spot_img
HomeBảo hiểm y tếMẫu giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế từ bệnh viện tuyến...

Mẫu giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế từ bệnh viện tuyến dưới

Việc chuyển bệnh nhân đến các cơ sở điều trị khác là một thực tế không hiếm tại các bệnh viện cấp dưới và bệnh viện địa phương, đặc biệt khi cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu điều trị. Trong trường hợp này, việc lập giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới là điều quan trọng để đảm bảo quá trình chuyển viện diễn ra một cách thuận lợi nhất cho bệnh nhân. 

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về giấy xin chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới, bao gồm các yếu tố cần thiết và thông tin quan trọng mà bạn cần biết trong bài viết dưới đây của Maudon.net nhé!

Giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới là gì?

Trong hệ thống y tế, việc chuyển tuyến từ cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới lên tuyến trên là một quy trình quan trọng. Thủ tục này cho phép bệnh nhân được chuyển từ cơ sở tuyến dưới lên cơ sở tuyến trên để nhận được chăm sóc và điều trị tốt hơn. Giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới được thực hiện khi cơ sở tuyến dưới không đủ khả năng để đặt ra chẩn đoán và điều trị hiệu quả, hoặc khi cơ sở tuyến trên có các dịch vụ kỹ thuật phù hợp hơn.

GIấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới

Quy trình chuyển tuyến thường bao gồm ba hình thức chính:

  1. Chuyển bệnh nhân từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo thứ tự quy định;
  2. Chuyển bệnh nhân từ tuyến trên về tuyến dưới;
  3. Chuyển bệnh nhân giữa các cơ sở khám chữa bệnh trong cùng một tuyến;

Để xin giấy chuyển viện hoặc giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới, bệnh nhân cần tuân thủ các thủ tục theo quy định của hệ thống y tế.

>> Xem thêm: Nội dung giấy chuyển tuyến bệnh viện.

Vì sao lập giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế từ bệnh viện tuyến dưới?

Giấy xin chuyển tuyến đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh nhân giữa các cơ sở y tế. Được soạn thảo và ký bởi đội ngũ y tế hoặc bác sĩ, giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới quyết định chuyển viện và chứng nhận các thông tin quan trọng về bệnh nhân.

Văn bản này bao gồm chi tiết như tên, ngày sinh và lịch sử bệnh lý của bệnh nhân. Lý do chuyển viện được miêu tả cụ thể, giúp bác sĩ tại cơ sở y tế mới hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Tại sao cần làm giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới?

Ngoài ra, giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới cung cấp thông tin về các liệu pháp chăm sóc và điều trị đã được thực hiện tại cơ sở y tế trước đó. Điều này giúp bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân nắm bắt được các phương pháp điều trị đã áp dụng và tránh việc lặp lại chúng.

Không chỉ là một tài liệu thông tin, giấy chuyển viện còn là một thủ tục quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo rằng bệnh nhân sẽ nhận được chăm sóc hiệu quả hơn với các điều kiện về người và trang thiết bị tốt nhất.

Tải mẫu giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới 

Tải mẫu giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới miễn phí tại Maudon.net.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

(BYT/SYT/....)

TÊN CƠ SỞ KHÁM

BỆNH CHỮA BỆNH

_______

Số:…..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

Số hồ sơ: ….

Vào sổ chuyển tuyến số:……

GIẤY CHUYỂN TUYẾN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ

Kính gửi:……..

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:………. Trân trọng giới thiệu:

- Họ và tên người bệnh: ……..Nam/Nữ:…. Năm sinh:…

- Địa chỉ:        

- Dân tộc:......................................... Quốc tịch:        

- Nghề nghiệp:............................ Nơi làm việc        

- Số thẻ bảo hiểm y tế:        

- Thời hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế đến ngày .... tháng .... năm ....        

Hết thời hạn: □          Không xác định được thời hạn: □

- Đã được khám bệnh, điều trị:

+ Tại:…… (Tuyến..................... ) từ ngày............... tháng.............. năm 202…. đến ngày…..tháng……năm 202....

+ Tại:……(Tuyến.......................) từ ngày….. tháng….năm 202…...đến ngày….. tháng…..năm 202...

TÓM TẮT BỆNH ÁN

- Dấu hiệu lâm sàng:        

………………………………….……………………………

………………………………….……………………………

 - Kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng:.............................

………………………………….……………………….

- Chẩn đoán:......................................................

………………………………….………………………………

………………………………….…………………………………

- Phương pháp, thủ thuật, kỹ thuật, thuốc đã sử dụng trong điều trị:   

………………………………….…………………………………

………………………………….…………………………………

- Tình trạng người bệnh lúc chuyển tuyến:   

………………………………….………………………………

………………………………….…………………………………

………………………………….…….……………………………

- Lí do chuyển tuyến: Khoanh tròn vào mục 1 hoặc 2 lý do chuyển tuyến. Trường hợp chọn mục 1, đánh dấu (X) vào ô tương ứng.

(1) Đủ điều kiện chuyển tuyến:

  1. a) Phù hợp với quy định chuyển tuyến (*) 
  2. b) Không phù hợp với khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 

(2) Theo yêu cầu của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.

- Hướng điều trị:   

………………………………….……………………………………

………………………………….…….………………………………

………………………………….…….………………………………

- Chuyển tuyến hồi:.............. giờ.............. phút, ngày .... tháng    năm 202.......

