giap thông bị tăng mức phạt (từ 01/01/2025).
2. Tại sao cần phải viết tường trình vi phạm giao thông?
Bản tường trình vi phạm luật giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc:
- Xác định rõ trách nhiệm: Ai là người gây ra vi phạm, mức độ vi phạm như thế nào;
- Làm cơ sở xử lý: Cơ quan chức năng sẽ dựa vào bản tường trình để đưa ra quyết định xử phạt phù hợp;
- Rút kinh nghiệm: Cả người vi phạm và các bên liên quan có thể rút ra bài học để tránh lặp lại sai lầm.
3. Cần lưu ý gì khi viết bản tường trình vi phạm giao thông?
Vì là một văn bản pháp lý nên cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Trung thực: Tất cả thông tin trong bản tường trình phải đúng sự thật;
- Khách quan: Trình bày sự việc một cách khách quan, tránh thiên lệch;
- Rõ ràng, mạch lạc: Các ý được trình bày theo một trình tự hợp lý, dễ hiểu;
- Đầy đủ thông tin: Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để làm rõ vụ việc;
- Sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác: Tránh sử dụng ngôn ngữ tục tĩu, thiếu văn hóa.
Ở bài viết trên, Maudon.net đã cùng các bạn tìm hiểu về bản tường trình vi phạm giao thông và kèm theo những quy định, thông tin liên quan để bạn có cái nhìn đa chiều hơn. Nếu bạn đang cần hoặc có nhu cầu mong muốn được tư vấn, tham khảo các loại mẫu đơn thì hãy liên lạc ngay với Maudon.net qua thông tin số điện thoại, email để được tư vấn tận tình nhất nhé!