Hướng dẫn đăng ký giấy phép kinh doanh online. Tìm hiểu về giấy phép kinh doanh. Đặc điểm cần biết về Giấy phép kinh doanh và Giấy đăng ký doanh nghiệp.
Tìm hiểu về giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh là một văn bản pháp lý được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cho phép cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh trong một ngành nghề cụ thể theo quy định pháp luật. Giấy phép này khẳng định rằng doanh nghiệp đã tuân thủ các yêu cầu pháp lý cần thiết và được phép tiến hành kinh doanh một cách hợp pháp.
Tuy nhiên, cụm từ “giấy phép kinh doanh” không phản ánh chính xác loại giấy tờ cụ thể. Trong quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp, có hai loại giấy tờ quan trọng mà doanh nghiệp cần đăng ký:
- Thứ nhất là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đây là bước đầu tiên cần thiết để thành lập và bắt đầu hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp;
- Thứ hai là Giấy phép kinh doanh (còn gọi là Giấy phép con), giấy này được cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có điều kiện. Thường thì giấy phép kinh doanh được cấp sau khi doanh nghiệp đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo khoản 1 Điều 8 của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng và duy trì đủ các điều kiện kinh doanh trong suốt thời gian hoạt động đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư.
Do đó, doanh nghiệp cần hiểu rằng Giấy phép kinh doanh là một loại giấy tờ pháp lý cho phép hoạt động kinh doanh hợp pháp khi doanh nghiệp đã đáp ứng đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành.
Cần phân biệt rõ ràng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh là hai loại giấy tờ khác nhau, như đã được giải thích ở trên.
Hướng dẫn đăng ký làm giấy phép kinh doanh online
1. Các thủ tục cần làm để đăng ký thành lập công ty online
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hồ sơ để thành lập công ty cần phải bao gồm các tài liệu sau:
- Đơn đề nghị thành lập công ty theo mẫu quy định tùy theo loại hình công ty;
- Bản dự thảo điều lệ của công ty, được soạn thảo một cách hợp lệ;
- Danh sách các thành viên hoặc cổ đông, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp;
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ của các cổ đông hoặc thành viên là cá nhân;
- Đối với trường hợp là tổ chức, cần nộp kèm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy ủy quyền cho cá nhân đại diện tổ chức và bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện tổ chức;
- Văn bản có thể hiện quyết định tham gia góp vốn của tổ chức.
>> Tải miễn phí: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ để đăng ký thành lập công ty online
- Truy cập Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và đăng nhập tài khoản đã đăng ký;
- Kê khai đầy đủ thông tin và tải văn bản điện tử;
- Ký xác thực bằng chữ ký số (token) hoặc tài khoản ĐKKD;
- Nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Bước 3: Trả kết quả
- Nhận kết quả Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, được coi là giấy phép kinh doanh cho việc thành lập công ty;
- Nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa và bổ sung các thiếu sót.
2. Thủ tục đăng ký GPKD các ngành nghề có điều kiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh cơ bản sẽ bao gồm các tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh cho ngành nghề có điều kiện;
- Bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao điều lệ công ty;
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu doanh nghiệp, cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn;
- Giấy tờ chứng minh trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của người quản lý trực tiếp trong lĩnh vực hoạt động;
- Các tài liệu, văn bản liên quan khác chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh cho từng ngành, nghề cụ thể.
Lưu ý: Tùy vào từng ngành, nghề, yêu cầu về giấy tờ và văn bản đính kèm có thể khác nhau.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký GPKD
Do mỗi ngành nghề kinh doanh có những điều kiện riêng biệt, nên cơ quan tiếp nhận, cách thức nộp, thời gian xử lý và cấp giấy phép cũng sẽ khác nhau.
Ví dụ:
➤ Đối với Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP)
- Hồ sơ có thể nộp tại một trong ba cơ quan: Bộ Công Thương, Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn cơ quan phù hợp;
- Thời gian xử lý hồ sơ: Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
➤ Đối với Giấy phép phòng cháy chữa cháy (PCCC):
- Hồ sơ có thể nộp tại Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC, tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn cơ quan phù hợp;
- Thời gian xử lý hồ sơ: Từ 5 đến 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý: Đối với giấy phép kinh doanh, cơ quan thẩm quyền sẽ kiểm tra và thẩm định trực tiếp tại cơ sở kinh doanh. Nếu cơ sở đáp ứng các quy định, giấy phép sẽ được cấp.
