spot_img
HomeGiao thông vận tảiTải đơn xin giảm nhẹ hình phạt giao thông - mẫu chuẩn...

Tải đơn xin giảm nhẹ hình phạt giao thông – mẫu chuẩn nhất!

Bạn có biết là mình có thể làm đơn để xin giảm án phạt vi phạm giao thông khi nộp đơn xin giảm tiền phạt giao thông không? Cùng Maudon.net tìm hiểu rõ hơn về về nó nhé!

Đơn xin giảm tiền phạt giao thông là gì?

Đơn xin giảm tiền phạt trong lĩnh vực giao thông là một loại đơn từ hành chính do cá nhân vi phạm giao thông gửi đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét và xử lý.

Hành vi vi phạm giao thông là những hành động trái với quy định pháp luật, do các cá nhân có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, gây ảnh hưởng đến trật tự và an toàn giao thông cùng các nội dung khác do pháp luật giao thông điều chỉnh.

Hiện nay, các quy định về giao thông chủ yếu được nêu trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 và các văn bản pháp luật chi tiết hướng dẫn. Do đó, những hành vi vi phạm các quy định trong các văn bản pháp luật này đều bị xem là vi phạm giao thông.

>> Xem thêm: Mẫu đơn bãi nại tai nạn giao thông.

Đơn xin giảm tiền phạt giao thông

Tải mẫu đơn xin giảm giảm nhẹ hình phạt giao thông mới nhất

Tải mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt giao thông tại Maudon.net.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…, ngày… tháng… năm…

ĐƠN XIN GIẢM TIỀN PHẠT GIAO THÔNG

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008,

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012,

Căn cứ Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;

Căn cứ Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.

Kính gửi: Công an xã/huyện/tỉnh …..

Họ và tên: ……………………………… Sinh ngày: …………………..…………

Chứng minh nhân dân số: ……… Ngày cấp: ………. Nơi cấp: ………………….

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………….…….

Chỗ ở hiện tại: .…………………………………………………………….………

Tôi xin được tường trình sự việc như sau: ………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Do đó, tôi nhận thấy hành vi ………………….. của mình có đủ điều kiện để được giảm nhẹ mức phạt tiền theo quy định của pháp luật. Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị Quý cơ quan xe xét giảm mức phạt xuống …………………………………

Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Tôi xin chân thành cảm ơn!

                                                                                             Người làm đơn

                                                                                         (Ký và ghi rõ họ tên)

Tình tiết nào thì có thể nộp đơn xin giảm tiền phạt giao thông

Trường hợp 1: Đối với những trường hợp có tình tiết giảm nhẹ

Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 9 Nghị định 118/2021, mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm cụ thể là mức trung bình của khung phạt tiền. Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, người vi phạm sẽ được áp dụng mức phạt tiền tối thiểu của khung quy định.

Các tình tiết giảm nhẹ được quy định rõ tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính, bao gồm: Người vi phạm đã có hành động ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả hoặc tự nguyện khắc phục, bồi thường thiệt hại; người vi phạm tự nguyện khai báo, thành thật ăn năn; tích cực hỗ trợ cơ quan chức năng phát hiện, xử lý vi phạm;…

Trường hợp 2: Gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế

Luật xử lý vi phạm hành chính có ban hành khoản 1 điều điều 77 chỉnh sửa năm 2020 quy định cá nhân hoặc tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền sẽ được giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Đối với cá nhân: Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền khi bị phạt từ 2 triệu đồng trở lên mà đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo hoặc tai nạn. Tình trạng khó khăn về kinh tế do các nguyên nhân trên kéo dài có sự xác nhận của cơ quan tỉnh uỷ tại địa phương;
  • Đối với tổ chức: Khi bị phạt từ 100 triệu đồng trở lên mà gặp phải những khó khăn kinh tế đặc biệt hoặc bất ngờ do các nguyên nhân như thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, tổ chức có thể được hoãn thi hành quyết định phạt tiền.

Nếu tình trạng khó khăn kinh tế đặc biệt hoặc bất ngờ này tiếp diễn và có sự xác nhận từ Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp… hoặc cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cấp trên, tổ chức sẽ được xem xét giảm một phần tiền phạt.

>> Tham khảo: Biên bản phạt nguội giao thông.

Các quy định về tiền phạt giao thông

Theo quy định, nếu cá nhân bị phạt tiền từ 3 triệu đồng trở lên và đang trong hoàn cảnh khó khăn như dịch bệnh, kiệt quệ kinh tế, hoả hoạn, tai nạn… và có sự chứng minh, xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi học tập, làm việc, thì có thể được xem xét miễn, giảm tiền phạt nếu không có khả năng thi hành quyết định xử phạt vi phạm giao thông.