- Phương tiện vận chuyển:   

- Họ tên, chức danh, trình độ chuyên môn của người hộ tống (nếu có):   

…………………………………….………………………………

BÁC SĨ, Y SỸ KHÁM, ĐIỀU TRỊ

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày.... tháng.... năm 202...

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CHUYỂN TUYẾN

(Ký tên, đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh)

 

Ai là người đứng ra ký giấy chuyển tuyến bệnh viện?

Đưa ra quyết định chuyển tuyến bệnh viện thường là người phụ trách khám chữa bệnh cho bệnh nhân nên thường là họ sẽ là người đứng ra ký kết giấy chuyển tuyến, tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì những người dưới đây đều có thẩm quyền ký:

  • Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được ủy quyền: Đây thường là người có chức vụ quản lý cao cấp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước. Nếu họ không thể ký, người được ủy quyền có thể ký thay mặt;
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được ủy quyền: Đây là người đảm nhận trách nhiệm chuyên môn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, và họ có thể ký giấy chuyển tuyến hoặc ủy quyền cho người khác ký;
  • Người trực lãnh đạo trong trường hợp cấp cứu: Trong trường hợp cấp cứu, người đang trực lãnh đạo có thể ký giấy chuyển tuyến. Điều này đảm bảo rằng quyết định chuyển tuyến có thể được thực hiện ngay lập tức mà không cần phải đợi sự xác nhận của các cấp quản lý cao cấp.

Quy định này giúp đảm bảo rằng quá trình chuyển tuyến diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt là trong những trường hợp khẩn cấp.

Thủ tục chuyển tuyến bệnh viện tuyến dưới 

Quy trình chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới cho bệnh nhân được mô tả chi tiết như sau:

Thông báo về việc chuyển tuyến

Cơ sở khám chữa bệnh cần thông báo và giải thích lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.

Ký giấy chuyển tuyến

  • Người có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến tùy thuộc vào tình huống cụ thể;
  • Người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh hoặc người được ủy quyền ký giấy chuyển tuyến nếu là cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước;
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người được ủy quyền ký giấy chuyển tuyến nếu là cơ sở khám bệnh tư nhân;
  • Trong trường hợp cấp cứu, người trực lãnh đạo trong phiên trực ký giấy chuyển tuyến;

Liên hệ và chuẩn bị cấp cứu (trong trường hợp cấp cứu)

Cơ sở khám chữa bệnh phải liên hệ với cơ sở khám chữa bệnh dự kiến chuyển đến, kiểm tra tình trạng của người bệnh trước khi chuyển và chuẩn bị phương tiện cấp cứu.

Yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật (nếu cần)

Nếu người bệnh cần hỗ trợ kỹ thuật từ cơ sở khám chữa bệnh chuyển đến, cơ sở chuyển đi cần thông báo chi tiết về tình trạng và yêu cầu hỗ trợ để chuẩn bị biện pháp phù hợp.

Giao giấy chuyển tuyến

Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống, người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp để chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh dự kiến chuyển đến.

Bàn giao người bệnh và giấy chuyển tuyến

Bàn giao người bệnh và giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám chữa bệnh nơi chuyển đến.

Xử lý giấy chuyển tuyến BHYT

Thực hiện thủ tục chuyển tuyến BHYT cho bệnh nhân theo quy định. Bệnh nhân và người đại diện cần bàn giao giấy chuyển tuyến khi đến cơ sở mới và liên hệ với cơ sở khám chữa bệnh ban đầu để hỗ trợ giải quyết vấn đề nếu giấy bệnh nhân bị mất.

Câu hỏi liên quan đến giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới

  1. Giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới là gì?

Trong trường hợp bệnh viện tuyến dưới không đáp ứng được các trang thiết bị và bác sĩ chuyên môn để điều trị bệnh nhân thì giấy chuyển tuyến được sử dụng để đưa bệnh nhân đến nơi tuyến trên có điều kiện chữa trị tốt hơn. 

2. Tại sao cần làm giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới là?

Giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới cho phép đưa bệnh nhân đến cơ sở tuyến trên có điều kiện điều trị tốt hơn, giúp ích cho sự hồi phục của bệnh nhân, tránh các diễn biến phát triển phức tạp của bệnh. Khi có giấy chuyển tuyến, bệnh nhân còn được hưởng quyền lợi rất nhiều từ BHYT, giảm chi phí điều trị.

4. Có bao nhiêu tuyến khám chữa bệnh?

Có tổng 4 tuyến khám chữa bệnh từ trung ương thuộc bộ Y Tế, tỉnh thành phố, huyện quận thị xã và cuối cùng là xã phường.

5. Ai là người đứng ra ký giấy chuyển tuyến?

Thông thường, người đứng ra ký giấy chuyển tuyến là bác sĩ phụ trách, tuy nhiên trong một số trường hợp thì người lãnh đạo cơ sở chữa bệnh hoặc người chịu trách nhiệm cấp cứu đều có thể đứng ra ký giấy chuyển chuyển tuyến nếu cảm thấy không đủ trang thiết bị, thiếu hụt về người và của hoặc tình huống diễn ra quá cấp bách.

Trên đây là phần hỗ trợ từ Maudon.net với các thông tin về giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới và các thông tin quan trọng liên quan. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ Maudon.net để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất. 

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?