Bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải làm sao? Cách xin cấp lại thẻ y tế online, trực tiếp. Tải mẫu tờ khai cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, giấy tiếp nhận hồ sơ cấp lại/đổi BHYT.
Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do bị mất
Khi bị mất thẻ bảo hiểm y tế hoặc cần đổi lại thẻ BHYT do bị rách hỏng, bạn có thể làm thủ tục trực tiếp tại tổ chức Bảo hiểm xã hội (BHXH) hoặc điểm thu BHYT.
Thủ tục xin cấp lại thẻ BHYT trực tiếp gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người bị mất thẻ BHYT cần chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT theo quy định. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin cấp lại thẻ BHYT;
- Tờ khai về điều chỉnh thông tin BHYT, BHXH (mẫu TK1-TS);
- Bảng kê khai thông tin lao động do người đứng đầu, người sử dụng lao động chuẩn bị.
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ đã chuẩn bị xin để xin cấp lại thẻ BHYT sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người xin cấp thẻ BHYT nộp hồ sơ tại một trong các địa điểm sau:
- Cơ quan, tổ chức BHXH cấp huyện nếu người tham gia thuộc đối tượng do BHXH cấp huyện quản lý;
- Cơ quan, tổ chức BHXH cấp tỉnh nếu người tham gia thuộc đối tượng do BHXH cấp tỉnh quản lý.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Nếu qua quá trình xem xét hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện thì tổ chức BHXH sẽ tiến hành các bước cấp lại thẻ BHYT.
Thời gian giải quyết hồ sơ là trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị. Trong thời gian chờ thẻ mới, người mất thẻ BHYT vẫn được hưởng các quyền lợi BHYT như bình thường.
Bước 4: Nhận thẻ BHYT mới
Người mất thẻ BHYT có thể chọn một trong 3 phương thức sau để nhận lại thẻ BHYT mới:
- Nhận qua đường bưu điện;
- Nhận trực tiếp tại đơn vị hoặc doanh nghiệp làm việc;
- Nhận trực tiếp tại nơi nộp hồ sơ theo lịch hẹn.
Như vậy, quá trình xin cấp lại thẻ BHYT mới thông qua nộp hồ sơ trực tiếp tại tổ chức BHXH sẽ được hoàn tất trong thời gian không quá 7 ngày làm việc.
>> Xem thêm: Cách điền tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT.
Tải hồ sơ xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế mới nhất
1. Tải tờ khai cấp lại thẻ bảo hiểm y tế (mẫu số 2)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
................, ngày .... tháng .... năm 20......
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố .............................
Tên tôi là:............................................................... Nam/nữ:................. Năm sinh:.......................
Địa chỉ: .........................................................................................................................................
Thẻ BHYT số:...............................................................................................................................
Thời hạn sử dụng từ ngày ..../..../......... đến ngày ..../..../............
Lý do cấp lại thẻ BHYT: ..............................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp lại thẻ BHYT để thuận tiện khi đi khám chữa bệnh theo chế độ BHYT.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ (HOẶC UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN) |
..............., ngày .... tháng .... năm ........... NGƯỜI ĐỀ NGHỊ (Ký, ghi rõ họ tên) |
2. Mẫu giấy tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ BHYT
Mẫu số 4
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ..../TNHS |
…., ngày... tháng... năm .... |
GIẤY TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ HẸN TRẢ KẾT QUẢ CẤP, CẤP LẠI VÀ ĐỔI THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
Người nộp hồ sơ: …………………………………………………………………………………
Tên đơn vị (nếu là đại diện cho đơn vị nộp hồ sơ): ……………………. Mã đơn vị: ………
Họ và tên người tham gia bảo hiểm y tế: ………………………………………………………
Mã thẻ bảo hiểm y tế: …………………………………………………………………………….
Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu: ……………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………….………………………………………
Số điện thoại liên hệ: ………………………………………..……………………………………
Email (nếu có) …………………………………………………………………………………….
Nội dung yêu cầu giải quyết: ……………………………………………………………………
- Thành phần hồ sơ nộp gồm:
TT |
Tên giấy tờ |
Số lượng |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định: …………… ngày
- Thời gian nhận hồ sơ: ngày ... tháng .... năm ....
- Thời gian trả kết quả giải quyết hồ sơ: ngày .... tháng .... năm ....
- Đăng ký nhận kết quả tại:
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả |
□ |
- Qua dịch vụ bưu chính |
□ |
Địa chỉ nhận kết quả: ………………………………………………………………………………
- Đối với kết quả là tiền giải quyết chế độ, đề nghị nhận tại:
- Cơ quan BHXH |
□ |
- Nhận qua tài khoản |
□ |
Số tài khoản: ……………………………………… Ngân hàng …………………………………
Tên chủ tài khoản: …………………………………………………………………………………
NGƯỜI NỘP HỒ SƠ |
NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ |
Đã nhận kết quả giải quyết vào ngày ... tháng... năm ...
NGƯỜI NHẬN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế online, trực tuyến
Có 2 cách xin cấp lại thẻ BHYT online:
- Xin cấp lại thẻ BHYT online qua Cổng dịch vụ công quốc gia;
- Xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế online qua VssID.