Trong trường hợp này, người vi phạm phải viết đơn đề nghị miễn, giảm toàn bộ hoặc một phần tiền phạt gửi đến người đã ra quyết định xử phạt. Người ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm theo hồ sơ vụ việc lên cấp trên trực tiếp trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn.

Cấp trên trực tiếp phải xem xét và đưa ra quyết định trong vòng năm ngày kể từ khi nhận được đơn. Sau khi có quyết định, cấp trên phải thông báo cho người ra quyết định xử phạt và người làm đơn biết kết quả; nếu không đồng ý miễn, giảm thì phải nêu rõ lý do.

Nếu Chủ tịch UBND cấp tỉnh là người ra quyết định xử phạt, thì UBND cấp tỉnh sẽ xem xét và quyết định việc miễn, giảm tiền phạt. Cá nhân được miễn, giảm tiền phạt sẽ được nhận lại giấy tờ, tang vật, và phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định.

Như vậy, việc có được miễn, giảm tiền phạt vi phạm giao thông hay không phụ thuộc vào sự xem xét và quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong từng trường hợp cụ thể.

Các quy định về tiền phạt giao thông

Mức phạt hành vi vi phạm giao thông đường bộ

Mức phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng sẽ được áp dụng cho những người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:

  • Không chấp hành tín hiệu, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường;
  • Trường hợp không nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật khi chuyển hướng tại các khu vực có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ trên làn đường dành cho xe thô sơ;
  • Khi chuyển hướng không nhường đường cho các xe đang đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
  • Khi dừng hoặc đỗ xe mà không có tín hiệu báo trước cho các phương tiện khác biết;
  • Đỗ xe chiếm dụng một phần làn đường xe chạy mà không đặt biển báo hiệu nguy hiểm theo quy định, ngoại trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 6 Điều này và các vị trí được phép đỗ xe;
  • Không gắn biển bảo hiệu trước và sau đối với trường hợp kéo xe; hoặc điều khiển xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định;
  • Bấm còi trong khu vực đô thị và khu dân cư từ 22 giờ đêm đến 5 giờ sáng, trừ các xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ theo quy định.

Các hành vi vi phạm dưới đây sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng:

  • Thực hiện việc chuyển làn đường không đúng nơi quy định hoặc không có tín hiệu báo trước;
  • Điều khiển xe chạy với tốc độ thấp hơn các phương tiện khác trên làn đường cùng chiều mà không di chuyển về bên phải của phần đường xe chạy, trừ khi các phương tiện khác đi cùng chiều chạy vượt quá tốc độ quy định;
  • Vận chuyển người trên buồng lái vượt quá số lượng quy định;
  • Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại các nơi giao nhau trên đường bộ;
  • Tình huống có liên quan đến va chạm giao thông, tai nạn giao thông mà không dừng xe, không tham gia cứu người… thì bị phạt hành vi vi phạm;
  • Sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định trên xe được ưu tiên, hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc có giấy phép nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;
  • Dừng hoặc đỗ xe trên đường không đúng quy định, đỗ xe không sát mép đường;
  • Quay đầu xe trong khu dân cư không tuân theo quy định;
  • Quay đầu xe trên đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, hầm, gầm cầu vượt, trừ khi có tổ chức giao thông tại những khu vực này có nơi được phép quay đầu xe…

Trên đây là một số lỗi vi phạm phổ biến, còn rất nhiều hành vi phạm luật khác với các mức xử phạt khác nhau được quy định chi tiết trong bộ luật giao thông mà các bạn có thể tìm hiểu thêm.

Các câu hỏi liên quan đến đơn xin giảm tiền phạt giao thông

1. Đơn xin giảm tiền phạt giao thông là gì?

Đơn xin giảm tiền phạt trong lĩnh vực giao thông là một loại đơn từ hành chính do cá nhân vi phạm giao thông gửi đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét và xử lý.

2. Các hành vi vi phạm được ban hành trong luật nào?

Các hành vi bị xử phạt trong giao thông được ban hành chi tiết trong bộ luật vi phạm hành chính, luật giao thông đường bộ. Các bạn có thể tìm hiểu thêm để nắm rõ luật hơn.

3. Đỗ xe không đúng quy định thì bị phạt bao nhiêu?

Mức phạt cho hành vi trên là từ 200.000VND đến 600.000 tùy tình huống.

Bài viết trên là phần thông tin hỗ trợ của Maudon.net về mẫu đơn xin giảm tiền phạt giao thông và các vấn đề liên quan để giúp các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về loại văn bản này.Nếu có câu hỏi nào thắc mắc về bài viết ở trên hoặc muốn được tư vấn, tham khảo các loại mẫu đơn thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Maudon.net để được tư vấn nhanh chóng, tận tình nhất nhé!

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?