Bước 3: Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức làm GPKD
- Nếu hồ sơ hợp lệ và cơ sở kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép kinh doanh cho ngành nghề có điều kiện đã đăng ký;
- Đối với các doanh nghiệp không đạt yêu cầu về hồ sơ hoặc trong quá trình kiểm tra thực tế, giấy phép kinh doanh sẽ không được cấp. Khi đó, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp khắc phục thực tế và bổ sung hồ sơ để đủ điều kiện cấp giấy phép.
3. Các bước để đăng ký giấy phép kinh doanh online
Bước 1: Tạo tài khoản mới tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
Bước 2: Đăng nhập tài khoản sau khi kích hoạt thành công;
Bước 3: Yêu cầu cấp tài khoản đăng ký kinh doanh bằng cách nhập thông tin cá nhân và tải lên các giấy tờ chứng minh;
Bước 4: Chờ Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi email xác nhận việc đăng ký tài khoản kinh doanh thành công.
Phân biệt giấy phép kinh doanh và giấy đăng ký doanh nghiệp
Một vài đặc điểm của giấy phép kinh doanh:
- Giấy phép kinh doanh được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cho các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực có điều kiện;
- Giấy phép kinh doanh có vai trò như giấy thông hành, nghĩa là doanh nghiệp, tổ chức chỉ được coi là hoạt động hợp pháp trong một ngành nghề cụ thể khi đã có giấy phép này;
- Đây là một hình thức kiểm soát và giới hạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Quy định về giấy phép kinh doanh được nêu rõ trong một số văn bản chuyên ngành và các văn bản pháp luật dưới luật liên quan đến từng lĩnh vực cụ thể.
➤ Cần phân biệt giữa giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
Giấy đăng ký doanh nghiệp |
Giấy phép kinh doanh |
|
Phạm vi |
Giấy đăng ký doanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc để một doanh nghiệp có thể thành lập và hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề không có điều kiện, chỉ cần giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là có thể tiến hành kinh doanh. Do đó, mọi doanh nghiệp đều cần có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. |
Ngược lại, nếu doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có điều kiện, sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh. Chỉ khi có cả hai loại giấy tờ này, doanh nghiệp mới được phép hoạt động kinh doanh. Giấy phép kinh doanh sẽ được cấp sau khi đã có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. |
Cơ quan cấp giấy phép |
Giấy đăng ký doanh nghiệp đối với công ty được cấp bởi Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi công ty, doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Đối với hộ kinh doanh cá thể, giấy đăng ký được cấp bởi các phòng chức năng của UBND cấp quận, huyện nơi kinh doanh. |
Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh sẽ khác nhau tùy vào ngành nghề cụ thể. Ví dụ, Giấy phép ATVSTP có thể do Bộ Công Thương, Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp. Giấy phép PCCC có thể do Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC cấp. |
Điều kiện để được cấp |
Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cần đáp ứng đủ 4 điều kiện:
|
Yêu cầu về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh sẽ khác nhau tùy vào ngành nghề cụ thể. Điều kiện này có thể bao gồm: cơ sở vật chất, chứng chỉ hành nghề, bằng cấp, vốn điều lệ, vốn ký quỹ hoặc yêu cầu về người đại diện pháp luật. |
Thời hạn |
Theo luật hiện hành, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không có quy định về thời hạn sử dụng. |
Đối với giấy phép kinh doanh, hầu hết các loại giấy phép đều có thời hạn sử dụng. Thời hạn cụ thể phụ thuộc vào ngành nghề và loại giấy phép kinh doanh. Ví dụ: Giấy phép PCCC và giấy phép bán buôn rượu có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp, trong khi Giấy phép VSATTP có thời hạn 3 năm. Lưu ý: Khi giấy phép hết hạn, cá nhân hoặc tổ chức phải tiến hành thủ tục gia hạn hoặc xin cấp mới để tiếp tục hoạt động kinh doanh trong ngành nghề đó. |
Các câu hỏi thường gặp về đăng ký giấy phép kinh doanh online
1. Tôi muốn tìm hiểu về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì có thể xem ở đâu?
Bạn có thể truy cập vào trang web Maudon.net và vào phần tìm kiếm để tìm các bài viết liên quan. Để thuận tiện và nhanh chóng cho bạn đọc, Maudon đã gắn sẵn link bài viết liên quan để bạn đọc có thể truy cập một cách nhanh nhất.
>> THAM KHẢO: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Quy định về nộp thuế