1. Cách làm lại thẻ bảo hiểm y tế qua Cổng dịch vụ công quốc gia
Sau khi Cổng Dịch vụ công Quốc gia chính thức hoạt động, BHXH Việt Nam đã thông báo triển khai các thủ tục liên quan đến Bảo hiểm xã hội trên nền tảng này, bao gồm thủ tục cấp lại thẻ BHYT do hỏng hoặc mất.
Hiện nay, người tham gia BHYT có thể làm thủ tục cấp lại thẻ BHYT trực tuyến theo các bước sau:
Bước 1: Tiến hành truy cập vào website Cổng dịch vụ công quốc gia.
Bước 2: Đăng ký tài khoản cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia (nếu đã có tài khoản, chuyển sang Bước 3).
Bước 3: Tiến hành đăng nhập vào cổng Dịch vụ công Quốc gia bằng tài khoản cá nhân của bạn.
Bước 4: Đăng ký cấp lại thẻ BHYT do hỏng hoặc mất bằng cách nhập từ khóa “Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế” vào ô tìm kiếm.
Khi đó, màn hình sẽ chuyển sang giao diện Cổng dịch vụ công trực tuyến của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH). Người dùng tiếp tục nhập “Mã số Bảo hiểm xã hội” và “Mã kiểm tra”, sau đó chọn “Tra cứu” và nhập các thông tin còn thiếu để hoàn tất.
Trong phần lựa chọn địa chỉ nhận hồ sơ, người lao động có thể chọn nhận tại “Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả” hoặc nhận “Qua dịch vụ bưu chính”.
Lưu ý: Nếu chọn nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính, thẻ BHYT sẽ được gửi về tận nhà theo địa chỉ đã đăng ký. Trường hợp chọn nhận tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, người lao động sẽ phải đến trực tiếp cơ quan BHXH để nhận thẻ BHYT.
Bước 5: Kiểm tra lại thông tin, xác nhận để kết thúc
Người dùng nhập “Mã kiểm tra” và chọn “Xác nhận”. Cơ quan BHXH sẽ gửi thông báo xác nhận và hẹn ngày trả kết quả tới số điện thoại đã đăng ký.
Vậy là bạn đã hoàn thành việc xin cấp lại thẻ BHYT trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Cách này giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí đi lại, đồng thời các thủ tục cũng được xử lý và giải quyết nhanh chóng, thuận tiện hơn.
2. Cách xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế qua ứng dụng VssID
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID bằng mã số BHXH và mật khẩu đã tạo
Bước 2: Chọn mục “Dịch vụ công”
Bước 3: Chọn “Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất”
Bước 4: Chọn nơi nhận thẻ BHYT mới:
- Người thực hiện thủ tục cần đến cơ quan BHXH đăng ký để nhận kết quá nếu chọn “BP tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả”;
- Người thực hiện muốn nhận kết quả tại nhà nếu chọn “Qua dịch vụ bưu chính”.
Lưu ý: Điền đầy đủ thông tin địa chỉ nhận kết quả theo yêu cầu từ hệ thống.
Bước 5: Bấm “Gửi”
Bước 6: Xác nhận mã OTP qua email cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH. Nhập mã OTP vào hệ thống và chọn “Xác nhận”
Về giấy tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả cấp, cấp lại và đổi thẻ BHYT
Theo Quyết định số 62/QĐ-BYT năm 2023 của Bộ Y tế, việc công bố các thủ tục hành chính sửa đổi và bổ sung trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, được quy định tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ.
Nghị định này sửa đổi và bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp và xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện các thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công.
Mẫu giấy mới nhất được cập nhật là mẫu số 4, thuộc Phụ lục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-BYT năm 2023.
Cụ thể như sau:
- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả được lập thành hai liên. Một liên được giao cho cá nhân hoặc tổ chức nộp hồ sơ, liên còn lại được chuyển cùng hồ sơ cho Bộ phận nghiệp vụ, sau đó lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả được lập riêng cho từng loại hồ sơ theo từng thủ tục hành chính.
Câu hỏi liên quan đến thủ tục xin cấp lại thẻ BHYT do bị mất, hỏng
1. Trong thời gian chờ cấp thẻ BHYT thì nếu cần khám chữa bệnh thì sao?
Nếu trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT và cần phải đi khám, thì người đăng ký BHYT cần mang theo giấy hẹn xác nhận cấp lại thẻ BHYT và các giấy tờ tùy thân như CCCD, hộ chiếu.
>> Xem thêm: Mẫu giấy hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT.
2. Chờ bao lâu thì mới được cấp lại thẻ BHYT?
Theo quy định thì trong thời gian 7 ngày làm việc tính từ lúc tiếp nhận đầy đủ hồ sơ xin cấp lai BHYT thì tổ chức BHXH phải tiến hành cấp lại thẻ BHYT cho người dân.
3. Xin cấp lại thẻ BHYT có tốn tiền không?
Theo quy định mới nhất thì người bị hỏng, mất, có thể nộp hồ sơ xin cấp lại BHYT mà không phải tốn bất kỳ chi phí nào.
Nội dung bài viết của Maudon.net về thủ tục cấp lại thẻ BHYT mẫu giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại và đổi thẻ BHYT và các vấn đề liên quan phía trên nhằm giúp các bạn có thể hiểu hơn về loại văn bản này.
Nếu có câu hỏi nào thắc mắc về bài viết ở trên hoặc muốn được tư vấn, tham khảo các loại mẫu đơn thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Maudon.net để được tư vấn nhanh chóng, tận tình nhất nhé!